Nêu cảm nghĩ của em về đại dịch covid

Khó có thể tưởng tượng rằng một quốc gia có nền công nghiệp phát triển, sản xuất được cả máy bay hiện đại như Ấn Độ lại lâm vào tình trạng thiếu bình oxy kéo dài, không đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Khó có thể tưởng tượng được siêu cường số một thế giới như Mỹ lại có thể thiếu từ máy thở đến khẩu trang suốt một thời gian dài.

Phải đau đớn nhận ra một thực tế đáng lo lắng rằng, một thế giới hiện đại với tàu sân bay, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm hạt nhân, một thế giới ngày càng trở nên tiện nghi, hàng hóa, chăm sóc từng sở thích nhỏ nhặt nhất nhưng cũng có thể mong manh, yếu đuối đến mức không thể bảo đảm nhu cầu căn bản nhất: an toàn sức khỏe.

Nhiều chuyên gia công nghệ sinh học và dịch tễ học thống nhất quan điểm rằng: Chu kỳ bùng phát đại dịch ngày càng ngắn lại. Có ít nhất ba lý do: môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng; mật độ dân cư ngày càng cao; hệ thống miễn dịch trong con người suy giảm với tốc độ ngày càng cao. Cần nói rõ thêm rằng, chăm sóc y tế và an ninh lương thực càng bảo đảm thì tính chọn lọc tự nhiên trong xã hội loài người ngày càng giảm. 

Ô nhiễm môi trường càng tăng cũng là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm hệ miễn dịch. Nguy cơ bệnh dịch tăng cao, con người dễ nhiễm bệnh tật hơn. Vì vậy, chu kỳ bùng phát đại dịch ngày càng ngắn lại. Một số tính toán bi quan cho rằng, thậm chí chỉ 10 năm có thể bùng phát một đại dịch.

Trước những nguy cơ hiện hữu, việc xây dựng một thế giới mới có thể đối phó hiệu quả với những thách thức của đại dịch tương lai cần phải bắt đầu ngay trong quá trình phục hồi sản xuất theo định hướng mới. Các chuỗi sản xuất cần phải tổ chức theo những liên kết đa phương, đa dạng hoặc liên kết song song, tránh bị đứt gãy khi xảy ra đại dịch. Các nền kinh tế, các quốc gia cần phải tổ chức cân đối hài hòa hơn giữa sản xuất, dịch vụ tiêu dùng và chi tiêu quốc phòng với hệ thống bảo đảm an toàn sức khỏe.

Người ta vẫn thường nói, khi có sức khỏe thì cần mọi thứ như tiền bạc, quyền lực, danh vọng… Khi không có sức khỏe thì chỉ cần mỗi sức khỏe. Đại dịch Covid-19 một lần nữa khẳng định điều đó. Chắc chắn mức đầu tư vào công nghệ sinh học sẽ tăng vọt trong thời gian tới làm nền tảng cho sự phát triển của y học nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe. Hơn 20 năm trước, chúng ta đã được nghe nói rằng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học sẽ là chìa khóa quyết định tương lai. Cho đến nay, công nghệ thông tin có những bước phát triển vũ bão, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới, dĩ nhiên là với mức đầu tư tương xứng. Rất tiếc, công nghệ sinh học không được hưởng mức đầu tư và theo đó là sự phát triển phù hợp. Thế giới đã phải trả giá đắt cho điều đó.

Thế giới hậu Covid-19 cũng đặt ra những thách thức với các đại đô thị. Có đến 95% bệnh nhân Covid-19 trên thế giới là cư dân đô thị, chủ yếu là các đại đô thị với mật độ dân cư cao và môi trường ô nhiễm. Có thể nói, các đại đô thị luôn chịu sự tàn phá lớn nhất trong các đại dịch truyền nhiễm. Khi internet bắt đầu trở nên phổ biến, đã có những dự báo lạc quan rằng thời đại của các đại đô thị đã chấm dứt. 

Thế giới ngày càng kết nối mạnh mẽ, ngày càng phẳng… Việc tụ tập để làm việc, hưởng thụ trong các đại đô thị trở nên không cần thiết, bởi người ta có thể làm việc cùng nhau từ khắp mọi nơi trên thế giới nhờ internet. Tuy nhiên, internet phát triển mạnh mẽ và các đại đô thị khắp thế giới vẫn phát triển không ngừng. Có lẽ internet chỉ mới là điều kiện đủ.

Đại dịch Covid-19 và nguy cơ những đại dịch tương lai rất có thể sẽ là điều kiện cần để kết thúc thời kỳ bùng nổ của các đại đô thị. Thay vào đó, con người sẽ ưu tiên môi trường sống xanh, mật độ dân cư không cao kết nối mạnh mẽ với các đại đô thị xanh khác bằng các tuyến cao tốc và hệ thống viễn thông.

Như Thủ đô Hà Nội của chúng ta: Sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội năm 2008, đã giúp kéo giãn phát triển đô thị cho Hà Nội. Theo đó, Thủ đô đã dự kiến được quy hoạch về phía đầu Hòa Lạc của Đại lộ Thăng Long kéo lên tận sườn núi Ba Vì, để lại nội thành Hà Nội cũ làm trung tâm kinh tế, văn hóa.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, ý tưởng mạnh bạo này chưa được thực hiện. Thay vào đó, trung tâm hành chính của Thủ đô Hà Nội sẽ được chuyển lên phía tây hồ Tây, như một phép trung bình cộng giữa ý tưởng mới và cái cũ. Biết đâu đấy, đại dịch Covid-19 sẽ làm thay đổi những quyết định trong hoạch định chính sách?

Đại dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát và sẽ qua đỉnh. Thế giới đã thay đổi và chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ vào những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta sẽ phải thích ứng với thế giới mới ấy ngay từ những bước đầu phục hồi sản xuất từ ngày hôm nay.


Vậy cũng đã gần 2 tháng tháng trôi qua kể từ cái ngày cả thế giới phát hiện ra chủng virut mới Corona. Những tưởng khi thông báo cho các em được nghỉ tiếp 1 tuần học để phòng tránh dịch thì trong mỗi chúng ta ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng, pha chút thoải mái vì được nghỉ Tết dài hơn. Nhưng rồi tuần thứ 2, tuần thứ 3 rồi đến tuần thứ 6 mọi cố gắng vẫn chỉ cho ra được Thông báo các em tiếp tục nghỉ học.

Chưa bao giờ, mỗi người trong chúng ta lại cảm thấy thời gian trôi chậm như  bây giờ. Tuần này rồi lại tuần đến, mọi thứ như đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng rồi vẫn chờ đợi. Trong thời gian chờ các em nhập học trở lại, toàn trường dường như cũng không nghỉ vì phải chuẩn bị các điều kiện phòng chống dịch đảm bảo an tâm khi các em trở lại trường học tập.

Nhưng rồi, sự tiến triển của tình hình dịch bệnh không thể lường trước được, mọi thứ cứ đến một cách bất ngờ mà những dự liệu của chúng ta dường như bị thay đổi. Có thể rất nhiều bạn sinh viên ở xa cảm thấy thấp thỏm vào ngày cuối tuần của đợt nghỉ dịch, không biết trường sẽ đi học hay nghỉ tiếp đây. Thời gian nghỉ ở nhà chưa bao giờ cả HSSV và thầy cô cảm thấy dài đến vậy. Tự dung nhớ mấy đứa bạn tinh nghịch nhưng đáng yêu, nhớ mái tóc của cô giáo còn vương màu phấn trắng, nhớ bài giảng của thầy còn hơi ấm,  nhớ khung cảnh ngôi trường hàng ngày mình đến lớp, ôi nhớ tất cả nhưng vẫn phải tạm xa nhau. Giờ đây giảng đường lặng im, hàng cây buồn ngơ ngác, vắng tiếng cười giòn tan của những em trung cấp ngày nào như mong chờ mãi bước chân ai.

Có lẽ cô thầy và trò sinh ra là dành cho nhau. Mùa Covid -19 đã làm cho mỗi người càng nhận ra giá trị ý nghĩa mà lâu nay chúng ta không cảm nhận hết. Có lẽ cuộc sống xoay vần quá nhanh, áp lực dạy học quá lớn khiến cô và trò càng ít khi nghĩ nhiều hơn về điều đó. Nhưng Covid đã như một khoảng lặng để cô trò cùng cảm nhận hết những điều thiêng liêng đó.

Mỗi chúng ta hãy sống có trách nhiệm với cộng đồng để chung tay đẩy lùi Covid -19. Và rồi cuộc sống rồi sẽ tốt đẹp trở lại, ngày mai trời cũng sẽ sáng, đại dịch sẽ kết thúc và sự tổn thất mong rằng sẽ ít nhất có thể. Cuộc sống sẽ trở lại bình thường và mái trường sẽ đón các em trở lại. Và chúng ta càng trân quý hơn những ngày tháng yên bình bên nhau, càng hiểu và cảm thông những khó khăn của nhau, yêu thương nhiều hơn và đạt được nhiều thành tích trong học tập, giảng dạy.

Mái trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm sẽ luôn xanh mát, đầy ắp những tiếng cười của tuổi trẻ, lấp ló đâu đó nụ cười hạnh phúc của những người thầy, người cô luôn cố gắng cho học trò của mình.

Ngày mai trời  lại sáng thôi mà! Chúc ta hay hy vọng và chờ đợi nhé!

Bài viết: Phạm Thị Phương - Phòng CTHSSV

03/12/2021 15:20

Hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của học sinh; đồng thời tuyên truyền sâu rộng về công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) Covid-19 trong thanh thiếu nhi... Trung tâm Sinh hoạt thanh thiếu nhi Trà Vinh tổ chức cuộc thi viết bài cảm nhận về công tác PCDB Covid-19 ở 02 bậc học THCS và THPT trên địa bàn tỉnh. Cuộc thi đón nhận sự tham gia nhiệt tình của hàng trăm học sinh khắp các địa phương trong tỉnh với nhiều cảm nhận sâu sắc.

Với chủ đề “Viết cảm nhận về công tác PCDB Covid-19 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư”. Thật bất ngờ, dù chỉ trải qua hơn 02 tuần phát động, ban tổ chức đã tiếp nhận hàng trăm bài thi từ khắp các trường học trên địa bàn tỉnh gửi đến tham gia. Trong đó, có những bài thi tác giả mới chỉ học lớp 6, có bài thi là những học sinh đang học lớp 12, nhưng qua những dòng cảm nhận của mình hầu hết các em đều nhận thức được đây là dịch bệnh nguy hiểm ở người. Từ đó các em thể hiện sự đồng cảm trước sự quan tâm của các cấp chính quyền trong công tác PCDB; chia sẻ trước những cống hiến từ các lực lượng tuyến đầu và đặc biệt nhiều bài viết đã nêu ra được các biện pháp PCDB hiệu quả.

Nêu cảm nghĩ của em về đại dịch covid

Cán bộ y tế hỗ trợ học sinh trong việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Em Nguyễn Thị Bảo Như, học sinh lớp 7/4, Trường THCS Minh Trí, thành phố Trà Vinh viết: “Sau những tháng giãn cách xã hội và chống dịch vừa qua, thì bây giờ số ca bệnh của tỉnh Trà Vinh vẫn còn nhiều, em thật sự rất buồn khi dịch bệnh đang lan tỏa ra khắp mọi nơi. Đặc biệt, vẫn còn vài người dân thiếu ý thức, chưa thực hiện đúng thông điệp 5K mà Bộ Y tế đã đưa ra, có trường hợp vượt chốt kiểm soát dịch... dù được các lực lượng nhắc nhở. Bây giờ tỉnh Trà Vinh đang bước vào giai đoạn dập dịch, làm thế nào để có thể kiểm soát nhanh nhất, vì mỗi ngày Trà Vinh luôn ghi nhận rất nhiều ca nhiễm Covid-19, nhưng tinh thần cương quyết chiến thắng đại dịch của các cấp chính quyền và người dân vẫn không từ bỏ. Em mong một ngày nào đó tỉnh Trà Vinh sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường như trước không còn căng thẳng, lo lắng về số ca bị lây nhiễm nữa…”.

   

Cuộc thi viết cảm nhận về công tác PCDB Covid-19 trong học sinh được chia thành 02 nhóm đối tượng.

Trong đó, nhóm học sinh bậc THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) trình bày bài dự thi tối thiểu 500 từ và tối đa 800 từ.

Đối với học sinh bậc THPT (từ lớp 10 đến lớp 12), bài cảm nhận tối thiểu 800 từ và tối đa 1.000 từ.

Thí sinh có thể trình bày bài dự thi bằng cách viết trên giấy tập học sinh hoặc đánh máy trên khổ giấy A4 bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Trong đó, khuyến khích bài dự thi nêu được biện pháp PCDB Covid -19 an toàn, hiệu quả trong “trạng thái bình thường mới” và có hình ảnh, số liệu minh họa.

 

Trong khi đó, đến từ Trường THCS Đại An, huyện Trà Cú, em La Khả Vy dù mới chỉ học đến lớp 6, nhưng em đã có những nhận thức rất sâu sắc về dịch bệnh Covid-19. Trong bài viết chưa đầy 500 từ, La Khả Vy cho biết: “Trong năm 2019, người ta phát hiện ra ở Vũ Hán xuất hiện 01 loại vi-rút mang tên Corona. Lúc đó báo đưa tin về con vi-rút này thì em thấy nó không có gì đáng sợ và em cũng không quan tâm lắm. Cho đến khi ở Vũ Hán dần dần bị lây nhiễm và bị tử vong khá là nhiều, em cũng hơi sợ. Rồi dịch bệnh dần đến nước Việt Nam của chúng ta, sau đó càng ngày số người nhiễm càng nhiều đã làm liên lụy đến nền kinh tế, nên Chính phủ đã họp với mọi người để bàn về dịch bệnh Corona. Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, mặc dù đợt này dịch bùng phát rất lớn, nhưng tỉnh Trà Vinh vẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch rất tốt, an toàn để cho người dân không bị lây nhiễm nhiều, em cảm thấy Trà Vinh của chúng ra rất là thương dân, Trà Vinh hãy cố gắng thực hiện các biện pháp tốt nhất để đẩy lùi Covid nha…”.

Chia sẻ với lực lượng tuyến đầu trong công tác PCDB Covid-19, em Trần Hoàng Phúc, lớp 12A4, Trường THPT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần thể hiện qua bài viết: “Nước ta có công tác PCDB vô cùng cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, giữ vững địa bàn an toàn, triển khai hàng loạt biện pháp mạnh mẽ ngăn ngừa sự lây lan, vận động Nhân dân khai báo, cách ly, đồng thời lập các chốt chặn, nhằm tránh sự lây lan cho cộng đồng, nhiều ĐVTN xung phong góp sức PCDB trên các nẻo đường, cán bộ, y bác sĩ khoác lên mình bộ đồ bảo hộ… dù tiếp xúc với nhiều người nghi nhiễm thậm chí là các bệnh nhân phải về cách ly sau những đợt công tác, nhưng không vì thế mà nản lòng. Cùng với sự khó khăn, vất vả kể cả những hiểm nguy, nhưng các lực lượng tuyến đầu trong PCDB Covid-19 vẫn luôn nở trên môi nụ cười trước những cống hiến của mình cho đất nước”.

Trong khi đó, đề cập đến tinh thần đoàn kết mà Bác Hồ từng nhắc nhở “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”, tác giả bài cảm nhận Huỳnh Quang Vinh, lớp 10.6, Trường THPT Vũ Đình Liệu, huyện Châu Thành nêu: “Toàn dân đoàn kết đã trở thành truyền thống nổi bật và vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam. Chỉ cần mọi người đoàn kết, thì khó khăn gì cũng sẽ vượt qua, sẽ chiến thắng, sẽ thành công trong đợt dịch lần này. Thành công đó là những ca nhiễm Covid-19 sẽ đi xuống; sẽ không còn những khu cách ly, những bệnh viện dã chiến. Mọi người sẽ cùng nhau chung sống trong trạng thái bình thường mới. Nền kinh tế của nước nhà sẽ được khôi phục lại và tất cả học sinh cũng sẽ được đến trường trong niềm hạnh phúc vốn có”.

Bài, ảnh: LÂM THY