Nhàn định nào sau đây đúng về nhan đề bài thơ Nhàn

Câu 12. Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn là gì?

A. Ước muốn về cuộc sống thanh nhàn của tác giả.

B. Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường.

C. Thể hiện quan niệm nhân sinh của nhà thơ.

D. Thể hiện nhân cách của nhà thơ.

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 9C
Câu 2BCâu 10D
Câu 3CCâu 11A
Câu 4ACâu 12C
Câu 5BCâu 13B
Câu 6BCâu 14D
Câu 7BCâu 15C
Câu 8CCâu 16A

Hoàng Việt [Tổng hợp]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491 – 1585], hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.

– Ông là một người rất tài giỏi và liêm khiết thanh cao, có quan niệm cao quý đúng đắn về việc chốn quan trường và nơi làng quê.

– Ông học rộng tài cao đỗ đạt ra làm quan sau đó vì chán ghét chốn quan trường nhiều mưu thâm kế hiểm cho nên ông đã trở về quê sông cuộc sống thanh đạm mà hiền lành.

– Tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Bạch Vân Am thi tập, Bạch âm quốc ngữ thi tập.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Sau một thời gian làm quan trong triều chứng kiến nhiều cảnh đấu đá gang đua hãm hại lẫn nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một người ngay thẳng làm việc thiện cho đời cho nên ông nhanh chóng nhận ra chốn quan trường không phải là chỗ để dành cho mình vì thế ông đã cáo quan về quê ở ẩn. Tại đây ông đã sáng tác bài thơ Nhàn.

b. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

c. Xuất xứ:

- “Nhàn” được viết bằng chữ Nôm trong tập “Bạch Vân Quốc ngữ thi”.

- Nhan đề bài thơ: Do người đời sau đặt.

d. Bố cục: 4 phần:

– Phần 1: hai câu đầu: cuộc sống lao động giản dị nơi thôn quê.

– Phần 2: hai câu tiếp: quan niệm về dại khôn của nhà thơ.

– Phần 3:hai câu tiếp: đồ ăn thức uống nơi thôn dã.

– Phần 4: còn lại: rút ra chân lý về cuộc sống.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Cuộc sống lao động giản dị nơi làng quê.

– Công việc:

+ Lặp lại một: Số từ [đếm rành rọt]  tạo nên một tiết tấu nhịp nhàng, thể hiện tâm thế chủ động, sẵn sàng.

+ Mai, cuốc, cần câu: [là những danh từ] chỉ những công cụ lao động của nhà nông.

+ Nhịp điệu [2/2/3]: chắc khỏe, chậm rãi thể hiện  tư thế ung dung, thanh thản

→ Với cách sử dụng số đếm rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết gợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê → cuộc sống lao động vô cùng bình dị nơi thôn quê.

– Tác phong: Thơ thẩn [từ láy] → ung dung, nhàn nhã.

– Thái độ: “Dầu ai vui thú nào”:mặc người đời, không quan tâm, suy tính dao động.

→ Hai câu thơ đã giới thiệu cho chúng ta thấy một cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn. Đó là một cuộc sông lao động của biết bao nhiêu người dân khác. Ung dung, thanh thản của một con người “vô sự”, trong lòng không gợn chút suy tính, lo toan về danh lợi.

2. Quan niệm về lẽ dại khôn ở đời

– Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập:

       Ta              >

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề