Nâng cao công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG NÂNG CAO“Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự ánđầu tư xây dựng công trình giao thông”Họ tên: Thanh Dương.Tiền Giang, tháng 4 năm 2019A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, việc đầu tư xâydựng cơ bản là rất lớn. Phát triển kinh tế hạ tầng là một trong những nhiệm vụthiên chốt để phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế nước là nền kinh tế thị trườngthì vấn đề này càng mang tính cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Hàng năm,nhà nước bố trí nguồn vốn ngân sách khá lớn dùng để chi cho đầu tư xây dựng,bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước còn có những nguồn vốn được huyđộng từ nước ngoài như vốn ODA, vốn vay từ ngân hàng thế giới nhằm xâydựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại tạo nền móng cho phát triển kinh tế,đồng thời khuyến khích các tổ chức, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường ViệtNam.Các dự án đầu tư xây dựng cần phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn, chấtlượng, tiến độ trong phạm vi nguồn vốn được duyệt. Công tác quản lý chi phícác dự án đầu tư xây dựng công trình hiện nay rất phức tạp và luôn biến độngtrong điều kiên môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý luôn thay đổinhư ở nước ta hiện nay dẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý các dự án đầu tưxây dựng còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do quytrình quản lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao và đội ngũ cán bộtrong công tác quản lý các dự án xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.Từ với những kiến thức được học tập và cùng với kinh nghiệm thực tiễntrong quá trình công tác, bản thân chọn đề tài tiểu luận: “Giải pháp tăng cườngcông tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông”với mục đích nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để tăng cường công tác quản lýchi phí đầu tư xây dựng đối với các công trình nói chung và đối với công trìnhgiao thông nói riêng.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài2.1. Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chi phí các dự án đầutư xây dựng công trình giao thông. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cườngcông tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng chống thất thoát, lãng phívốn đầu tư.2.2.Phạm vi nghiên cứu:Tiểu luận này nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tácquản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàntỉnh Tiền Giang.3. Phương pháp nghiên cứuHọ và tên: Thanh Dương2Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tiểu luận này sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp; Phương pháp đối chiếuvới hệ thống văn bản pháp quy; Phương pháp tham vấn ý kiến.4. Kết cấu của tiểu luậnChương 1: Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng và quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình giao thông.Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý chi phí đâu tư xây dựng công trìnhgiao thông.Chương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi phí ĐTXDcông trình giao thông hiện nay tại tỉnh Tiền Giang.B. PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận1. Phân loại và phân cấp công trình xây dựngCăn cứ Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng05 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đã quy định,căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loạinhư sau:- Công trình dân dụng.- Công trình công nghiệp.- Công trình giao thông.- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.- Công trình hạ tầng kỹ thuật.- Công trình quốc phòng, an ninh.Trong đó, công trình giao thông được phân cấp: cấp đặc biệt, I, II, II,IV.Mục đích của việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng- Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô,loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xâydựng sau đây:+ Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xâydựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xâydựng công trình;+ Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bướcthiết kế xây dựng công trình;+ Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tácnghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng côngtrình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng;Họ và tên: Thanh Dương3+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng;+ Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;+ Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tácbảo trì công trình xây dựng;+ Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cốcông trình xây dựng;- Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý cácnội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quyđịnh của pháp luật có liên quan.2. Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng công trìnhChi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xâydựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo công trình cụ thể, phùhợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy địnhcủa Nhà nước.Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mứcđầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tưkhi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấnđầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tưxây dựng công trình, được xác định theo tổng công trình, hạng mục công trìnhxây dựng. Dự toán xây dựng công trình được xác định ở bước thiết kế kỹ thuậtđối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợpthiết kế 2 bước và 1 bước. Dự toán xây dựng công trình là căn cứ để quản lý chiphí xây dựng công trình.Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phíquản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòngcủa công trình.Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là quản lý các chi phí phátsinh để xây dựng công trình theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mục tiêuđầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư với một ngân sách nhất định đã xác địnhtrước.3. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựngNội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư baogồm: quản lý tổng mức đầu tư; quản lý dự toán công trình; quản lý định mứcHọ và tên: Thanh Dương4xây dựng; quản lý giá xây dựng; quản lý chỉ số giá xây dựng; quản lý đấu thầu;tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng; quyết toán vốn đầu tư.3.1. Quản lý tổng mức đầu tưTổng mức đầu tư (TMĐT) là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự ánđược xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồmchi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiếtbị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phídự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.TMĐT bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗtrợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phíkhác và chi phí dự phòng.TMĐT được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xâydựng công trình.TMĐT là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiệnđầu tư xây dựng công trình.TMĐT được tính toán dựa trên 4 phương pháp:- Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầucần thiết khác của dự án.- Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.- Xác định từ công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện.- Kết hợp 03 phương pháp trên.Những trường hợp được điều chỉnh tổng mức đầu tư. Theo Điều 7 Nghị địnhsố 59/2015/NĐ- CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình quy định cụ thể như sau:- Tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt được điều chỉnh theo quyđịnh tại khoản 5, Điều 134 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Người quyết địnhđầu tư phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh.- Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm tổng mức đầu tư xây dựngđã phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng(hoặc giảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt tổng mứcđầu tư điều chỉnh.- Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phídự phòng nhưng không làm thay đổi giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đã phêduyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và chịutrách nhiệm về việc điều chỉnh của mình.- Trường hợp đã sử dụng hết chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư xâydựng đã phê duyệt gồm cả chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, chủ đầu tư tổHọ và tên: Thanh Dương5chức xác định bổ sung khoản chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá khi chỉ số giáxây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố từ khi thực hiện dự ánđến thời điểm điều chỉnh lớn hơn chỉ số giá xây dựng sử dụng trong tổng mứcđầu tư đã phê duyệt.3.2. Quản lý dự toán công trìnhDự toán xây dựng công trình được tính toán và xác định theo công trìnhxây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình. Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phíquản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòngcủa công trình. Dự toán được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc xácđịnh theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán công trìnhtrước khi phê duyệt phải được thẩm tra.Căn cứ Điều 11 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chínhphủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định cụ thể như sau:- Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong cáctrường hợp:+ Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghịđịnh số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015;+ Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thayđổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổngmức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm dự toán xây dựng côngtrình đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giátrị tăng (hoặc giảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt dựtoán xây dựng công trình điều chỉnh.Chủ đầu tư tổ chức xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làmcơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng khônglàm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dựphòng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh.Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnhthực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.3.3. Quản lý định mứcChủ đầu tư căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướngdẫn của Bộ Xây dựng tổ chức điều chỉnh đối với những định mức đã đượccông bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹthuật của công trình, xây dựng các định mức chưa có trong hệ thống địnhmức đã được công bố hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã vàđang sử dụng ở công trình khác để áp dụng cho công trình.Họ và tên: Thanh Dương63.4. Quản lý chỉ số giá xây dựngChủ đầu tư vận dụng chỉ số giá đã được công bố hoặc thuê các tổ chứctư vấn có đủ điều kiện năng lực xác định chỉ số giá xây dựng cho công trìnhxây dựng đặc thù mà chưa có trong chỉ số giá xây dựng được công bố đểlàm cơ sở lập, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giáhợp đồng xây dựng.3.5. Quản lý chất lượng đấu thầuĐấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mờithầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng,minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thông qua công tác đầu thầu chủ đầu tư sẽtìm được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và có giá thànhhợp lý nhất.3.6. Quản lý chất lượng công trìnhMột sản phẩm được coi là có chất lượng phải đảm bảo các tính năng,chỉ tiêu, thông số kỹ thuật hay tính năng sử dụng của nó. Quá trình quản lýchất lượng dự án phải được liên tục trong suốt chu kỳ dự án từ giai đoạnhình thành đến khi kết thúc dự án đưa vào quản lý sử dụng và là trách nhiệmchung của mọi thành viên liên quan từ chủ đầu tư, nhà thầu, người hưởnglợi.3.7. Quản lý chất lượng giám sátGiám sát dự án là quá trình theo dõi, đo lường và chấn chỉnh việcthực hiện dự án đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch của dự án được hoànthành một cách có hiệu quả. Vai trò của giám sát được thể hiện nhằm mụcđích hoàn thiện các quyết định trong quản lý dự án, đảm bảo dự án đượcthực hiện đúng kế hoạch với hiệu quả kinh tế cao.3.8. Quản lý tạm ứng, thanh, quyết toán hợp đồngChủ đầu tư căn cứ hợp đồng đã ký kết với các nhà thầu để tạm ứng,thanh toán và quyết toán cho các nhà thầu khi nhà thầu bàn giao khối lượngcông việc hoàn thành được nghiệm thu cho chủ đầu tư và các hồ sơ yêu cầutạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp lệ.3.9. Quyết toán vốn đầu tưKhi dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán theo quyđịnh của Bộ Tài chính. Trong báo cáo phải xác định đầy đủ, chính xác tổngchi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tưđược phép tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sảnkhông hình thành qua đầu tư.3.10. Quản lý thời gian, tiến độ thực hiện dự ánHọ và tên: Thanh Dương7Để thực hiện được đúng tiến độ của dự án thì người quản lý dự án phảilập được tiến độ chi tiết của dự án, phân rõ trách nhiệm của từng thành viênthực hiện từng hạng mục công việc cụ thể.4. Khái niệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựngQuản lý chi phí xây dựng là quản lý chi phí, giá xây dựng công trình saocho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, là việc làmthường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lýdự án nhằm bảo đảm cho dự án đạt được hiệu quả kinh tế , lợi ích xã hội đượcxác định nhưng tiết kiệm được đến mức tối đa.4.1. Nguyên tắc và phương pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrìnhCăn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 củaChính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Việc quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình phải dựa trên các nguyên tắc sau đây:a. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệuquả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tưxây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xâydựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặtbằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng côngtrình.b. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc banhành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫnphương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.c. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giaiđoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vàokhai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệtgồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7Nghị định này. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủđiều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xâydựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.4.2. Nhiệm vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của các chủthểCăn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 củaChính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nhiệm vụ quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình của các chủ thể được quy định cụ thể tại điều 30, 31, 32, 32của Nghị định 32/2015/NĐ-CP4.3. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của chủ đầutưHọ và tên: Thanh Dương8- Lập chi phí ĐTXD công trình bao gồm: lập tổng mức đầu tư; lập dựtoán công trình xây dựng; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt độngxây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.- Nội dung cụ thể của các khoản chi phí như sau:Chi phí bồi thường, hỗtrợ và tái định cư nằm trong tổng mức đầu tư; Chi phí xây dựng; Chi phí thiếtbị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác; Chi phídự phòng.4.3.1 Quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự ánBước 1: Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầutư. Căn cứ trên tính chất kỹ thuật của công trình, yêu cầu công nghệ, mức độ thểhiện thiết kế để đánh giá. Báo cáo chủ đầu tư có ý kiến với tư vấn nếu cần thiết.Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư bao gồm kiểmtra tính đầy đủ các thành phần chi phí tạo nên tổng mức đầu tư. Kiến nghị vớichủ đầu tư về bổ sung, điều chỉnh chi phí. Lập báo cáo đánh giá để chủ đầu tưxem xét.Bước 3: Lập kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư.4.3.2. Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự ánBước 1: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các dự toán các bộ phận côngtrình.Bước 2: Kiểm tra sự phù hợp dự toán bộ phận công trình, hạng mục côngtrình với kế hoạch chi phí sơ bộBước 3: Lên kế hoạch chi phí xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấuthầu.Bước 4: Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí tronghồ sơ mời thầu (HSMT).Bước 5: Ký kết hợp đồng và giám sát thực hiện hợp đồng.Bước 6: Kiểm soát thanh toán, quyết toán trong quá trình thực hiện hợpđồng.4.3.3. Quản lý chi phí trong giai đoạn kết thúc đầu tưBước 1: Lập Báo cáo về các giá trị chi phí mà nhà thầu, chủ đầu tư cầnphải thực hiện khi kết thúc.Bước 2: Lập Báo cáo giá trị quyết toán cuối cùng của hợp đồng, lập cácgiải pháp giải quyết các phát sinh, bổ sung.Bước 3: Lập Báo cáo cuối cùng về toàn bộ chi phí công trình. So sánh vớikế hoạch chi phí.II. Thực trạngHọ và tên: Thanh Dương9Các công trình giao thông được thông thường được quản lý theo hìnhthức Ban quản lý dự án được người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ.Đội ngũ cán bộ của Ban quản lý có trình độ chuyên môn khá cao, phầnlớn cán kỹ sư đều có chuyên muôn về giao thông để phù hợp với đặc thù củamột ban chuyên về các công trình giao thông.Việc xác định TMĐT của công trình sửa chữa, nâng cấp còn nhiều hạnchế, kinh nghiệm của các cán bộ trong Ban được giao kiểm soát hồ sơ vẫn chưatốt, việc phải thay đổi tổng mức đầu tư nhiều lần do phải điều chỉnh thiết kế,tính thiếu khối lượng, khớp nối giữa thiết kế mới và các công trình cũ vẫn chưađược quan tâm. Như các công trình giao thông có giải phóng mặt bằng, việc xácđịnh tổng mức đầu tư còn nhiều thiếu sót như: xác định tỉ lệ đền bù, áp giá đềnbù… còn nhiều hạn chế.Đơn vị tư vấn thiết kế sau khi lập xong hồ sơ thiết kế - dự toán sẽ nộp choBan QLDA tiến hành thẩm định trước khi trình lên các cấp có thẩm quyền phêduyệt. Ban QLDA tiến hành xem xét kiểm tra hồ sơ thiết kế - dự toán trên cácphương diện:-Xem xét dự phù hợp của nội dung thiết kế với nội dung của dự án đầu tưxây dựng công trình-Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán.-Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mứcchi phí, đơn giá, việc áp dụng các định mức, đơn giá, các chế độ chính sách cóliên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.-Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình, sao cho tổngdự toán không vượt quá tổng mức đầu tư.-Nếu kiểm tra hồ sơ thiết kế dự toán đạt yêu cầu Ban QLDA sẽ trình lêncác cấp có thẩm quyền phê duyệt.Trên thực tế công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thiết kế dự toán của BanQLDA còn nhiều hạn chế, vẫn còn để xẩy ra những thiếu sót về kỹ thuật và khốilượng dẫn đến khi triển khai lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu khôngphù hợp với thực tế thi công, phải điều chỉnh Tổng mức đầu tư của toàn bộ dựán gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án, như công trình hồ chứanước ngọt ở huyện Tân Phú Đông, do công tác thiết kế đường vào hồ khôngđảm bảo về độ dốc, từ đó phải điều chỉnh thiết kế.Vẫn còn các hiện tượng tiêu cực trong công tác đấu thầu. Hiện nay cácnhà thầu được lựa chọn thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Tuy nhiên mộtsố dự án còn mang tính hình thức, một số nhà thầu không đủ năng lực nhưng domối quan hệ nào đó hoặc hồ sơ dự thầu không trung thực, cán bộ thẩm định hồsơ không kiểm tra phát hiện kịp thời nên những nhà thầu đó đã được tuyển chọnđể thực hiện dự án, dẫn đến dự án thực hiện không đảm bảo chất lượng và tiếnđộ đề ra, quá trình thi công phải thay đổi thiết kế, kéo dài thời gian thi công làmHọ và tên: Thanh Dương10tăng chi phí của dự án cũng như chất lượng dự án không đảm bảo theo hồ sơthiết kế được duyệt. Hiện tượng thông thầu do các nhà thầu tự dàn xếp nếu đơnvị chấm thầu không kiểm tra chặt hồ sơ, việc thông thầu, “quân xanh, quân đỏ”cũng khó phát hiện.Tư vấn giám sát đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lýchất lượng thi công xây dựng công trình, công tác thanh quyết toán các đơn vịnày vẫn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giám sátxây dựng công trình, còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng và tiến độ của công trình xây dựng, như công trình đường giao thôngở huyện Châu Thành, TVGS không thực hiện tốt công tác giám sát, dẫn đếnMác bê tông không đạt theo thiết kế.Công tác thanh toán khối lượng hoàn thành được thực hiện trên cơ sở biênbản nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành kèm theo đầy đủ các hồ sơthủ tục đi cùng như: các biên bản nghiệm thu giai đoạn, các biên bản lấy mẫu thínghiệm, kết quả thí nghiệm và kết quả kiểm định chất lượng xây dựng, biểu tínhgiá trị khối lượng hoàn thành. Nhưng trên thực tế công tác quyết toán hoànthành dự án còn rất chậm, cho nên dẫn đến công tác này kéo dài, không bố tríđược nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, gây nợ đọng kéo dàiảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng công trình và tìnhhình tài chính của các nhà thầu thi công. Trong các dự án của Ban QLDA đượcgiao tổ chức thực hiện quản lý còn có nhiều dự án chậm quyết toán.III. Những giải pháp1. Giải pháp cải tiến mô hình tổ chức và quản lý của Ban quản lý dự ánMô hình quản lý các dự án công trình của Ban hiện nay còn chưa hiệu quảvà thúc đẩy hết tinh thần cũng như khả năng làm việc của các thành viên và cảBan trong việc điều hành và phân công nhân sự quản lý công việc. Dẫn đến việcthực hiện trong các giai đoạn của dự án chưa đạt được hiệu quả cao nhất do cáccán bộ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ và công việc khác nhau dẫn đến chi phốivề chất lượng thực hiện công việc. Các cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là giám sát củaChủ đầu tư cần giảm tải bớt công việc để tập trung vào việc giám sát công trìnhgiao thông.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường cơ sởvật chất cho Ban QLDA các công trình giao thông- Chất lượng của đội ngũ cán bộ Ban QLDA đóng vai trò quyết định đếnchất lượng và tiến độ các dự án mà Ban QLDA được giao nhiệm vụ theo dõiquản lý. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trongnhững chiến lược hàng đầu trong công tác quản lý chi phí các dự án của Ban,một công tác rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình, quyếtđịnh đến công tác quản lý các chi phí liên quan đến quá trình thực hiện đầu tưsao cho tiết kiệm và hiệu quả.Họ và tên: Thanh Dương11- Xây dựng kế hoạch để đào tạo chuyên sâu các khâu quản lý, như: đấuthầu, giám sát…cho cán bộ của Ban.- Nâng cao ý thức cho đội ngũ cán bộ, Ban QLDA cần có một cơ chếthưởng phạt rõ ràng. Ban cần tăng cường tính kỷ luật trong cán bộ, đặc biệt làviệc chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy của Ban. Bên cạnh đó, nhằmkhuyến khích động viên người cán bộ, Ban nên phát động những phong trào thiđua giữa các cán bộ. Từ đó, tìm ra những cá nhân xuất sắc nhất trong hoạtđộng quản lý để khen thưởng kịp thời.- Một yếu tố có tác động rất lớn tới người cán bộ, đó là chế độ lươngthưởng. Ban cần xây dựng chính sách lương riêng, phù hợp với đặc trưng ngànhgiao thông và đảm bảo cho người cán bộ được hưởng đầy đủ các chế độ theoquy định của Nhà nước.- Ngoài các kỹ năng về chuyên môn thì Ban QLDA nên khuyến khích tạođiều kiện cho các cán bộ Ban QLDA học tập nâng cao trình độ về các kỹ năngmềm như: ngoại ngữ, tin học, cập nhật liên tục những tiến bộ khoa học côngnghệ tiên tiến, hiện đại để thuận tiện trong quá trình quản lý các dự án áp dụngnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, …- Tăng cường cơ sở vật chất là chiến lược lâu dài của Ban và cần xâydựng kế hoạch cụ thể. Có kế hoạch mua sắm các máy đo vẽ địa hình và kiểm tracao độ, tọa độ công trình, ... để trực tiếp kiểm tra đơn vị thi công trong quá trìnhthực hiện công trình.- Sử dụng các phần mềm để thực hiện quản lý, hiện nay trên thị trường córất nhiều phần mềm quản lý chi phí, tác giả đề xuất Ban QLDA dùng phần mềmProject, phần mềm quản lý khối lượng đào đấp CADR14...3. Giải pháp quản lý tổng mức đầu tư xây dựngĐể quản lý chi phí Tổng mức đầu tư Ban QLDA cần quản lý chặt chẽ từkhâu chủ trương đầu tư, công tác tư vấn lập dự án đầu tư. Việc quản lý chi phílúc này là quản lý tổng mức đầu tư của công trình, việc lập tổng mức đầu tư tứclà lập chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác vàchi phí dự phòng. Các nội dung này được cụ thể theo Nghị định 59/2015/NĐCP của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý giai đoạn thực hiện dự án- Để thực hiện tốt công tác kiểm soát khối lượng trong giai đoạn thiết kếkỹ thuật thi công tránh xảy ra những thiếu sót về khối lượng, phương án thiết kế,… cần nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của các cán bộ BanQLDA để thực hiện tốt công tác kiểm soát hồ sơ các dự án đầu tư xây dựng.- Công trình giao thông là công trình theo tuyến trải dài, do đó việc quảnlý khối lượng cũng rất khó khăn đối với việc thi công vào mùa mưa. Do đó cần:Họ và tên: Thanh Dương12+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế dự toán của đơn vị tư vấn thiết kế phù hợpnhiệm vụ khảo sát, phương khảo sát, nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt, trongquá trình thực hiện có vướng mắc thì tiến hành giải quyết ngay tránh hiện tượngphát hiện chậm phải thay đổi toàn bộ hồ sơ thiết kế.+ Kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung thiết kế với nội dung của dự ánĐTXDCT, giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán.+ Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật,định mức chi phí, đơn giá, việc áp dụng các định mức, đơn giá, các chế độ chínhsách có liên quan và các khoản mục chi phí của đơn vị tư vấn thiết kế trong dựtoán theo quy định.+ Kiểm tra giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình, sao chotổng dự toán không vượt quá tổng mức đầu tư.- Cần kiên quyết xử lý các sai phạm một cách nghiêm túc khi có sai phạmxảy ra, Ban phải nghiêm túc thực hiện theo Nghị định số 155/2013/NĐ-CP củaChính phủ “về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư”.Ngăn chặn việc bán thầu của các nhà thầu đã trúng thầu.5. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các công tác tư vấnthiết kế, đền bù bồi thường và hỗ trợ tái định cư, giám sát thi công XDCT- Lựa chọn các tổ chức tư vấn thiết kế có đủ năng lực thực hiện công việckhảo sát, thiết kế. Công tác chọn tư vấn cần được chọn lựa kỹ càng trong đónăng lực của đơn vị tư vấn thiết kế phân theo 2 hạng được quy định cụ thể tạiĐiều 65 Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình Nghị địnhsố 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về việc Về quảnlý dự án đầu tư xây dựng.- Hiện nay, hầu hết Ban quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều sáp nhậpvới Trung tâm phát triển quỹ đất, do đó công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđược phần nào giảm áp lực và thuận lợi cho việc lập, trình phê duyệt. Vì vậymuốn có được kết quả triển khai dự án nhanh gọn, được nhân dân đồng tình ủnghộ bàn giao mặt bằng, thì công tác GPMB cần được công khai, minh bạch, đượcsự chỉ đạo quyết liệt có tình, có lý của lãnh đạo và các cơ quan ban ngành liênquan trong công tác GPMB theo đúng các quy định, pháp luật của nhà nước, bêncạnh đó cũng cần làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền vận động để người dânủng hộ dự án, thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự hài hòagiữa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, ... tránh công tác cưỡng chế đểGPMB, một việc làm không bên nào mong muốn. Như vậy làm tốt công tácGPMB sẽ đẩy nhanh tiến độ của dự án và nâng cao được hiệu quả quản lý chi phíthực hiện dự án.- Cơ quản quản lý nhà nước cần hoàn thiện và đưa vào vận hành trangthông tin điện tử quản lý cơ sở dữ liệu về thông tin của các tổ chức, cá nhântham gia hoạt động TVGS, kể cả nhà thầu và cá nhân nước ngoài hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam (bao gồm thông tin về chữ ký cá nhân, hồ sơ lý lịch, quá trìnhHọ và tên: Thanh Dương13học tập và công tác, vi phạm pháp luật, kỷ luật, khen thưởng của cá nhân hànhnghề TVGS; thông tin về năng lực của tổ chức hành nghề TVGS...) Yêu cầu cáctổ chức, cá nhân phải bắt buộc đăng ký trước khi tham gia hành nghề TVGS.Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để các chủ đầu tư căn cứ kiểm tra thông tin vàlựa chọn được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp thực hiệncông tác TVGS.- Điều chỉnh lại định mức chi phí cho công tác TVGS. Hiện nay chi phíTVGS cho các dự án được thực hiện giám sát bởi các đơn vị tư vấn trong nước,nhất là công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách phần lớn được thực hiện theoquyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng. Nhìn chung mứcthu nhập của các cá nhân tham gia công tác giám sát còn thấp, dẫn đến phát sinhcác hiện tượng tiêu cực. Nên đối với lĩnh vực TVGS cần tăng định mức chi phí.- Ban QLDA cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quantrong quá trình thi công xây dựng công trình để kiểm soát chi phí.6. Tăng cường công tác quản lý công tác thanh quyết toán công trìnhHiện nay việc quyết toán của Ban hầu hết đều dựa vào hồ sơ thanh toáncác giai đoạn, quyết toán hầu như chỉ là tổng hợp lại khối lượng, chi phí các lầnthanh toán và kiểm tra các khối lượng mới. Việc thực hiện như vậy thườngthuận tiện cho quá trình quyết toán tuy nhiên lại thường bỏ sót các lỗi ở giaiđoạn thanh toán. Vì vậy để quản lý tốt chi phí cán bộ Ban cần rà soát lại toàn bộkhối lượng đã thanh toán ở các đợt, khối lượng thừa phải cắt ở đợt quyết toán.Các tài liệu Ban yêu cầu khi làm quyết toán bao gồm:- Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợpđồng;- Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoàiphạm vi Hợp đồng;- Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (gọi là quyết toán A-B), trong đónêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà Chủ đầu tư có trách nhiệm thanhtoán cho Nhà thầu;- Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình;- Các tài liệu khác theo thoả thuận trong Hợp đồng (nếu có).Trên cơ sở hồ sơ chất lượng việc nghiệm thu thanh quyết toán khối lượngthực hiện cán bộ quản lý trong Ban cần kiểm tra kỹ lượng khối lượng thanhquyết toán giá trị các hạng mục thực hiện theo hợp đồng, giá trị thanh quyếttoán phần xây dựng kiến trúc, giá trị thanh quyết toán phần mua sắm thiết bị.C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN1. Kết luậnHọ và tên: Thanh Dương14Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầutư xây dựng công trình nói chung, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thôngnói riêng đang là một đòi hỏi cấp thiết của công tác quản lý Nhà nước về đầu tưxây dựng, hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng là một hoạt động quản lýcòn phức tạp gồm nhiều nội dung, công việc quản lý khác nhau và có liên quantới nhiều chủ thể, nhiều bên tham gia, được ràng buộc bởi nhiều quy định củaNhà nước, ngành, địa phương. Trong khi đó trình độ, năng lực quản lý dự án nóichung, của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nói riêngcũng còn hạn chế một phần. Với mức kiến thức đã nắm bắt được, tiểu luận này:- Đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý dự án, quản lýchi phí dự án đầu tư xây dựng.- Đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình giao thông, chỉ rõ những mặt còn tồn tại, yếu kém cần phảikhắc phục.- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quảnlý chi phí đầu tư và xây dựng công trình giao thông.2. Kiến nghịDo thời gian nghiên cứu và làm tiểu luận có hạn và trình độ của bản thâncòn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên thiếu sótvà khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, rất mong nhận được sự gópý, chỉ bảo của của các thầy Chính để tiểu luận được hoàn thiện hơn, đó chính làsự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trongquá trình nghiên cứu và công tác sau này.TÀI LIỆU THAM KHẢO- Luật đầu tư số số 67/2014/QH13 của Quốc hội ngày 26/11/2014.- Luật đầu tư công số số 49/2014/QH13 của Quốc hội ngày 18/6/2014.- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.- Nghị định số 46/2015/NĐ - CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ vềQuản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tưxây dựng.- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầutư xây dựng công trình.- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ: Quiđịnh chi tiết về hợp đồng xây dựng.- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ: QuiHọ và tên: Thanh Dương15định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quảnlý đầu tư phát triển đô thị.- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ: Quyđịnh chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việccông bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.- Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 của Bộ Xây dựng: Côngbố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng.- Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựnghướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.- Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội: Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước.- Thông tư số 01/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn xác địnhđơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.- Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ Kế hoạchvà Đầu tư: Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp.- Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựnghướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.- Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011về việc quy định về phêduyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.- Đơn giá xây dựng ban hành kèm theo "Định mức dự toán xây dựngcông trình - Phần xây dựng" được công bố tại văn bản số 1776/BXD-VP ngày16/8/2007 của Bộ xây dựng.- Đơn giá lắp đặt thiết bị ban hành kèm theo "Định mức dự toán xâydựng công trình - Phần lắp đặt" được công bố tại văn bản số 1777/BXD-VPngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng.- Đơn giá khảo sát ban hành kèm theo "Định mức dự toán khảo sát xâydựng." được công bố tại văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xâydựng.NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬNHọ và tên: Thanh Dương16DƯƠNG THANH ĐIỀNHọ và tên: Thanh Dương17