Theo tác giả vì sao sẽ có một ngày cha từ chối làm người bao dung và mẹ cộc cần cáu gắt

Ở một giai đoạn nào đó, hầu hết trẻ em đều có biểu hiện cáu gắt, ăn vạ hoặc tức giận, ném đồ. Trong hoàn cảnh đó cách xử trí của cha mẹ khi trẻ hay cáu gắt là gì? Đánh mắng trẻ hay lờ đi? Tìm hiểu ngay bài viết này để có cách xử trí thông minh mẹ nhé!

Nguyên nhân làm trẻ hay cáu gắt

Theo một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy: 87% trẻ 1 đến 2 tuổi có những biểu hiện cáu gắt, khó chịu. Tỷ lệ này đạt mức độ tối đa là 91% khi trẻ 2,5 tuổi – 3 tuổi, và mức độ những “cơn thịnh nộ” giảm xuống khi trẻ 3,5 – 4 tuổi. Những biểu hiện cáu gắt ở trẻ thường kéo dài khoảng 2 phút ở trẻ 1 tuổi và 5 phút ở trẻ 4 tuổi.

Biểu hiện trẻ hay cáu gắt xuất hiện dưới đủ hình thái: có khi bé sẽ gào khóc, gồng cứng tay chân, ưỡn cong người, đá lung tung, giậm chân, hay ăn vạ nằm lăn ra đất. Có một số trường hợp trẻ còn phá phách đồ đạc, trở nên hung hãn thậm chí khóc đến lặng người và đột nhiên nín thở đến xanh, tím cả người.

Trẻ gào khóc, la hét… là một trong số những biểu hiện trẻ hay cáu gắt

Hiện nay việc trẻ thiếu kiềm chế cảm xúc đang là một trong những vấn đề khá phổ biến nhất là những trẻ em sinh ra và lớn lên tại các thành phố lớn. Phần lớn trẻ em ở thành phố rất ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Trẻ sinh ra viện rồi về nhà, về nhà lại được bao bọc không tiếp xúc với người lạ…

Vì thế, khả năng giao tiếp, khả năng vận động của trẻ sẽ bị hạn chế, trẻ không có nhiều cơ hội trải nghiệm bản thân, dẫn đến những ức chế nhất định trong tâm lý của trẻ.

Hơn nữa việc nhiều phụ huynh hiện nay có xu hướng ép trẻ làm nhiều thứ cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay cáu gắt, nổi cơn thịnh nộ. Từ việc ăn, ngủ hay học… trẻ đều bị người lớn ép, mà ít có khi được làm theo ý mình.

Người lớn chưa thực sự lắng nghe cũng như tôn trọng như những sở thích của trẻ dẫn đến việc trẻ thụ động, chỉ làm theo những gì được chỉ dẫn sắp xếp, không có cơ hội được thể hiện trải nghiệm bản thân. Lâu ngày sẽ xuất hiện những ức chế nhất định trong tâm lý của trẻ.

Nuông chiều trẻ quá mức cũng làm trẻ hay cáu gắt, không kiềm chế được cảm xúc. Do thói quen luôn được nuông chiều, đáp ứng hầu hết các yêu cầu… bỗng một ngày trẻ bị người lớn “từ chối” đáp ứng những yêu cầu đó. Thái độ này của người lớn sẽ khiến trẻ tức giận, la hét, ăn vạ để được đáp ứng lại.

Ngoài ra khi trẻ căng thẳng, đói mệt, bị bạn lấy mất đồ chơi yêu thích, bị kích thích quá mức cũng là nguyên nhân làm trẻ hay cáu gắt. Với những cơn thịnh nộ kiểu này, nó thường được kết thúc sau tuổi lên 4. Tuy nhiên, có thể sẽ vẫn tiếp diễn nếu trẻ có thể dùng phương tiện này để đạt những gì mình muốn.

Cách xử trí thông minh khi trẻ hay cáu gắt

Để những cơn thịnh nộ, cáu gắt này nhanh chóng bị dập tắt và không theo đuổi trẻ lâu dài mẹ cần có những cách xử lý thông minh.

Xác định nguyên nhân khiến trẻ hay cáu gắt

Nhiều trẻ tức giận, cáu gắt khi cùng mẹ đi mua sắm, đến nhà người quen hay trong bữa ăn. Lúc này mẹ nên giảm nhẹ căng thẳng cho con bằng cách rút ngắn thời gian mua bán, thời gian ăn… để bé không cảm thấy mệt mỏi, chán chường.

Trẻ mệt mỏi, tức giận khi cha mẹ đi mua sắm quá lâu

Thấu hiểu cảm xúc của bé

Mẹ cần thấu hiểu những cơn tức giận của trẻ. Nếu nhận thấy trẻ bắt đầu có những biểu hiện nóng giận, cần nhanh chóng đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ vào một hoạt động khác, như thế cơn tức giận của bé cũng nhanh chóng tiêu tan.

Khi trẻ cáu gắt, hãy bình tĩnh

Khi con tức giận, cha mẹ cũng nổi giận theo như thế mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn. Nếu việc trẻ cáu gắt buộc bạn phải lên tiếng, hãy hít một hơi thật sâu và nói với trẻ bằng giọng trầm tĩnh với hành động chậm dãi… Đây sẽ là một cách xử trí thông minh, giúp trẻ cân bằng lại cảm xúc nhanh chóng.

“Lờ đi” cơn thịnh nộ của trẻ

Khi cơn thịnh nộ của trẻ xuất hiện, cha mẹ có thể phớt lờ hành vi đó của trẻ, cho tới khi bé ngừng cáu gắt. Bởi khi cơn nóng giận đó đạt tới đỉnh điểm, việc đánh lạc hướng hay giải thích sẽ chẳng có lợi ích gì. Bé sẽ không để tâm và nghe bạn nói.

Việc mẹ cứ mãi giải thích, dỗ dành càng làm bé hiểu rằng: cơn thịnh nộ đang có tác dụng và làm cha mẹ phải sợ, từ đó bé sẽ lấy hành động này để thường xuyên đe dọa cha mẹ.

Không nhân nhượng

Trẻ hay cáu gắt do bé muốn và không muốn làm điều gì đó như không muốn đi tắm, muốn được ăn kẹo buổi tối… Trong hoàn cảnh này, bạn nên nhẹ nhàng nhưng cương quyết yêu cầu không được làm việc này hoặc không đáp ứng điều bé muốn.

Hãy kiên định trong thái độ

Để đối phó với việc trẻ hay cáu gắt cha mẹ nên kiên định, nhất quán trong việc xử lý những cơn tức giận của trẻ. Lúc lại dỗ dành đáp ứng mong muốn của trẻ, lúc lại không thì vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Khen thưởng hành vi tích cực

Nếu bé kiểm soát tốt cơn nóng giận cha mẹ có thể nhiệt tình khen ngợi con để bé thấy việc bé kiềm chế được cảm xúc là việc làm tốt, cần phải duy trì.

Tính cách của con một phần chịu ảnh hưởng từ cha mẹ

Cần làm gương

Cha mẹ luôn là bản sao trong cách cư xử của con. Nếu khi tức giận cha mẹ cũng không kiểm soát được hành vi của mình mà chửi bới, đập phá… thì rất khó để khuyên trẻ bình tĩnh. Chính vì thế để xử lý tốt cơn nóng giận của con, cha mẹ cũng phải xử lý tốt cơn nóng giận của mình. Muốn con tốt cha mẹ phải là tấm gương để con noi theo.

Trẻ hay cáu gắt đôi khi là biểu hiện tâm lý rất bình thường, nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nếu cha mẹ xử lý tốt, giai đoạn này sẽ sớm qua nhanh. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn quyết định cách thức giáo dục không nhỏ cho sự trưởng thành sau này.

Vì vậy cha mẹ phải lưu ý và biết cách xử lý thông minh, đúng cách để khi trưởng thành chúng sẽ là những đứa trẻ độc lập, biết nghe lời và sống đúng nguyên tắc.

Chuyên Gia Hướng Dẫn Cách Giúp Trẻ Hiếu Động Bình Tâm

Dấu hiệu trẻ tăng động

Nguồn: //thongminhmatsang.com/

Ảnh hưởng của cha mẹ đối với sự thăng tiến của con

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Có vô số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách bạn cư xử với đồng nghiệp.

Có nhiều thứ cách khác nhau trong công sở, như tính cách của sếp và rộng hơn là môi trường văn hóa công ty.

Bạn có phải là người có tố chất lãnh đạo?

Cách tuyển dụng truyền thống của Nhật đang mất đi?

Quảng cáo

Người bị quá nhiều việc cần dùng chiến thuật gì?

Tuy nhiên, nếu bạn thấy bản thân liên tục rơi vào tình cảnh vô dụng - như là bạn phải khổ sở tìm cách tiếp nhận những phản hồi tiêu cực, tránh né việc phải nhờ vả đồng nghiệp giúp đỡ, hay nỗi sợ thất bại - thì có thể có những nguyên nhân khác khó thấy hơn đứng đằng sau.

Bản chất mối quan hệ của cha mẹ bạn, và đặc biệt là cách họ giải quyết vấn đề - thân thiện, có tính xây dựng, hay xung đột, gây gổ nhau - có thể là các yếu tố định hình cách bạn giao tiếp, ứng xử với người xung quanh.

Nếu cha mẹ bạn thường xuyên cãi nhau, hay thậm chí còn xung đột gay gắt hơn, thì theo ngôn ngữ tâm lý học, họ đã định hình ở bạn "tính gắn bó". Tính cách này có thể làm lu mờ khả năng hình thành quan hệ lành mạnh tại công sở của bạn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Thuyết gắn bó lần đầu tiên được công bố bởi nhà tâm lý học người Anh John Bowlby hồi giữa thế kỷ trước.

Nhà rộng làm cuộc sống gia đình tốt hơn?

Những cặp vợ chồng phải sống xa nhau ở Hong Kong

Mẹo lừa hữu hiệu khiến người khác làm theo ý mình

Ông cho rằng các mối quan hệ ban đầu của con người - đặc biệt là quan hệ với cha mẹ - sẽ định hình cách ta ứng xử với những người khác trong suốt cuộc đời, gọi là "tính gắn bó".

Nói một cách căn bản thì con người có thể có sự "gắn bó an toàn", "gắn bó lo âu", hay "gắn bó tránh né".

"Gắn bó an toàn" có ở người tự tin vào giá trị bản thân và tin tưởng người khác.

Những ai có xu hướng "gắn bó lo âu" thì coi nhẹ bản thân và sợ bị người khác từ chối và bỏ mặc, liên tục tìm kiếm sự trấn an.

Còn những người "gắn bó tránh né" thì cực kỳ không tự tin và không tin tưởng người khác. Họ tìm cách thích nghi bằng cách ngay từ đầu tránh né quá gần gũi với người khác.

Có rất nhiều yếu tố tạo ra các kiểu gắn bó phát triển trong ta, trong đó bao gồm cả phản ứng của cha mẹ cũng như tính cách bản thân ta, và phần tính cách này tự thân cũng thể hiện nhiều yếu tố liên quan đến môi trường và gene.

Tuy nhiên, có một yếu tố khác nữa, đó là mối quan hệ giữa cha và mẹ.

Với con trẻ, cha mẹ là hình mẫu thể hiện gợi ý sự bất đồng nên được giải quyết ra sao trong mối quan hệ tình cảm gần gũi - và liệu bất đồng đó có được giải quyết không - nghiên cứu chỉ ra điều này gây ảnh hưởng đến kiểu gắn bó của trẻ trong tương lai.

Những nghiên cứu kiểu này thông thường chịu ảnh hưởng từ sự trùng gene - nghĩa là bất cứ liên hệ nào giữa hành vi của con cái và hành vi của cha mẹ đều có thể giải thích, ít nhất là phần nào đó, dựa trên những gene giống nhau họ có.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nếu bạn khổ sở khi phải đón nhận những lời phê bình tiêu cực thì không hẳn đây là tính cách của bạn - nó có thể liên quan đến "tính gắn bó" của bạn

Tuy nhiên, giới hạn này xem xét một nghiên cứu thực hiện với 157 cặp đôi, phát hiện ra những người có cha mẹ ly hôn khi họ còn nhỏ thường có kiểu gắn bó lo âu khi trưởng thành.

Một nghiên cứu do các nhà tâm lý học từ Đại học Purdue Calumet ở bang Indiana, đề nghị 150 sinh viên nhớ lại những xung đột trong tình cảm của cha mẹ và sau đó tự đánh giá kiểu gắn bó của bản thân. Những sinh viên nhớ được nhiều xung đột hơn có xu hướng theo kiểu gắn bó lo âu và tránh né hơn.

Trong nhiều năm, thuyết gắn bó gần như luôn được áp dụng để tìm hiểu kiểu gắn bó của con người, hình thành từ khi thơ bé, tác động đến hành vi và mối quan hệ tình cảm khi họ trưởng thành [cũng không có gì đáng ngạc nhiên, hai kiểu gắn bó bất an có liên hệ với đời sống tình cảm không tốt khi trưởng thành].

Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhà tâm lý học công sở đang dùng đến thuyết gắn bó để giải thích hành vi của nhân viên trong văn phòng, với ngày càng nhiều nghiên cứu chọn cách tiếp cận này trong vài năm gần đây.

Xu hướng cá nhân

Kiểu gắn bó của bạn có thể ảnh hưởng đến hành vi trong công việc theo nhiều cách khác nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn là người gắn bó lo âu, bạn dễ cảm thấy lo sợ khi phải đối diện với nguy cơ bị từ chối và dẫn đến thể hiện kém trong công việc [tuy nhiên ưu điểm là bạn sẽ cảnh giác trước nguy cơ hơn, và thể điều này sẽ khiến bạn là người rất thích hợp để tiết lộ ra những tin liên quan tới hành vi sai trái].

Nếu bạn có kiểu gắn bó tránh né, bạn có xu hướng không tin tưởng lãnh đạo và đồng nghiệp.

Quá trình tâm lý rất sâu này cũng ảnh hưởng đến người làm sếp - chẳng hạn, những người theo kiểu gắn bó yên tâm sẽ có xu hướng dễ trao quyền hơn.

Những phát hiện trên được chứng minh bằng nhiều câu chuyện cá nhân.

Sabrina Ellis, 32 tuổi, y tá về sức khỏe tâm thần và nhà tâm lý học tư vấn về các vấn đề trong công sở, nhớ lại những xô xát về lời nói và hành động của cha mẹ cô, và sau đó là giữa mẹ và người cha dượng.

"Suốt thời gian lớn lên… không có bất cứ người lớn nào dù là đàn ông hay phụ nữ trong nhà mà tôi có thể tin tưởng, và tôi cảm thấy như mình phải tự bảo vệ bản thân dù còn rất trẻ," cô kể lại.

Sabrina tin rằng điều này gây ra nhiều vấn đề trong thời gian đầu cô mới bước vào sự nghiệp, đặc biệt là trong việc cố xây dựng lại niềm tin với những đồng nghiệp nam khiến cô thất vọng.

Kiran Kauer, tư vấn quản trị 34 tuổi, tin rằng mối quan hệ của cha mẹ cô đã ảnh hưởng đến cô theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.

Họ tránh xung đột với nhau và thể hiện bề ngoài hòa hợp [đây là điều mà thỉnh thoảng Kauer cũng cố gắng bắt chước trong nhóm làm việc của cô], nhưng đồng thời họ cũng cố tìm cách áp chế người kia bất kỳ khi nào hai bên có khác biệt quan điểm.

"Điều này ảnh hưởng tới cách tôi tiếp cận công việc với nhóm vì tôi cũng không kêu gọi thảo luận cởi mở," cô chia sẻ.

Dù vậy, kiểu gắn bó của bạn không phải là định mệnh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy kiểu gắn bó sẽ biến đổi ở mức độ nào đó trong đời tùy theo hoàn cảnh trong từng thời kỳ.

Nếu bạn may mắn có một người bạn đời đáng tin cậy và tin yêu, bạn sẽ có thêm nhiều tự tin và biết tin tưởng vào người khác - thể hiện ở kiểu gắn bó an toàn. Đây là quá trình "nghịch lý phụ thuộc" - nghĩa là có ai đó để dựa vào và từ đó tăng tính độc lập.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Đồng thời, khi bạn nhận thức rõ hơn về xu hướng trong mối quan hệ của bản thân, từ những trải nghiệm ấu thơ, bạn có thể từng bước cải thiện hay biến đổi để tận dụng xu hướng đó.

Kauer cho biết sự né tránh xung đột và đầu óc không cởi mở, điều mà cô tin rằng đã hình thành trong cô từ những gì xảy ra trong gia đình, là thứ mà cô bắt đầu tìm cách giải quyết từ 10 năm trước khi một đồng nghiệp chỉ ra cho cô. "Tôi [hiện giờ] sẵn sàng thảo luận và cố gắng cởi mở nhất có thể," cô nói.

Ellis cũng tìm ra cách thích nghi theo hướng tích cực.

"Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã luôn tránh né xung đột và ý thức học về những cách thức mới để giải quyết vấn đề, thể hiện sự lo lắng chuyên nghiệp bằng cách tập trung vào tìm kiếm giải pháp," cô chia sẻ.

"Điều này rất năng suất và [đã giúp tôi] thành công khi làm lãnh đạo nhóm và là đồng nghiệp với những chuyên gia khác."

Cách bạn ứng xử với mọi người trong công việc có thể bắt nguồn từ rất sâu xa đâu đó, nhưng nếu như tâm lý học có thể dạy ta điều gì thì đó chính là ta luôn có thể học tập suốt đời.

Điều đó cũng đúng với kiểu gắn bó và nhân cách của bạn, tương tự như khi học ngôn ngữ mới hay tập môn thể thao nào đó mới.

Nói theo cách của các nhà tâm lý học, thì việc nhận thức rõ hơn về những mối quan hệ giữa con người với nhau và nguồn gốc của chúng có nghĩa là bạn có thể thích nghi và trở thành đồng nghiệp hay nhà quản lý hiệu quả hơn.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.

Video liên quan

Chủ Đề