Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào

SKĐS - Sốt xuất huyết gây ra các triệu chứng giống như cúm và kéo dài từ 2-7 ngày. Sốt xuất huyết thường có thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

Triệu chứng thường gặp khi bị sốt xuất huyết

Sốt cao 40°C và đi kèm với ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:

  • Nhức đầu.
  • Đau sau hốc mắt.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Nổi hạch.
  • Đau cơ hoặc xương khớp.
  • Phát ban hoặc xung huyết trên da.

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào

Sốt xuất huyết gây ra các triệu chứng giống như cúm và kéo dài từ 2-7 ngày. Sốt xuất huyết thường có thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

Một phần nhỏ người bị sốt xuất huyết sẽ bị sốt xuất huyết nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày kể từ khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên. Khi cơ thể giảm hoặc hết sốt không có nghĩa là bệnh đã nhẹ hơn, mặt khác cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo xuất huyết nặng như:

  • Đau bụng nặng.
  • Nôn liên tục.
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
  • Nôn hoặc đi ngoài ra máu.
  • Thở nhanh, da nhớp lạnh.
  • Mệt mỏi nhiều, bồn chồn.

Với trẻ em, cần chú ý không phải tất cả trẻ bệnh đều có triệu chứng xuất huyết. Do đó, dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong.

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Khi nghi ngờ sốt xuất huyết nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến phòng cấp cứu gần nhất vì có thể có các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Suy hô hấp hoặc sốc.
  • Chảy máu nghiêm trọng.
  • Suy giảm đa tạng.

Sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết lây qua vết đốt của muỗi vằn cái. Muỗi bị nhiễm bệnh khi hút máu của người bị nhiễm virus. Sau khoảng một tuần, muỗi có thể truyền virus khi đốt người khỏe mạnh. Muỗi vằn Aedes aegypti kiếm ăn vào ban ngày: Thời kỳ cao điểm đốt người là vào sáng sớm và chiều trước khi chạng vạng tối.

Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người này sang người khác giống như cúm mùa. Tuy nhiên, một người bị nhiễm và mắc bệnh sốt xuất huyết có thể truyền bệnh cho những con muỗi khác. Khi chúng ta di chuyển, sẽ mang mầm bệnh từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc từ khu vực này sang khu vực khác trong giai đoạn virus lưu hành và sinh sản trong máu.

Muỗi vằn đã tiến hóa thành loài đốt ngắt quãng và thích đốt nhiều hơn một người trong thời gian kiếm ăn. Cơ chế này đã làm cho Aedes aegypti trở thành muỗi trung gian truyền bệnh hàng đầu.

Ngoài muỗi vằn còn có muỗi hổ châu Á là vector truyền bệnh. Trường hợp đặc biệt, nếu mẹ mang thai bị sốt xuất huyết, mẹ có thể truyền bệnh cho em bé trong khi mang thai hoặc khi sinh nở.

Bị sốt xuất huyết có bị lại hay không?

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus do muỗi truyền gây ra, triệu chứng mệt mỏi như mắc cúm mùa nặng và đôi khi gây ra một biến chứng có khả năng gây tử vong được gọi là sốt xuất huyết nặng. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua. Ước tính có tới 50-100 triệu ca nhiễm bệnh xảy ra hàng năm tại hơn 100 quốc gia lưu hành bệnh. Muỗi vằn là vector truyền bệnh chính của bệnh sốt xuất huyết. Có 4 type huyết thanh của virus gây bệnh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.

Ở Việt Nam có cả 4 type huyết thanh này, bệnh nhân nhiễm chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy, những người sống trong vùng lưu hành bệnh sốt xuất huyết có thể mắc bệnh lại do các chủng khác gây nên.

Dịch sốt xuất huyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào, miễn là muỗi vẫn còn hoạt động, độ ẩm và nhiệt độ cao là những điều kiện thuận lợi cho muỗi tồn tại, làm tăng khả năng lây nhiễm.

Đặc điểm nhận dạng Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết gồm 2 loài thuộc họ chi Aedes, là Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus (có tỉ lệ thấp hơn). Trong đó, Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh SXH chủ yếu. Muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn có kích thước nhỏ, sẫm màu, dài khoảng 4 đến 7mm. Trên cơ thể có các mảng màu trắng điển hình ở chân và một vết giống hình đàn lia ở ngực. Con cái lớn hơn con đực và có thể được phân biệt bằng những vòi có vảy bạc hoặc trắng.

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào

Muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh SXH

Thời gian muỗi kiếm ăn và nơi trú ẩn Muỗi vằn ở vùng không có người sinh sống chỉ hút máu động vật. Tuy nhiên, khi sống trong khu dân cư, chúng tìm kiếm nguồn thức ăn từ máu người. Muỗi cái hay đốt người vào ban ngày, với hai giai đoạn cao điểm là 2-3h sáng và chiều tối. Muỗi cái rất nhạy cảm và có thể ngừng ăn khi nhận thấy một chuyển động nhỏ, sau đó trở lại tiếp tục đốt người. Chính hành vi này khiến một con muỗi vằn cái có thể đốt nhiều người trong một lần ăn và truyền virus cho nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn, ngay cả khi mới chỉ cắm vòi mà chưa kịp hút máu. Muỗi thích trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Mùa sinh sản Muỗi vằn sinh sản vào mùa mưa, do đó thời gian dịch SXH bùng phát nhiều thường từ tháng 3-5 và tháng 7-11 hàng năm. Muỗi thích đẻ trứng vào các vật chứa nước nhân tạo trong và quanh nhà ở của con người, như bình hoa, lốp xe cũ, xô nước mưa... Những vật chứa nước to hơn như thùng, bể xi măng có thể tạo ra một lượng lớn muỗi vằn. Trứng của muỗi Aedes aegypti có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn tận 6 tháng. Chỉ cần có chút nước, trứng có thể nở thành bọ gậy, sau đó phát triển thành lăng quăng rồi muỗi trưởng thành trong một thời gian ngắn.

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào

Hãy tìm và diệt lăng quăng/bọ gậy

Diệt muỗi, lăng quăng như thế nào? Cách phòng bệnh SXH tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy. + Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông. - Phòng chống muỗi đốt: + Mặc quần áo dài tay. + Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. + Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Thanh Trà