Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn năm 2024

Kết quả xét nghiệm máu có chính xác hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và đòi hỏi người được xét nghiệm phải thực hiện đúng theo quy định của việc xét nghiệm. Trong đó, xét nghiệm máu vào buổi chiều hay sáng cũng rất quan trọng.

1. Làm xét nghiệm máu vào buổi chiều được không?

Thông thường, vào buổi sáng, cơ thể tương đối ổn định, mọi cơ quan bên trong chưa đào thải các chất cặn bã và trong máu cũng không chứa nhiều các tạp chất.

Mặt khác, cơ thể chúng ta vào buổi chiều sẽ trải qua hàng loạt các hoạt động, sinh hoạt vào buổi sáng. Hơn nữa, xét nghiệm máu thường yêu cầu phải nhịn ăn một khoảng thời gian trước đó 8 - 12 tiếng. Vì thế, để có kết quả chính xác nhất, tốt nhất là nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng thay vì buổi chiều.

Tuy nhiên, với một số xét nghiệm không yêu cầu phải nhịn ăn từ trước, bệnh nhân hoàn toàn có thể xét nghiệm buổi chiều bình thường.

Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn năm 2024

2. Trước khi xét nghiệm máu không nên làm gì?

Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn năm 2024

2.1. Không nên ăn trước khi làm xét nghiệm máu

Đa phần các loại xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người thực hiện không ăn gì trong 8 - 12 tiếng đồng hồ trước khi lấy mẫu. Thường thì để đáp ứng yêu cầu này, họ được dặn phải nhịn ăn sáng sau khi thức dậy và đêm trước đó không được ăn khuya.

Với những bệnh yêu cầu phải đo đường huyết thì tốt nhất bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi lấy máu, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch cần kiểm tra nồng độ cholesterol, chỉ số HDL trong máu và một số bệnh lý khác.

Còn đối với một số bệnh lý mà xét nghiệm máu dùng để phân tích những chỉ số khác như bệnh HIV, cường giáp, mất trí nhớ ở người già,... thì không nhất thiết bệnh nhân phải nhịn đói.

2.2. Hạn chế sử dụng chất kích thích

Tuy bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm máu không nên ăn nhưng không khuyến khích nhịn uống. Mặt khác, người bệnh tốt nhất nên tránh sử dụng các thức uống kích thích, ví dụ như rượu, bia, trà, cà phê. Điều này sẽ giúp kết quả chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

2.3. Tránh dùng một số loại thuốc nhất định

Việc dùng các loại thuốc nào đó trước khi làm xét nghiệm máu sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả, nhất là các thuốc có tác động làm thay đổi nồng độ các chất trong máu. Vậy nên, nếu đang điều trị bệnh nào đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết điều này và nên đem theo đơn thuốc sử dụng để bác sĩ cân nhắc thêm.

3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có một số yêu cầu và lưu ý nhất định cho bệnh nhân để kết quả chính xác hơn:

· Nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng.

· Đối với những xét nghiệm đo chỉ số đường huyết, mỡ máu, xét nghiệm chức năng gan thận, người bệnh cần nhịn ăn 8 - 12 tiếng trước đó để có được kết quả chuẩn xác nhất.

· Không uống nước ngọt, sữa, nước trái cây và tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafein trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.

· Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, stress, không thức đêm.

· Thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, điền đầy đủ và chính xác các thông tin của bản thân.

· Nên lựa chọn tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế và bệnh viện có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại.

Xét nghiệm máu là danh mục khám quan trọng trong quy trình khám bệnh. Kết quả xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng sức khỏe định kỳ, hỗ trợ chẩn đoán bệnh và tìm nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng được chỉ định để kiểm tra kháng thể hoặc sàng lọc ung thư sớm hoặc đánh giá hiệu quả điều trị.

Xét nghiệm máu gồm nhiều loại khác nhau được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu vào các ống chống đông khác nhau tùy mục đích xét nghiệm. Kết quả sẽ cho bác sĩ thấy được nhóm máu, hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm số lượng các tế bào máu khác nhau. Để trả lời được câu hỏi lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về yêu cầu nhịn ăn khi xét nghiệm dưới đây.

Tại sao cần nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm máu?

Thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Các chất này sẽ được hấp thụ vào trong máu để vận chuyển đi khắp cơ thể. Do đó, nếu bạn ăn trước khi xét nghiệm khoảng 4 đến 6 tiếng có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm máu.

Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn năm 2024
Rất nhiều xét nghiệm cần nhịn ăn trước khi thực hiện

Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu và buổi sáng sớm và dặn người bệnh không ăn sáng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, buổi sáng cũng là thời điểm thích hợp để đánh giá chính xác nồng độ một số chất trong máu.

Trước khi đi khám lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không?

Như đã nói ở trên, người bệnh có thể được yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu. Với câu hỏi lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không, câu trả lời là: "Cần căn cứ vào loại xét nghiệm người bệnh được chỉ định".

Bởi chỉ một số xét nghiệm đặc trưng như kiểm tra đường huyết, chức năng gan thận… mới cần nhịn ăn để tránh ảnh hưởng đến kết quả. Còn đối với các xét nghiệm xác định nhóm máu, xét nghiệm miễn dịch… thì có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà không cần nhịn ăn.

Các xét nghiệm cần nhịn ăn sáng

Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn cần nhịn ăn trước khi làm các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm sắt trong máu (Xét nghiệm sắt huyết thanh): Đây là xét nghiệm nhằm đo lượng sắt trong máu mục đích xác định các bệnh do thiếu sắt. Sở dĩ cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm sắt bởi sắt có rất nhiều trong thực phẩm và được hấp thu rất nhanh vào máu. Vì vậy, nếu người bệnh ăn sáng trước khi xét nghiệm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Mỡ trong máu có thể tăng lên sau khi ăn. Do đó, đây là loại xét nghiệm bạn cần nhịn ăn trong khoảng 9 đến 12 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm này nhằm mục đích chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ. Để làm xét nghiệm này bạn cần nhịn ăn trong ít nhất 8 tiếng.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng để các chất dư thừa được loại thải hết ra khỏi cơ thể.
  • Ngoài ra, một số xét nghiệm cần nhịn ăn khác như xét nghiệm chuyển hóa, xét nghiệm Vitamin B12…
    Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn năm 2024
    Người bệnh cần tuân thủ chỉ định nhịn ăn để không ảnh hưởng đến kết quả

Nếu bạn lỡ ăn sáng khi được bác sĩ chỉ định xét nghiệm, kết quả cuối cùng có thể bị sai lệch dẫn đến chẩn đoán không chính xác. Vì thế, bạn hãy thông báo với bác sĩ để được lùi lịch xét nghiệm máu.

Một số xét nghiệm máu người bệnh không cần nhịn ăn sáng

Câu trả lời là "Có" nếu bạn được chỉ định làm một số xét nghiệm máu dưới đây:

  • Xét nghiệm công thức máu đánh giá số lượng, thành phần máu để xác định các vấn đề sức khoẻ. Đồng thời phát hiện các rối loạn mà cơ thể đang mắc phải.
  • Xét nghiệm xác định nhóm máu dựa vào loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh nên không bị ảnh hưởng bởi thức ăn do cơ thể nạp vào.
  • Xét nghiệm Beta hCG nhằm kiểm tra nồng độ beta hCG trong máu để xác định khả năng mang thai của phụ nữ. Bạn không cần nhịn ăn sáng nhưng nên hạn chế hoặc không uống nước ép trái cây, sữa, không sử dụng đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm tìm giun sán: Nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm giun của cơ thể. Đây là xét nghiệm có thể thực hiện lấy mẫu máu bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Xét nghiệm viêm gan B: Có rất nhiều loại xét nghiệm viêm gan B nhưng đều không cần nhịn ăn. Bao gồm xét nghiệm tìm virus viêm gan B, xác định nồng độ virus, xét nghiệm tìm kháng thể viêm gan B.
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên và kháng thể HIV: Xét nghiệm này nhằm tìm kháng nguyên, kháng thể của virus hoặc sự hiện diện của vi khuẩn trong máu.
  • Xét nghiệm NIPT tầm soát dị tật thai nhi ở phụ nữ mang thai: Đây là xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến, mẹ bầu có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào mà không cần nhịn ăn sáng.
    Những xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn năm 2024
    Kết quả NIPT không bị ảnh hưởng do ăn uống nên mẹ bầu không cần nhịn ăn

Người bệnh cần lưu ý gì trước khi xét nghiệm máu

Với các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn thì người bệnh cần nhịn như thế nào trong 8 đến 12 tiếng để không ảnh hưởng sức khỏe. Các bác sĩ thường tư vấn người bệnh nên làm xét nghiệm máu vào buổi sáng và nhịn ăn qua đêm. Vì vậy, bạn nên kết thúc ăn tối muộn nhất lúc 20 giờ tối. Trong thời gian này, bạn có thể uống nước lọc như bình thường. Đây là việc quan trọng bởi nước sẽ giúp giữ cho cơ thể đủ nước và nó không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.

Bên cạnh đồ ăn, một số đồ uống, thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm bạn cần kiêng tuyệt đối bao gồm:

  • Rượu, bia;
  • Hút thuốc lá;
  • Cà phê;
  • Kẹo cao su;
  • Nước có ga;
  • Nước ngọt;
  • Tập thể dục trong thời gian nhịn ăn.

Ngoài ra, trong thời gian nhịn ăn trước khi xét nghiệm, bạn vẫn có thể sử dụng thuốc như bình thường, ngoại trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ. Đối với phụ nữ mang thai, việc nhịn ăn được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên, bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ để có cách nhịn ăn khoa học nhất.

Như vậy, lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không sẽ phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm máu bệnh nhân cần thực hiện. Kết quả xét nghiệm máu có thể bị sai hoặc bạn sẽ bị rời lịch làm xét nghiệm nếu bạn ăn sáng. Vì thế hãy tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để việc khám bệnh diễn ra an toàn và không bị gián đoạn.