Người ukraine sang việt man vì sao

Trong cuộc điện đàm tối 15/3 về tình hình xung đột Ukraine, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam, theo đó các tranh chấp, bất đồng quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Baochinhphu.

Bộ trưởng đề nghị các bên kiềm chế, giảm căng thẳng và tiếp tục nỗ lực đối thoại nhằm tìm giải pháp lâu dài trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và tính đến lợi ích chính đáng của các bên. Ông cho biết Việt Nam sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế đóng góp cho quá trình này.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Nga tiếp tục tổ chức các hành lang nhân đạo và có biện pháp bảo đảm an toàn cho dân thường, trong đó có người Việt Nam ở Ukraine, sơ tán ra khỏi các vùng chiến sự.

Ngoại trưởng Lavrov đánh giá cao vai trò và đóng góp của Việt Nam cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Ông khẳng định sẽ cố gắng hết sức hỗ trợ sơ tán an toàn công dân Việt Nam ra khỏi các khu vực chiến sự.

Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine từ hôm 24/2, có khoảng gần 7.000 người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine. Bà con sống tập trung tại một số thành phố lớn như Kiev [khoảng 800 người], Kharkov [khoảng 3.000 người], Odessa [khoảng 3.000 người] và một số thành phố nhỏ khác như Kherson, Donetsk, Lviv.

Tính đến 16 giờ ngày 12/3, các cơ quan đại diện Việt Nam đã đón hơn 4.500 người sơ tán từ Ukraine sang các nước lân cận. Việt Nam đã thực hiện 4 chuyến bay đưa tổng cộng gần 1.200 người về nước từ Ba Lan và Romania.

Trong trường hợp cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu sơ tán về nước, người Việt Nam tại Ukraine và các nước lân cận có thể liên hệ, đăng ký thông tin với Bộ Ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước như sau:

Bộ Ngoại giao: +84-965411118, +84-981848484; email:

Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine: +380 [63] 8638999

Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga: +79916821617

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan: 0048782257359

Đại sứ quán Việt Nam tại Romania: 0040744645037

Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia: +421 2 5245 1263, +421 915 419 568.

Phương Vũ

[PLO]- Khoảng 3.500 người Việt Nam trong tổng số khoảng 7.000 người sống, làm việc ở Ukraine đã rời khỏi đất nước này do căng thẳng và chiến sự leo thang giữa Nga – Ukraine.

Chia sẻ thông tin với báo chí ngày 8-3, Bộ Ngoại giao cho biết số lượng người Việt ở Ukraine trước khi xảy ra chiến sự khoảng 7.000 người, chủ yếu sinh sống, làm ăn, học tập tại các thành phố lớn. Từ khi Nga thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tấn công vào lãnh thổ Ukraine, ngày 24-2 đến nay, khoảng 3.500 bà con đã di tản khỏi khu vực chiến sự, sang các quốc gia láng giềng.

Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Ukraine và các nước có đường biên giới với Ukraie đã lập nhiều đoàn công tác đến các cửa khẩu biên giới để tổ chức tiếp đón, hỗ trợ bà con làm thủ tục nhập cảnh, di chuyển đến nơi tạm trú an toàn.


Những người Việt đầu tiên rời khỏi vùng chiến sự Ukraine, về tới sân bay Nội Bài, trưa 8-3. Ảnh: Phi Hùng

Chưa ghi nhận thương vong người Việt

Dẫn báo cáo ngày 7-3 của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, Bộ Ngoại giao cho hay đến thời điểm này chưa ghi nhận thông tin nào về thương vong của người Việt do chiến sự.

Hầu hết bà con ở các thành phố lớn như Kiev [Thủ đô, phía Bắc Ukraine], Kharkiv [phía Đông Bắc], Odessa [thành phố cảng phía Nam, sát Biển Đen] đều đã thoát khỏi vòng chiến sự. Đây là những nơi tập trung đông và có nhiều tài sản của người Việt. Vì vậy các hội đoàn đã phân công để một số ở lại trông coi, nhất là với khu chợ lớn.

Tình hình có phần khó khăn hơn ở Mariupol [phía Đông Nam], Kherson [phía Nam] - đều giáp Biển Đen, nơi có khoảng 100 và 50 người Việt và gia đình sinh sống. Đây cũng là những nơi đang diễn ra chiến sự gay gắt và Nga – Ukraine đang đàm phán mở hành lang an toàn cho dân thường sơ tán, nhưng quá trình triển khai còn vướng mắc. “Vì chưa an toàn nên bà con chưa đi” – đại diện Bộ Ngoại giao cho hay.

Người Việt ở Ukraine hướng về biên giới phía Tây

Về số bà con đã thoát khỏi Ukraine, kiểm đếm của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam cho thấy tại Ba Lan hiện có khoảng 2.200 người, trong đó chỉ khoảng 700 là có nhu cầu về nước, còn lại thì hoặc ở lại Ba Lan hoặc tìm đường sang nước thứ ba. Tâm lý chung là bà con hi vọng khi chiến sự lắng xuống thì sẽ quay lại Ukraine, vì còn nhiều ràng buộc tài sản, cuộc sống, học tập, làm ăn ở đây.

Ngược lại, 830 người tại Romania thì phần lớn muốn về Việt Nam. Đây cũng là nguyện vọng của hai phần ba trong số 310 người Việt đang tạm trú khu vực biên giới Hungary. Số còn lại, khoảng 100 người muốn ở lại châu Âu. Còn bên Slovakia, 100 người Việt từ Ukraine sang thì tuyệt đại đa số chưa muốn về nước.

Nga có đường biên giới dài nhất, vắt từ Đông bên Bắc Ukraine, nhưng cách đây mấy hôm mới chỉ có hai nhóm người Việt, tổng cộng 20 người, chủ yếu ở vùng phía Đông Ukraine chạy sang.

Theo Bộ Ngoại giao, các nước EU đang nới lỏng đường biên giới để đón nhận dòng người tị nạn chiến tránh từ Ukraine tràn sang. Người Việt đang ở vùng biên giới các nước phía Tây và Tây Bắc Ukraine cũng trong số đó, với phần nhiều tìm đường đi sâu vào châu Âu.

Sẽ có nhiều chuyến bay đưa bà con hồi hương

Đáp ứng nguyện vọng về nước của một bộ phận bà con, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, Bộ Y tế để tổ chức các chuyến bay tới châu Âu.

Đến thời điểm này đã thu xếp được hai chuyến, đón bà con đang tạm lưu trú tại Romania. Chuyến đầu tiên đã hạ cánh Nội Bài trưa 8-3, với 287 người, đa phần phụ nữ, trẻ em, một số người già. Chuyến tiếp theo dự kiến sẽ bay vào 10-3. Hai chuyến bay này hoàn toàn cấp kinh phí từ ngân sách.

Một số doanh nghiệp lớn đã đặt vấn đề tài trợ kinh phí để tổ chức các chuyến bay đưa người Việt - Ukraine đang kẹt ở châu Âu về nước miễn phí. 

Bộ Ngoại giao cho biết, do hoàn cảnh chiến sự, công tác sơ tán lần này được triển khai trên tinh thần miễn giảm nhiều thủ tục, giấy tờ cá nhân, phòng dịch y tế. Đối tượng bảo hộ cũng rất rộng, không chỉ công dân Việt Nam mà cả người gốc Việt, cùng thành viên gia đình không có quốc tịch Việt Nam. Nhìn chung việc sơ tán, tổ chức tiếp đón đến thời điểm này được triển khai trong trật tự, an toàn.

Giọt nước mắt của người Việt sống ở Ukraine khi về đến sân bay Nội Bài

[PLO]- Nhiều người về từ Ukraine không kìm nén được cảm xúc khi gặp lại người thân ở sân bay Nội Bài, Hà Nội.

 

Đường dây nóng của Bộ Quốc phòng Nga

Cung cấp thông tin cho PLO qua email, Đại sứ LB Nga tại Việt Nam, ông G.S. Bezdetko cho hay: “Tất cả các biện pháp đang được thực hiện để bảo toàn tính mạng và an toàn của dân thường. Chúng tôi hiểu mối quan tâm của những người bạn Việt Nam, và chúng tôi thường xuyên liên hệ với chính quyền địa phương về vấn đề đảm bảo an ninh cho công dân Việt Nam”.

Đại sứ quán Nga cũng cho biết để giải quyết các vấn đề nhân đạo liên quan đến việc tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, bao gồm cả việc đề nghị sơ tán dân thường, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã lập đường dây nóng: [495] 498 34 46, [495] 498 42 11, [495] 498 41 09, cùng hòm thư điện tử .

NGHĨA NHÂN

Ngày 1-3, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước diễn biến căng thẳng tại Ukraine và công tác bảo hộ công dân Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam rất quan tâm, theo dõi sát sao những diễn biến xung quanh tình hình tại Ukraine và tình hình người Việt Nam tại địa bàn; hiện có khoảng 7.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine và chưa có thiệt hại.

Với chủ trương dành ưu tiên bảo vệ an toàn cao nhất về tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam ở Ukraine, ngay khi xuất hiện những diễn biến căng thẳng, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương triển khai công tác bảo hộ công dân.

Cụ thể, bộ đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine thường xuyên liên hệ, chủ động trao đổi với cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine để nắm tình hình, cử cán bộ trực đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24h, sẵn sàng tiếp nhận thông tin, kịp thời hỗ trợ bà con; trao đổi, đề nghị các cơ quan chức năng sở tại có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraine; phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước khẩn trương xây dựng, sẵn sàng các phương án bảo hộ công dân.

Bộ Ngoại giao [Cục Lãnh sự] và Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đưa ra các khuyến cáo, hướng dẫn an toàn đối với công dân, lưu ý công dân theo dõi sát, thực hiện nghiêm túc những thông báo, hướng dẫn của nhà chức trách địa phương, chuẩn bị nhu yếu phẩm, tìm nơi trú ẩn an toàn, giữ liên lạc với các hội đoàn và bạn bè, liên lạc ngay với các cơ quan chức năng thông qua đường dây nóng bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết hay cần trợ giúp sơ tán.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã thiết lập kênh thông tin với các hội đoàn tại Ukraine nhằm cập nhật thông tin, tìm hiểu tình hình và hướng dẫn bà con các biện pháp an toàn cần thiết; đề nghị, hướng dẫn các hội đoàn các nước lân cận sẵn sàng các biện pháp hỗ trợ cộng đồng người Việt ở Ukraine khi sơ tán sang như hỗ trợ sinh hoạt, đi lại…

Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chỉ đạo các đơn vị trong bộ khẩn trương triển khai công điện số 201/CĐ-TTg ban hành ngày 26-2-2022 về việc bảo hộ công dân, pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình Ukraine; chỉ đạo của Thủ tướng và Phó thủ tướng thường trực. Theo đó, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng và các hãng hàng không trong nước, các cơ quan đại diện tại Ukraine, khu vực lân cận đã xây dựng phương án đảm bảo an ninh, an toàn, các điều kiện cần thiết để sơ tán công dân Việt Nam khỏi vùng chiến sự và về nước nếu có nguyện vọng.

Người phát ngôn nêu rõ: "Các cơ quan đại diện Việt Nam ở Ba Lan, Nga, Romania, Hungary trực đường dây nóng bảo hộ công dân; trao đổi và phối hợp cơ quan chức năng sở tại cập nhật tình hình người Việt từ Ukraine sang, đề nghị tạo thuận lợi cho việc nhập cảnh, quá cảnh và lưu trú tạm thời, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho người Việt Nam; phối hợp với các hội đoàn cộng đồng hỗ trợ người sơ tán. Bộ Ngoại giao cũng đã đề nghị các nhà chức trách của các bên liên quan tạo hành lang an toàn cho bà con ta sơ tán".

Việt Nam đã đề nghị các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc và các nước tại địa bàn phối hợp đảm bảo các điều kiện thiết yếu, an ninh, an toàn, sơ tán kiều dân.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm, đến trưa 1-3-2022, đã có khoảng 200 người được Đại sứ quán và các hội đoàn tại Ukraine hướng dẫn và hỗ trợ sơ tán ra khỏi vùng chiến sự. Hiện nay Đại sứ quán tiếp tục tập hợp nhu cầu của bà con để có thể triển khai phương án phù hợp. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trong thời gian tới.

Kiev có nhiều tiếng nổ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam xuống hầm trú ẩn

TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề