Nguyên nhân giảm giá xăng dầu ở việt nam

Nguyên nhân giảm giá xăng dầu ở việt nam

Giá xăng E5 giảm 1.050 đồng/lít, xuống còn 20.730 đồng/lít, xăng RON95 giảm 1.140 đồng/lít còn 21.440 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 3/10.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), so với mức đỉnh được thiết lập vào hồi tháng 3, giá dầu trên thế giới hiện vẫn đang ở mức thấp hơn khoảng 35%.

Trong bối cảnh đó, trên thị trường nội địa, liên Bộ Công Thương-Tài chính đã tiếp tục giảm giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 03/10. Cụ thể, giá xăng E5 giảm 1.050 đồng/lít, xuống còn 20.730 đồng/lít, xăng RON95 giảm 1.140 đồng/lít còn 21.440 đồng/lít.

Tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã trải qua 26 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 12 lần giảm, một lần giữ nguyên. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 đang ở mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây, tương đương với thời điểm vào tháng 9/2021.

Việc giá xăng dầu liên tiếp giảm là tin vui với người dân trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trên đà phục hồi tích cực, giúp cho giá nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ giảm theo và kích cầu tiêu dùng. Điều đó sẽ góp phần hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế bứt tốc trong giai đoạn quý IV nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng cả năm.

Nguyên nhân giảm giá xăng dầu ở việt nam

Bảng giá năng lượng kết thúc phiên giao dịch ngày 3/10.

 Nhóm năng lượng và kim loại dẫn dắt đà tăng trên thị trường hàng hoá

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 03/10, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá của thị trường hàng hoá. Tuy nhiên, lực mua mạnh mẽ của nhiều nguyên liệu quan trọng, đặc biệt là nhóm năng lượng và kim loại đã giúp chỉ số MXV-Index tăng 1,23% sau 2 phiên giảm trước đó, đạt mức 2.451,74 điểm.

Thị trường kim loại bất ngờ chứng kiến đà tăng vọt hơn 8% của giá bạc khi vai trò trú ẩn của mặt hàng này được thúc đẩy sau loạt dữ liệu sản xuất mới của Mỹ trong tháng 9. Trong khi đó, những lo ngại về nguồn cung thắt chặt quay trở lại thị trường dầu đã kéo giá dầu WTI tăng hơn 5% trong phiên. Biến động hấp dẫn của giá cả, đặc biệt là nhóm năng lượng tiếp tục thu hút dòng tiền từ các nhà đầu tư tăng gần 10% so với ngày trước đó. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt mức hơn 4.100 tỷ đồng.

Giá dầu tăng mạnh trước tâm điểm cuộc họp của nhóm OPEC+

Giá dầu đã được hỗ trợ mạnh trong phiên ngày 03/10 khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) chuẩn bị tiến hành cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 03/10, giá dầu WTI tăng 5,21% lên 83,63 USD/thùng trong khi giá dầu Brent tăng 4,37% lên 88,86 USD/thùng.

Dầu thô mở cửa với mức tăng cách biệt ngay trong phiên đầu tuần khi có thông tin cho biết OPEC+ đang cân nhắc cắt giảm sản lượng cho toàn bộ thành viên nhóm ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày, và đặc biệt Saudi Arabia có thể tự nguyện cắt giảm thêm nếu cần thiết.

Trong khi đó, theo số liệu của Bloomberg, các nhà máy lọc dầu của châu Âu đang cắt giảm mạnh đơn hàng nhập khẩu từ Nga khi chỉ còn 2 tháng là lệnh cấm nhập khẩu bắt đầu có hiệu lực. Trong tuần kết thúc ngày 30/09, lượng dầu vận chuyển từ Nga sang khu vực Bắc Âu đã giảm xuống dưới mức 200.000 thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với số liệu đầu năm.

Thị trường đang dần định giá trở lại các yếu tố cơ bản, với rủi ro thiếu hụt nguồn cung và một loạt các bất ổn mới. Theo MXV, khả năng giá dầu quay trở lại vùng 90-100 USD/thùng trong năm nay vẫn còn.

Tuy vậy, lo ngại về suy thoái kinh tế vẫn sẽ là yếu tố kìm hãm đà tăng của giá dầu. Chỉ số PMI sản xuất của khu vực châu Âu trong tháng 9 tiếp tục cho thấy sự suy giảm trong hoạt động, với số liệu thực tế ở mức 48.4, thấp hơn kỳ vọng 48,5 của thị trường. Số liệu của Viện Quản lý Cung ứng cho thấy PMI Mỹ trong tháng trước đạt 50,9, thấp hơn so với kỳ vọng 52,2 của thị trường, có thể gợi ý các hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn trong bối cảnh môi trường lãi suất cao.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)


Sau kỳ điều hành giá ngày 5.9, giá dầu hỏa và dầu diesel tiếp tục có mức tăng mạnh đưa mặt hàng này lần đầu tiên trong lịch sử vượt giá xăng trong nước.

Hiện giá dầu diesel lên 25.180 đồng/lít, sau khi tăng 1.430 đồng/lít; dầu hỏa lên 25.440 đồng/lít, sau khi tăng thêm 1.390 đồng...

Trong khi giá xăng E5 RON 92 là 23.350 đồng/lít, sau khi giảm 370 đồng/lít và xăng RON 95 là 24.230 đồng/lít, sau khi giảm 430 đồng/lít.

Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng dầu đã trải qua 23 lần điều chỉnh, trong đó có 15 lần tăng, 8 lần giảm. Hiện, giá dầu diesel và dầu hỏa đã tăng khoảng 7.000 đồng/lít so với đầu năm (tăng 38,12%). Trong khi xăng RON 95 và E5 RON 92 đã giảm về mức tương đương đầu tháng 1.

Ông Trịnh Quang Khanh, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, nguyên nhân bởi giá dầu thành phẩm trên thế giới tăng, với mức tăng ngưỡng 10-16% so với giá bình quân kỳ điều hành ngày 22.8.

Việc tăng giá dầu diesel là do hiện nay các nước Châu Âu chuyển đổi thay thế nhiên liệu khí đốt của Nga sang sử dụng dầu diesel, khiến nhu cầu tăng cao.

Thực tế, thị trường diesel thắt chặt đã đẩy giá diesel lên mức cao kỷ lục. Tại Anh, giá bán lẻ dầu diesel ở thời điểm trung tuần tháng 7 là 197,25 pence/lít, gần mức cao nhất mọi thời đại (theo dữ liệu từ RAC).

Một nguyên nhân khác được Phó Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu nhắc đến là nhu cầu dầu diesel tăng cao cuối năm, thời điểm cao điểm sản xuất, tiêu thụ hàng hóa... do loại dầu này là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành vận tải, đánh bắt hải sản, sản xuất công nghiệp...

Nguyên nhân giảm giá xăng dầu ở việt nam
Giá dầu tăng, giá xăng giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 5.9. Ảnh: Hải Nguyễn 

Tồn kho dầu diesel của Mỹ giảm là mấu chốt tiếp khiến cuộc khủng hoảng dầu diesel toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn. Theo ông Khanh, tồn kho nhiên liệu tại Mỹ thậm chí đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất cho thời điểm này trong năm, ít nhất là khi so với 32 năm qua.

Dự báo, trong vài tháng tới, tình trạng thiếu hụt dầu diesel có thể trở nên tồi tệ hơn khi mùa lạnh bắt đầu và EU chính thức cấm nhập khẩu nhiên liệu qua đường biển từ Nga vào đầu năm 2023.

Hiện, Mỹ đang xuất khẩu ngày càng nhiều dầu diesel sang châu Âu, nhưng khó có thể tăng thêm nguồn cung vì tồn kho trong nước hiện thấp hơn nhiều so với mức trung bình theo mùa, trong khi các nhà máy lọc dầu đã hoạt động gần 100% công suất.... Đây là những nguyên nhân khiến giá dầu cao hơn giá xăng.