Ngành tâm lý học trong tương lai

Ngành tâm lý học tại Việt Nam hiện nay đang có những bước phát triển mới. Có rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn ngành này để theo học với hy vọng có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Thực trạng ngành tâm lý học ở Việt Nam như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết nhất.

Thực trạng ngành tâm lý học ở Việt Nam

Ngành tâm lý học ở Việt Nam là một trong những ngành vẫn còn khá mới lạ so với các ngành khoa học khác. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người băn khoăn về cơ hội phát triển khi lựa chọn ngành này trong những năm trên giảng đường đại học.

Theo lý thuyết, tâm lý học là một lĩnh vực khoa học có chức năng nghiên cứu về các hành vi, kinh nghiệm của con người thông qua những biểu hiện về tâm lý. Có thể thấy, tính ứng dụng của ngành khoa học này rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của xã hội như: chính trị, kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục… Chính vì vậy mà cơ hội để xin việc trong ngành nghề này được đánh giá là rất tiềm năng. 

Thực trạng ngành tâm lý học ở Việt Nam

Những người am hiểu về tâm lý học và có bằng cấp về nội dung khoa học này sẽ có sự đa dạng trong lựa chọn việc làm trong thời đại hiện nay. Bên cạnh đó, theo dự đoán, mức lương của ngành tâm lý học ở Việt Nam sẽ ở mức cao chứ không “bèo bọt” như một số nghề khác. 

Một điều mà bạn có thể tự tin hơn khi theo học ngành tâm lý là bạn sẽ tự có “khởi nghiệp” và tạo ra việc làm cho chính bản thân mình. Điều quan trọng là bạn cần có những kỹ năng và trình độ chuyên môn tốt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học ở Việt Nam

Theo những thống kê của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay thành phố đang cần trên 1.000 nhân sự có chuyên môn về ngành tâm lý mỗi năm. Nguồn nhân sự này dùng để phục vụ cho các nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức giáo dục và các doanh nghiệp.

Đối với những lĩnh vực mang tính chuyên môn như tâm lý lâm sàng, tham vấn, tư vấn, trị liệu, tâm lý tổ chức quản lý nhân sự, tâm lý giáo dục, ngành tâm lý học tội phạm ở Việt Nam… vẫn đang cần rất nhiều người có kinh nghiệm chuyên môn để làm việc.

Hơn nữa, các sinh viên học ngành tâm lý đôi khi không cần đợi đến lúc tốt nghiệp thì mới có thể đi làm. Trong quá trình học, sinh viên có thể đi làm thêm, thực tập tại các trung tâm tư vấn tâm lý để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Hiện nay, có rất nhiều chương trình tuyển dụng, tuyển thực tập sinh có lương cho sinh viên cơ hội thử sức và trải nghiệm kiến thức giữa học và làm.

Nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học ở Việt Nam

Như vậy, có thể thấy được những cơ hội tiềm năng mà sinh viên ngành tâm lý học tại Việt Nam có thể nắm bắt. Nếu bạn chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức tốt nhất, sau khi ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội dành cho bạn.

Một số ngành nghề bạn có thể làm như: chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên gia đào tạo, cố vấn chuyên môn, nghiên cứu sinh, giảng viên bộ môn tâm lý trong các trường đại học đào tạo chuyên ngành này.

Cơ hội nghề nghiệp ngành tâm lý học tại Việt Nam

Như đã phân tích ngành tâm lý học tại Việt Nam đang có những bước phát triển mới. Điều này cũng sẽ là một sự thuận lợi để sinh viên ra trường có những cơ hội việc làm tốt nhất dành cho mình. Vậy ngành tâm lý học ra trường làm gì?

Nếu như bạn có yêu thích việc tìm hiểu và mong muốn được làm công việc liên quan đến vấn đề y tế có thể trở thành ứng tuyển vào các vị trí chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa tâm lý.

Với những người yêu thích sự tự do, năng động thì có thể xin vào làm tại những công ty tư nhân. Vị trí phù hợp dành cho bạn có thể là chuyên viên nhân sự, Marketing, quan hệ chăm sóc khách hàng…Những vị trí này đều đòi hỏi những kiến thức nhất định về tâm lý học con người. Do đó sẽ hoàn toàn phù hợp và có lợi thế dành cho bạn.

Những bạn trẻ yêu thích việc nghiên cứu hoặc giảng dạy về ngành tâm lý thì có thể học lên thạc sỹ, tiến sỹ, tìm kiếm các cơ hội học bổng để du học nước ngoài. Kiến thức sâu rộng của bạn chắc chắn sẽ là tiền đề lý tưởng để bạn ứng tuyển vào vị trí giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu về ngành tâm lý…

Ngoài ra cũng có nhiều người tự mở các trung tâm tư vấn tâm lý sau khi ra trường. Bởi lẽ, nhu cầu xã hội ngày càng cần được chữa trị và giải đáp những căn bệnh tâm lý. Nếu như bạn có đủ kỹ năng và có tâm với nghề thì chắc chắn sẽ là nơi để khách hàng tìm đến.

Sinh viên Đông Á có cơ hội được làm việc tại Nhật Bản với mức lương hấp dẫn

Với triển vọng của nghề nghiệp này, việc lựa chọn theo học ngành này của các bạn trẻ là hoàn toàn phù hợp. Hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành tâm lý, tuy nhiên hãy lựa chọn cho mình ngôi trường có lộ trình đào tạo chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra cho sinh viên. Đại học Đông Á tự tin là một trong những môi trường học tập chất lượng dành cho sinh viên. Đội ngũ giảng viên giỏi, chương trình đào tạo được cải tiến và lồng ghép với chương trình của Nhật Bản, Hoa Kỳ. Sinh viên ra trường có cơ hội được làm việc tại Nhật Bản với mức lương hấp dẫn.

Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin cụ thể về ngành tâm lý học ở Việt Nam và tiềm năng của nó. Nếu bạn là người yêu thích ngành học này thì đừng ngại ngần theo đuổi đam mê của mình nhé.

Thế hệ trẻ ngày nay [đặc biệt là GenZ] bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến tâm lý học - Ảnh: Shutterstock

Ngày trước, khi nghe con mình muốn học ngành "tâm lý học", phụ huynh sẽ bắt đầu lo lắng về một ngành học ít người theo, không có nhiều lựa chọn trên con đường sự nghiệp cho con mình.

Ngày nay, trong bối cảnh hậu hiện đại, lớp vỏ xa lạ của "tâm lý học" dần được lột bỏ, để lộ ra một ngành học không những gần gũi mà còn có nhiều tiềm năng trong tương lai.

Tâm lý học và hướng đi truyền thống

Trước khi internet thịnh hành, một trong những lý do khiến tâm lý học bị xem là ngành khó theo ở Việt Nam là vì chúng ta có xu hướng gắn ngành học này với hai hướng ứng dụng khá truyền thống: tâm lý học tham vấn và tâm lý học lâm sàng.

Điểm chung của cả hai hướng ứng dụng này là đều xoay quanh việc đưa lời khuyên, can thiệp, điều chỉnh và gia giảm những vấn đề cảm xúc, hành vi hay các dấu hiệu bệnh lý tâm thần cho người có nhu cầu [thân chủ]. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, họ sẽ được chăm sóc và theo dõi bởi các tham vấn viên, trị liệu viên hoặc bác sĩ tâm thần. Trong đó, bác sĩ tâm thần có thể xem là nghề cao cấp nhất, được phép chẩn đoán, kê toa và chữa bệnh.

Nếu chọn theo hai hướng đi này, sự nghiệp thường sẽ chỉ "đơm hoa kết trái" nếu người học theo đuổi những học vị cao hơn [thạc sĩ, tiến sĩ] bởi tính chất công việc đặc thù của các nghề nghiệp thuộc hai hướng. Vì lẽ đó, nhiều người e sợ đây là ngành học đòi hỏi sự kiên nhẫn lâu dài nhưng lại không rộng cửa.

Tuy nhiên, tham vấn hay lâm sàng không không phải là những hướng ứng dụng duy nhất dành cho những ai thật sự yêu thích tâm lý học, bởi ngành học này đang dần được khai thác rộng hơn để ai cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Tâm lý học - cánh cửa mở rộng

Trước sự bùng nổ của internet, các thế hệ sau này ngày càng quan tâm đến tâm lý học. Người trẻ nhận ra rằng tâm lý học có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, không chỉ trong tham vấn và lâm sàng.

Tham vấn và lâm sàng là hai hướng ứng dụng phổ biến của tâm lý học nhưng không phải duy nhất - Ảnh: Shutterstock

Đây là điều tất yếu khi mọi nghề nghiệp ngày nay đều cần sự thấu hiểu và khả năng làm việc với con người hiệu quả - một trong những kỹ năng mà sinh viên tâm lý học được đào tạo bài bản từ hệ cử nhân.

Sau khi tốt nghiệp, người theo học tâm lý có thể góp phần cải thiện yếu tố con người trên phương diện cá nhân hoặc tổ chức khi tham gia vào doanh nghiệp ở các vị trí trong bộ phận nhân sự [tuyển dụng, phát triển nhân tài, đào tạo nhân sự...], bộ phận đối nội và đối ngoại [truyền thông nội bộ, quan hệ công chúng]. Các tổ chức phi chính phủ hướng đến các vấn đề về con người và xã hội cũng là một lựa chọn nghề nghiệp đầy tiềm năng.

Việc hiểu về con người cũng là một lợi thế trong ngành marketing, nghiên cứu thị trường hoặc lên chiến lược truyền thông cho thương hiệu để nhắm đúng tâm lý hành vi người tiêu dùng. Không chỉ vậy, lựa chọn làm việc trong môi trường giáo dục ở những văn phòng tâm lý học đường hướng tới học sinh, sinh viên để tư vấn hướng nghiệp hay dạy kỹ năng sống cho các bạn cũng là một lựa chọn thú vị.

Tâm lý học có thể được ứng dụng để cải thiện yếu tố con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển cho các doanh nghiệp, tổ chức hay đoàn thể - Ảnh: Shutterstock

Hiện nay, nhiều chương trình đại học đang khai thác hướng đi này để nhấn mạnh tính ứng dụng của khoa học tâm lý - con người vào cuộc sống và công việc. Tiêu biểu có thể kể đến chương trình Cử nhân Khoa học ứng dụng - Tâm lý học của đại học RMIT.

Là một đại học quốc tế với tỉ lệ sinh viên có việc làm khi ra trường cao, chương trình học tập trung vào những hướng đi thực tiễn nhất của tâm lý học như một lĩnh vực khoa học ứng dụng. Sinh viên vì thế không những được cung cấp kiến thức nhập môn cho tất cả các nhánh của tâm lý học [tâm lý học lâm sàng, tâm lý học tham vấn, tâm lý học phát triển, tâm lý học tổ chức…] mà còn được chuẩn bị những hướng phát triển nghề nghiệp cần thiết.

Hơn thế, những chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao như của đại học RMIT hoàn toàn có thể là nền tảng để học lên bậc thạc sĩ, tiến sĩ cho những ai muốn phát triển theo hướng lâm sàng và tham vấn.

Tóm lại, với những ai quan tâm và hứng thú với ngành tâm lý học, hãy tự tin theo đuổi nó. Trái với những suy nghĩ ngày trước, đây là ngành học gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam dù người học có muốn đi theo hướng lâm sàng, tham vấn hay ứng dụng vào những ngành nghề khác nhau trong cuộc sống.

Để bắt đầu khám phá ngành học này, bạn có thể bắt đầu đọc thêm về ngành tâm lý học, tiếp cận với những khái niệm cơ bản và tìm hiểu những gì bạn sẽ học, cũng như đừng ngại liên hệ với những trường đại học đào tạo chương trình tâm lý học để có thêm những thông tin bổ ích.

P.Q

Video liên quan

Chủ Đề