Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau Tấc đất tấc vàng

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau Tấc đất tấc vàng

  • Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau Tấc đất tấc vàng

  • Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau Tấc đất tấc vàng

  • Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau Tấc đất tấc vàng

  • Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau Tấc đất tấc vàng

Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Bạn đang xem: Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

1. Mở bài

– Người xưa đúc kết kinh nghiệm và gửi gắm vào những câu tục ngữ hàm súc.
– Bàn về giá trị của đất đai, tục ngữ Việt Nam có câu: “Tấc đất tấc vàng”

2. Thân bài

– Giải thích ý nghĩa từ ngữ: “tấc đất”? “tấc vàng”?– Câu tục ngữ nêu bật giá trị vô cùng quý báu của đất đai như thế nào?– Vì sao tấc đất quý như tấc vàng? (đất đai dùng để trồng trọt, sinh sống, xây nhà dựng cửa, nơi thân thương của mỗi con người…

– Phải làm gì để phát huy giá trị của đất đai?

3. Kết bài

– Bài học cho thế hệ trẻ: quý trọng đất đai, chăm chỉ lao động khai thác tiềm năng.– Bảo vê môi trường đất.

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Nhân dân lao động Việt Nam có một tâm hồn đẹp và một trí tuệ sắc sảo, được trui rèn qua cuộc sống và công việc của họ. Trải qua bao năm tháng, người xưa đúc kết được thật nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử… và gửi gắm chúng vào trong những câu tục ngữ hàm súc, độc đáo. Khi bàn về giá trị quan trọng của đất đai, người nông dân Việt Nam ta có câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”. Ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ rất đỗi ngắn gọn này.

Mở đầu câu tục ngữ, tác giả dân gian đưa vào hình ảnh “tấc đất”. Đây là cách nói rất hay, bởi “tấc” là đơn vị đo lường của người bình dân trong thời cổ xưa. Hiện nay, “tấc” được quy đổi ra khoảng 1/10 mét, tức là khoảng 10 xen-ti-mét. Nói như thế để chúng ta thấy rằng tác giả dân gian muốn nhấn mạnh cái ít ỏi của “tấc đất”, ít như thế mà cũng quý giá như thế, quý bằng một “tấc vàng”. Vàng là kim loại quý, từ xưa đến nay, vàng được coi là thứ của quý, phản ánh sự giàu sang của một con người. “Tấc đất” nghe thì ít, nhưng “tấc vàng” thì chẳng ít chút nào. Một chiếc nhẫn vàng nhỏ bé cũng đã có giá trị rất cao, huống hồ gì cả “tấc vàng”. Đến đây thì ta đã nhận ra, người dân lao động xưa đã làm một phép so sánh ngang bằng giữa đất và vàng, để nhấn mạnh sự quý giá của đất chẳng kém gì thứ kim loại quý hiếm kia mà con người thường ưa thích và kiếm tìm.

“Tấc đất tấc vàng” chính là sự khẳng định rằng đất đai là tài sản có giá trị lớn của con người. Một tấc đất là chừng đó vàng. Cả một khu vườn, mảnh ruộng thì bao nhiêu “vàng” mới sánh được. “Đất đai quý lắm cháu con ơi!”, đó là lời người xưa gửi đến thế hệ hôm nay vậy.

Vì sao đất quý như vàng? Không phải chỉ có người nông dân mà chúng ta ai cũng không thể phủ nhận giá trị của đất đai đối với cuộc sống của con người. Đất đai quý, trước tiên là bởi đây là nơi canh tác, trồng trọt, đem lại lương thực, thực phẩm cho người Việt từ bao đời nay. Nước ta có những cánh đồng màu mỡ, những khu vườn xanh tươi, đó chẳng phải do đất đai mới có được hay sao. Sự đầm ấm của cuộc sống bắt nguồn từ đất đai quê nhà, từ “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Vậy nên, người Việt ta từ xưa luôn yêu quý đất đai quê hương là điều tất yếu. Đất còn quý, bởi trên đó, con người xây nhà dựng cửa, sinh sống làm ăn, thực hiện những ước mơ của mình. Mảnh đất thân thuộc không phải chỉ là nơi canh tác đơn thuần, mà còn là tình cảm gia đình đằm thắm, tình làng nghĩa xóm ấm cúng quanh năm. Mỗi tấc đất là một tấc lòng gắn bó với quê hương, có lẽ “vàng” cũng chưa sánh hết được! Đất là của cải, đem đến sự giàu có, trù phú và đất cũng là niềm yêu thương, hạnh phúc mộc mạc thân thương nhất của chúng ta. Có nhiều người cũng hiểu câu tục ngữ theo nghĩa đen, bởi giá trị của đất thật sự đã quý như vàng. Nhưng cha ông ta, thực chất muốn chuyển tải ý nghĩa trong việc gắn giá trị của đất với lao động. Chỉ có lao động mới đem tới cho con người cuộc đời đầy đủ, tốt đẹp hơn. Và giá trị của đất đai chính là từ đó mà ra. Ta lại nghĩ đến lời ca dao xưa nói rằng:

“Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Và để phát huy giá trị của đất đai, con người Việt Nam xưa đã luôn cần cù, sáng tạo để trồng trọt, làm giàu trên mảnh đất của minh. Từ đồng bằng Bắc Bộ đất chật người đông đến những đồng quê Nam Bộ rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dấu ấn con người bầu bạn cùng đất đai để có những vựa lúa cho đất nước. Đó là khởi nguồn của ấm no và hạnh phúc. Để khai thác tiềm năng đất đai, ngày nay, người Việt Nam ta còn ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiến bộ vào nông nghiệp, để có thể bảo vệ sự màu mỡ của đất, mà cũng có thể thu hoạch được nhiều thành quả hơn.

“Tấc đất tấc vàng” quả là câu tục ngữ vô cùng đúng đắn. Thế hệ trẻ hôm nay cần hiểu rõ giá trị tài nguyên đất đai của Tổ quốc, tiếp nối truyền thống cần cù của cha ông, chăm chỉ làm việc để cho đất đai nở hoa, “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ còn phải ra sức bảo vệ môi trường đất, phủ xanh quê hương, sao cho đất đai lúc nào cũng màu mỡ, chỉ như thế, quê hương ta mới phát triển vững bền.

———————HẾT————————

Việt Nam là đất nước thuần nông nên đất đai canh tác được ông cha ta đặc biệt coi trọng. Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng đã thể hiện được giá trị to lớn của đất đai đối với hoạt động sản xuất. Để mở rộng vốn hiểu biết và rèn luyện kĩ năng viết bài, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm, Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp, Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu 3: Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2
Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:
a. Nghĩa của câu tục ngữ.
b. Cơ sở thực tiễn nêu trong câu tục ngữ.
c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ (VD: có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)
d. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.


Câu 1:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 

  • Nghĩa của câu: Câu tục ngữ muốn nói đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Mùa hạ (tháng 5 âm, tức khoảng tháng 6 dương) có ngày dài đêm ngắn. Mùa đông (tháng 10 âm, tức tháng 11 dương) có ngày ngắn đêm dài
  • Cơ sở thực tiễn: Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm vào hai mùa trong năm.
  • Khả năng áp dụng: câu tục ngữ trên đúng với các địa phương nằm ở bán cầu Bắc do ảnh hưởng của Trái Đất khi quay quanh Mặt trời đã ngả từng nửa cầu khác nhau về phía Mặt trời.
  • Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.

Câu 2: Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.

  • Nghĩa của câu: khi nhìn lên bầu trời quang đãng, nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng. Bầu trời tối, nhiều mây, vắng (ít) sao sẽ có mưa.
  • Cơ sở thực tiễn: Đêm nhiều sao, trời không mây thì khả năng mưa ít xảy ra. Đêm ít sao do mây nhiều che khuất, mây nhiều tích mưa.
  • Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ này không hoàn toàn tuyệt đối chính xác, bởi lẽ có những lúc ngày sao nhiều mà trời vẫn mưa, và có những lúc sao ít nhưng trời
  • lại nắng.     
  •  Giá trị kinh nghiệm: Giúp cho người nông dân dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..

Câu 3:  Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

  •  Nghĩa của câu: Ráng là có sắc vàng, màu tựa màu mỡ gà. Khi chân trời co màu vàng là sắp có dông bão, phải lo chống giữ nhà cửa.
  •  Cơ sở thực tiễn: Dựa trên hiện tượng tự nhiên đã xảy ra mà nhân dân đã quan sát và thấy ứng nghiệm.
  •  Khả năng áp dụng: có thể áp dụng trong dự đoán dông bão xảy ra.
  •  Giá trị kinh nghiệm: Giúp người dân phòng chống được dông bão, giảm thiểu thiệt hại. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

  •  Nghĩa của câu: Vào tháng bảy âm lịch mà thấy kiến bò lên cao là hiện tượng báo sắp có lũ lụt xảy ra.
  •  Cơ sở thực tiễn: Loài kiến thường hay làm tổ ở dưới đất, chúng có cảm nhận rất tốt, dự cảm được sắp có lụt xảy ra chúng sẽ tìm cách bò lên chỗ cao.
  •  Khả năng áp dụng: có thể áp dụng vào dự báo thời tiết.
  •  Giá trị kinh nghiệm: Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.

Câu 5: Tấc đất tấc vàng.

  • Nghĩa câu tục ngữ: Đất đai quý như vàng
  • Cơ sở thực tiền: Đất đai được dùng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp… phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống con người. Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
  • Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ này hoàn toàn đúng, diện tích đất trên Trái đất không tăng thêm đáng kể trong khi dân số thế giới tăng nhanh. Vì vậy đất đai có giá trị vô cùng to lớn, vàng ăn mãi cũng hết còn đất nếu biết khai thác hợp lí thì sê là nguồn lợi còn mãi với con người.
  • Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai đồng thời nêu cao ý thức về việc cải tạo đất.

Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

  • Nghĩa câu tục ngữ: Trong nghề nông thì nuôi cá là đem lại giá trị kinh tế nhất, sau đó đến nghề làm vườn rồi đến nghề làm ruộng. Như vậy, câu tục ngữ cho  chúng ta biết về thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.
  • Cơ sở thực tiễn: Câu tục ngữ này không hoàn toàn chính xác bởi lẽ hiệu quả kinh tế của từng nghề còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá cả, nhu cầu thị trường…và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng địa phương (ví dụ: vùng miền núi thuận lợi cho làm vườn nhất nhưng không thuận lợi cho nuôi cá).
  • Giá trị kinh nghiệm: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

  • Nghĩa câu tục ngữ: Nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp: quan trọng nhất là nguồn nước tưới tiêu, thứ hai phân bón, thứ hai sự cần cù, công chăm sóc của con người và thứ tư là giống cây trồng.
  • Cơ sở thực tiễn:  Dựa trên cơ sở thực tế trồng lúa lâu đời của cha ông, nhân dân đã quan sát đúc kết nên kinh nghiệm đó.
  • Khả năng áp dụng: có thể thể áp dụng câu tục ngữ vào việc trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu, cây ăn quả khác. Tuy nhiên trong thời đại khoa học – kĩ thuật phát triển, thứ tự các yếu tố đó có thể thay đổi.
  • Giá trị của kinh nghiệm: Giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Điều này có ý nghĩa rất lớn với đất nước nông nghiệp như Việt Nam.

Câu 8: Nhất thì nhì thục

  • Nghĩa của câu tục ngữ: Thì là thời vụ, thục là nói đến việc cày bừa. Câu tục ngữ nói lên tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp.
  • Cơ sở thực tiền: Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.
  • Có thể áp dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ.
  • Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ, cày bừa kĩ càng trước khi gieo trồng.


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 3 trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2, trả lời câu 3 trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2, soạn văn câu 3 trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2