Nghèo đói nghĩa là gì

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

nghèo đói tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ nghèo đói trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ nghèo đói trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ nghèo đói nghĩa là gì.

- Nghèo đến mức thiếu ăn.
  • sớm sủa Tiếng Việt là gì?
  • sáng láng Tiếng Việt là gì?
  • lưu lượng Tiếng Việt là gì?
  • thể nào Tiếng Việt là gì?
  • lâm sàng Tiếng Việt là gì?
  • năm học Tiếng Việt là gì?
  • thỏa chí Tiếng Việt là gì?
  • Quảng Cư Tiếng Việt là gì?
  • nhảy nhót Tiếng Việt là gì?
  • khôi nguyên Tiếng Việt là gì?
  • trễ biếng Tiếng Việt là gì?
  • niên đại Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của nghèo đói trong Tiếng Việt

nghèo đói có nghĩa là: - Nghèo đến mức thiếu ăn.

Đây là cách dùng nghèo đói Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ nghèo đói là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Tương tự: Nghèo khổ

Định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng”

Những khái niệm về đói nghèo

Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo.

Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế.

Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau:

Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

  • Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
  • Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.
  • Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế.
  • Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng.

Năm 1998 UNĐP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo.

  • Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng dồng và được nuôi dưỡng tạm đủ.
  • Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu.
  • Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu.
  • Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác.

Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo đói, song ý kiến chung nhất cho rằng, ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt.

- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng [tương đương 45.000VND].

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị [thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng], cơ cấu kinh tế [phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ công quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được], thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ dẫn đến khó phát triển kinh tế, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh không thể kiểm soát được và không có bình đẳng nam nữ.

Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.

Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo đói phần lớn không được xem như là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn". Cùng với công nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo khổ phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia.

Người đăng: trang Time: 2020-08-01 01:05:37

Bài này viết về phân biệt giàu - nghèo. Đối với Truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, xem Nghèo [truyện ngắn].

Mẹ và những người con trong thời khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Mỹ năm 1936. Ảnh của D. Lange

Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị [thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng], cơ cấu kinh tế [phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được], thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.

Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.

Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn". Cùng với công nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp Anh, việc chống nghèo chính là khởi điểm của một chính sách xã hội hiện đại. Thế nhưng trong thời gian gần đây hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện.

Mức độSửa đổi

Khu nhà người nghèo tại Soweto, Cộng hòa Nam Phi

Nghèo trên toàn thế giớiSửa đổi

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì trong năm 2001 trên toàn thế giới có 1,1 tỉ người [tương ứng với 21% dân số thế giới] có ít hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo. [Năm 1981 là 1,5 tỉ người, vào thời gian đó là 40% dân số thế giới, năm 1987 là 1,227 tỉ người tương ứng 30% và năm 1993 là 1,314 tỉ người tương đương với 29%].

Phần lớn những người này sống tại châu Á, thế nhưng thành phần những người nghèo trong dân cư tại châu Phi lại còn cao hơn nữa. Các thành viên của Liên Hợp Quốc trong cuộc họp thượng đỉnh thiên niên kỷ năm 2000 đã nhất trí với mục tiêu cho đến năm 2015 giảm một nửa số những người có ít hơn 1 đô la Mỹ. [Điểm 1 của những mục đích phát triển thiên niên kỷ]. Theo thông tin của Ngân hàng Thế giới vào tháng 4 năm 2004 thì có thể đạt được mục đích này nhưng không phải ở tất cả các nước. Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt [từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á] thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên ở châu Phi [gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara]. Tại Đông Âu và Trung Á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới.

Một gia đình "thuyền nhân" năm 1979.

Nếu xếp theo thu nhập bình quân đầu người thì các nước sau có tỉ lệ người nghèo cao nhất: Malawi, Tanzania, Guiné-Bissau, Burundi và Yemen

Bên cạnh nguyên nhân chính trị, nghèo đói cũng là một nguyên nhân lớn của hiện tượng dân di cư từ vùng núi về đồng bằng, từ nông thôn về thành thị, từ các nước thứ ba về các nước phát triển gây nên hiện tượng thuyền nhân.

Nạn nghèo tại ÁoSửa đổi

Theo số liệu của Bộ Xã hội ["Báo cáo về tình trạng xã hội 2003–2004"] thì trong năm 2003 có hơn 1 triệu người ở Áo [13,2% dân cư] có nguy cơ nghèo. Trong năm 2002 là 900.000 hay 12%, năm 1999 là 11%. Ranh giới nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trung bình. Theo đó thì cứ mỗi 8 người thì có một người là có thu nhập ít hơn 785 Euro/tháng. Phụ nữ có tỷ lệ nguy cơ nghèo cao hơn [14%].

Bên cạnh nghèo về thu nhập như là chỉ số cho tình trạng tài chính của một gia đình, ở Áo còn có „nghèo nguy kịch" khi ngoài việc thiệt thòi về tài chính còn có thiếu thốn hay hạn chế nhất định trong những lãnh vực sống cơ bản. Trong năm 2003 có 467.000 người [5,9% dân số] nghèo nguy kịch. Trong năm trước còn là 300.000 người hay 4%. Theo một bản báo cáo của hội nghị về nạn nghèo, lần đầu tiên có số liệu về cái gọi là "working poor": tại Áo có 57.000 người nghèo mặc dầu là có việc làm. Ngoài ra mức độ nguy cơ nghèo phụ thuộc vào công việc làm: Những người làm việc cho đến 20 tiếng hằng tuần có nguy cơ nghèo gấp 3 lần, những người làm việc từ 21 đến 30 tiếng có nguy cơ nghèo gấp đôi những người làm việc từ 31 đến 40 tiếng.

Nạn nghèo tại ĐứcSửa đổi

Thu nhập tương đương sau thuế hằng tháng do Cục Thống kê Liên bang tính toán vào năm 2002 là 1.217 Euro trong các tiểu bang cũ và 1.008 Euro trong các nước tiểu bang mới. Theo các tiêu chí của Liên minh châu Âu cho ranh giới nghèo [60%] thì như vậy ranh giới nghèo nằm vào khoảng 730,20 Euro cho phía Tây và 604,80 Euro cho phía Đông của nước Đức. Theo lệ thường thì mức sống xã hội văn hóa tối thiểu được định nghĩa bằng trợ cấp xã hội còn ở dưới ranh giới này.

Theo số liệu từ "Báo cáo giàu và nghèo lần thứ hai" do chính phủ liên bang đưa ra trong tháng 3 năm 2005 thì trong năm 2003 có 13,5% dân số là nghèo. Năm 2002 cũng theo các số liệu này thì con số đó còn là 12,7%, năm 1998 là 12,1%. Hơn 1/3 những người nghèo là những người nuôi con một mình và con của họ. Vợ chồng có nhiều hơn ba con chiếm 19%.

Trẻ em và thanh niên ở Đức có nguy cơ nghèo cao. 15% trẻ em dưới 15 tuổi và 19,1% thanh niên từ 16 đến 24 tuổi thuộc vào diện này. Số trẻ em sống nhờ vào trợ cấp xã hội ở Đức tăng thêm 64.000, lên đến 1,08 triệu trong năm 2003 và đạt đến 1,45 triệu trong thời gian 2004/2005. Theo UNICEF, trẻ em nghèo ở Đức tăng nhanh hơn so với phần lớn các nước công nghiệp. Thêm vào đó nghèo có ảnh hưởng lớn đến cơ hội giáo dục theo nghiên cứu của Hiệp hội Từ thiện Công nhân [Arbeiterwohlfahrt].

Ngược lại thì nạn nghèo ở người già tại Đức giảm đi từ 13,3% năm 1998 xuống 11,4% trong năm 2003. Thế nhưng nạn nghèo ở đây được dự đoán là sẽ tăng vì những người thất nghiệp, làm việc nửa ngày và những người thu nhập ít hiện đang có nhiều sẽ có tiền hưu ít và thêm vào đó là mức tiền hưu của tất cả những người về hưu trong tương lai [tức là tất cả những người làm việc hiện nay] sẽ bị giảm đi theo các cải tổ. Theo một nghiên cứu của Deutsches Institut für Altersvorsorge thì 1/3 công dân liên bang có nguy cơ bị nghèo đi trong tuổi già. Nguyên nhân bên cạnh việc tăng tuổi thọ là các cải tổ về chế độ hưu của năm 2001 và 2004 giảm mức độ tiền hưu theo luật pháp xuống khoảng 18% và việc nhiều công dân liên bang không sẵn sàng tự lo trước cho tuổi già vì không muốn hay không có khả năng [khoảng 60%].

Nạn nghèo ở MỹSửa đổi

Theo số liệu từ bản báo cáo của Cục điều tra dân số tháng 8 năm 2005 thì ở Mỹ con số những người có thu nhập dưới ranh giới nghèo đã liên tiếp tăng đến lần thứ tư. Có 12,7% dân số hay 37 triệu người nghèo và đã tăng 0,2% so với năm trước đó. Một gia đình 4 người được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ trong một năm. Đối với những người độc thân thì ranh giới này ở vào khoảng 9.650 đô la.

Nạn nghèo ở Việt NamSửa đổi

Bài chi tiết: Nghèo ở Việt Nam

Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới [tiếng Anh: Gender Development Index-GDI] xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp [tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI] xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực [%số hộ nghèo ước lượng năm 2002] là 10.87%. Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ [MDG], Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực.[1]

Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát [khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay] và do là suy giảm kinh tế [2]. Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đến 650.000 đồng/người/tháng [QĐ 09/2011/QD-TTg]. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.

Nghèo và môi trườngSửa đổi

Trong nhiều khu vực trên thế giới nạn nghèo là một trong những nguyên nhân chính đe dọa và phá hủy môi trường. Các vấn đề có nguyên do từ nạn nghèo làm cản trở các tiến bộ trong bảo vệ môi trường. Phương tiện tài chính cần thiết để bảo vệ môi trường không thể có được tại các vùng có nạn nghèo cao. Klaus Töpfer, lãnh đạo cơ quan môi trường của Liên Hợp Quốc UNEP đã gọi nghèo "là chất độc lớn nhất của môi trường", chống nghèo là điều kiện tiên quyết để có thành tựu trong việc bảo vệ môi trường.

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ “UNDP kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng và công bằng nhằm tấn công các điểm nghèo đói tại Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2006.
  2. ^ 'Xin được nghèo hai năm nữa', VnExpress 18/172010

Tham khảoSửa đổi

  • Werner Rügemer: Arm und reich [Nghèo và giàu]. Transcript Verlag, Bielefeld 2003.
  • Eike Roth: Globale Umweltprobleme - Ursachen und Lösungsansätze [Những vấn đề môi trường toàn cầu - Nguyên nhân và phương cách giải quyết]. Friedmann Verlag, München 2004
  • Jared Diamond: Arm und reich. Die Schicksale menschlicher Gesellschaften [Nghèo và giàu. Các số phận của những xã hội con người]. Fischer Taschenbuch Verlag, Frankfurt 1999.

Đọc thêmSửa đổi

  • Tham nhũng
  • Giàu
  • Công bằng xã hội
  • Working poor
  • Bất bình đẳng kinh tế
  • Ăn xin
  • Thất nghiệp
  • Đình công
  • Lạm phát
  • Khủng hoảng kinh tế
  • Thâm hụt ngân sách
  • Ăn cắp, ăn trộm
  • Ăn cướp
  • hệ số gini

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nghèo.
  • Poverty [Sociology] tại Encyclopædia Britannica [tiếng Anh]
  • Xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn tại Việt Nam Lưu trữ 2006-01-07 tại Wayback Machine – Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
  • Chương trình chống nghèo của UNESCO [tiếng Anh]
  • Eldis Poverty Resource Guide - Tài liệu trực tuyến tự do về nạn nghèo tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh [tiếng Anh]

Video liên quan

Chủ Đề