Nhạc trữ tình La gì

Trữ tình (tiếng Pháp: lyrique) là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch ) làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học.

Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh.

Phương thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng của đời sống, như trực tiếp miêu tả phong cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục, như Mưa xuân của Nguyễn Bính, Quê hương của Giang Nam, Núi Đôi của Vũ Cao, nhưng sự tái hiện này không mang mục đích tự thân, mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình. Ở đây nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình.

Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng. Do đó, nó thường không có cốt truyện, hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng của nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài). Trong phương thức trữ tình, “cái tôi” trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là nguồn trực tiếp duy nhất của nội dung tác phẩm. “Cái tôi” trữ tình thường xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình“.

Do tác phẩm trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại.

Ngay cả khi tác phẩm trữ tình nói về quá khứ, về những chuyện đã qua, xúc động trữ tình vẫn được xuất hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra. Nhờ đặc điểm này mà những rung động thầm kín mang tính chất chủ quan, cá nhân, thậm chí cá biệt của tác giả dễ dàng được người đọc tiếp nhận như những rung động của chính bản thân họ. Đây là cơ sở tạo nên sức mạnh truyền cảm lớn lao của tác phẩm trữ tình. Hơn thế, việc tập trung thể hiện những nỗi niềm thầm kín, chủ quan đã cho phép tác phẩm trữ tình thâm nhập vào những chân lý phổ biến nhất của tồn tại con người như sống, chết, tình yêu, lòng chung thuỷ, ước mơ, tương lai, hy vọng. Đây lại là nhân tố tạo nên sức khái quát và ý nghĩa xã hội to lớn của tác phẩm trữ tình.

Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình thức thể hiện phù hợp, tương ứng. Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm súc, giàu nhịp điệu. Chính vì thế, tác phẩm trữ tình có thể viết bằng thơ hoặc văn xuôi, nhưng thơ vẫn là hình thức tổ chức ngôn từ phù hợp nhất với nó (X. thơ và thơ trữ tình).

Sự phát triển của phương thức trữ tình luôn luôn gắn liền với những điều kiện lịch sử – xã hội, với sự vận động của quá trình văn học, sự thay đổi của các trào lưu, khuynh hướng và phương pháp sáng tác.

Tác phẩm trữ tình xuất hiện từ buổi bình minh lịch sử văn học nhân loại. Tuy nhiên, ở châu Âu phải đến thế kỷ XVIII, khi ý thức cá nhân có đủ điều kiện phát triển, loại tác phẩm trữ tình mới thực sự phát triển phồn thịnh. Không phải ngẫu nhiên ở nhiều nước trên thế giới, những nhà thơ trữ tình lớn nhất của một dân tộc thường xuất hiện cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn.

Trong nghiên cứu văn học, người ta phân chia tác phẩm trữ tình theo nhiều cách. Dựa vào cấu trúc ngôn từ để phân chia, ta có thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình. Trước đây, trong văn học châu Âu, người ta chia các tác phẩm trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng. Sau này, người ta còn dựa vào khách thể đã tạo nên cảm xúc trữ tình để phân chia thành các thể : trữ tình phong cảnh, trữ tình công dân, trữ tình thế sự.

Nhạc trữ tình là một khái niệm vay mượn từ Trung Quốc. Chữ trữ tình (抒情), có nghĩa là mô tả tình cảm (thổ lộ tình cảm). Từ trữ tình xuất phát từ tiếng Hy Lạp λυρική và tính từ trữ tình được chứng thực vào cuối thế kỷ thứ XV. Tiếng Pháp có nghĩa là lyrique. Từ này có thể sử dụng trong văn chương (đặc biệt thơ ca), mỹ thuật, nhảy múa, kiến trúc, triết học và âm nhạc. Với riêng âm nhạc, ban đầu chỉ các bài thơ được hát với đàn lia. Nhạc trữ tình có thể được chỉ cho các tác phẩm nhạc cổ điển, hay nhạc đại chúng và nhạc dân gian, cho cả khí nhạc lẫn thanh nhạc. Với nhạc cổ điển, tính chất trữ tình thường bộc lộ ở độc tấu nhạc cụ.

Khi tìm các ca khúc theo thể loại, bạn sẽ hay thấy được tên các thể loại trong tiếng anh như blues, classical hay pop. Nhưng khi bạn muốn tìm các ca khúc nhạc trữ tình thì lại không biết trong tiếng anh, chúng được gọi là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về thể loại nhạc trữ tình đồng thời giải đáp câu hỏi nhạc trữ tình tiếng anh là gì?

 

Nhạc trữ tình La gì

 

Nhạc trữ tình tiếng anh được gọi là “love song” mà dịch ra thì còn có thể gọi là tình ca, tình khúc. Đây là một thể loại nhạc nhẹ nhàng, tình cảm với giai điệu thiết tha, lắng đọng mà cốt lõi chính là tình yêu. Giai điệu trong các ca khúc nhạc trữ tình không quá sôi động những vẫn có những lúc vui tươi, khi lại sâu lắng, tràn đầy cảm xúc, man mác buồn. Nội dung của các ca khúc nhạc trữ tình thường là cảm nhận, cách nhìn của tác giả về một vấn đề nào đó của đời sống, là tình cảm cá nhân hay tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước. Mỗi một ca khúc trữ tình lại trở thành một nỗi niềm chất chứ, là những hoài niệm, suy tư với ca từ giàu ý nghĩa, hàm xúc. Nhạc trữ tình không chỉ là những giai điệu đơn thuần mà đó còn là một nghệ thuật của sự sáng tạo.

 

Trong nhiều năm qua, nhạc trữ tình chưa bao giờ bị lu mờ hay lỗi mốt bởi các dòng nhạc hiện đại khác. Bởi những cảm xúc và ý thơ chưa từng bị phai nhạt dần đi, chúng cũng không “mới để bị cũ” mà luôn có được chỗ đứng sâu đậm trong lòng công chúng. Các ca khúc trữ tình nổi tiếng, được rất nhiều người ưa chuộng có thể kể đến như Áo mới Cà Mau, Sa mưa giông hay Hành trình trên đất phù sa cho thể loại nhạc trữ tình quê hương. Về dòng nhạc trữ tình hải ngoại có thể kể tên một số tuyệt phẩm như Khúc thụy du, Con đường màu xanh, Về đây em…Và gần đây nhất, một thể loại nhạc trữ tình phù hợp với đại đa số thị hiệu của công chúng rất được chú trọng – nhạc trữ tình bolero nổi lên với các tác phẩm như Duyên phận, Ai khổ vì ai, Sầu lẻ bóng hay Chuyến tàu hoàng hôn…Những ca khúc trữ tình đi cùng năm tháng này dần trở thành một điểm đặc trưng, khác biệt và nổi bật trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.

 

Gắn liền với các ca khúc nhạc trữ tình là những người nghệ sĩ đã khiến cho dòng nhạc này trở nên bất tử, những giai điệu được truyền tải đi vào lòng người nhất. Nhắc đến nhạc trữ tình là nhắc đến Quang Lê – giọng ca đầy nội lực, ngọt ngào và đầy cảm xúc trong Sương trắng miền quê ngoại, Xuân này con không về hay Mưa đêm ngoại ô. Nếu ví Quang Lê là “hoàng tử” của dòng nhạc trữ tình thì “nữ hoàng phòng trà” phải nhắc đến Lệ Quyên. Nữ ca sĩ với chất giọng đặc biệt cùng phong thái đậm chất cổ điển tạo nên dấu ấn với nhiều ca khúc như Hãy trả lời em, Nếu như ngày đó và Quay lại từ đầu. Ngoài ra các thế hệ đi trước cũng có nhiều người ghi được dấu ấn trong lòng công chúng cho đến nay như Ngọc Sơn, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh…với những sân khấu nhạc trữ tình một thời say đắm.

 

Nhạc trữ tình La gì

 

Cũng giống như nhiều thể loại nhạc khác, nhạc trữ tình mang đến nhiều tác động tích cực về mặt cảm xúc, tinh thần và tình cảm của con người. Nhiều người không chỉ nghe nhạc bởi niềm thích thú mà nghe nhạc trữ tình bởi trái tim đồng điệu với tác phẩm đó. Khi nghe những giai điệu nhạc trữ tình viết về tình cảm đôi lứa, khán giả cảm nhận được sự lãng mạn, là nỗi nhớ nhung và cả những cay đắng mà không một mối tình nào không phải trải qua để từ đó đọng lại một cảm xúc khó tả. Sau những ngày là việc mệt mỏi, bộn bề với cuộc sống, những âm thanh ồn ã, xô bồ, một chút tĩnh lặng cùng với ly trà chiều, thêm những thanh âm dịu dàng của nhạc trữ tình như một vòng tay ôm lấy người vất vả. Để họ thư thái, xoa dịu những căng thẳng, giảm đi áp lực và để chính họ chìm đắm trong sự yên bình. Đặc biệt hơn, đó là với những công chúng nghe nhạc trữ tình ở nước ngoài, những sân khấu nhạc trữ tình hải ngoại chưa bao giờ vắng khán giả. Họ lắng nghe những giai điệu tổ quốc, nhớ về quê hương, âm thanh của dân tộc qua những giai điệu trữ tình. Và từ đó, giúp họ bồi đắp tình yêu quê hương, tấm lòng xa xứ và nhạc trữ tình như kết nối những con người Việt trên khắp mọi nơi.

Nhạc trữ tình có nghĩa là gì?

Ngày nay, khái niệm ca khúc trữ tình là để phân biệt với ca khúc nghệ thuật (art songs), hành khúc, ca khúc cổ động, ca khúc giải trí sôi động, thường để chỉ cho các ca khúc nhạc đại chúng (Popular music) có tính chất mô tả tình cảm giàu chất thơ, lãng mạn, bay bổng, nhịp điệu chậm, êm dịu, buồn bã, du dương, dễ nghe, ...

Nhạc trữ tình thuộc thể loại nhạc gì?

Nhạc trữ tình là một thể loại nhạc nhẹ nhàng, tình cảm, lãng mạn, đem lại cho người thưởng thức những bình yên nhất. Dòng nhạc này nhiều thể loại khác nhau như nhạc trữ tình quê hương, nhạc trữ tình hải ngoại. Với nhạc cổ điển, tính chất trữ tình thường bộc lộ ở độc tấu nhạc cụ.

Nhạc trữ tình trong tiếng Anh là gì?

Nhạc trữ tình tiếng anh được gọi “love song” mà dịch ra thì còn có thể gọi là tình ca, tình khúc. Đây một thể loại nhạc nhẹ nhàng, tình cảm với giai điệu thiết tha, lắng đọng mà cốt lõi chính là tình yêu.

Nhạc bolero trữ tình là gì?

Bolero hay có cái tên mỹ miều khác nhạc trữ tình là thể loại âm nhạc có giai điệu chậm, lời ca giản dị gần gũi nhưng phải giàu tình cảm và đậm chất thơ. Không chỉ lời ca mà cả những hình tượng nhân vật xuất hiện trong Bolero cũng gần gũi và quen thuộc.