Kinh doanh nhà hàng độc lập là gì

Hiện nay, mô hình kinh doanh nhà hàng đã và đang trở nên cực kỳ phổ biến tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Vậy khái niệm nhà hàng là gì? Đặc điểm và cách phân loại nhà hàng ra sao? Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo: 55 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đạt điểm cao

1. Khái niệm nhà hàng là gì?

Nhà hàng hay tiệm ăn là một cơ sở chuyên kinh doanh về việc nấu nướng và phục dịch các món ăn và đồ uống cho khách hàng đến mua và chủ yếu dùng ngay ở đó. Ngoài ra nhiều nhà hàng cũng có thêm dịch vụ gói món ăn lại để khách tiện “mang đi” thay vì dùng bữa ngay tại quán. [Theo Wikipedia]

Khái niệm nhà hàng trong khách sạn:

Nhà hàng là một bộ phận cấu thành của khách sạn hiện đại tổ chức kinh doanh phục vụ ăn uống với chất lượng cao trong quá trình khách lưu trú tại khách sạn có nguồn vốn xác định và hoạt động với mục đích sinh lợi.

2. Phân loại nhà hàng

Căn cứ vào quy mô của nhà hàng, có thể phân loại nhà hàng thành các loại như sau:

  • Nhà hàng có quy mô lớn
  • Nhà hàng có quy mô nhỏ
  • Nhà hàng có quy mô vừa

Phân loại nhà hàng căn cứ vào chất lượng và trang thiết bị dụng cụ

  • Hảo hạng
  • Ngoại hạng
  • Hạng nhất
  • Bình dân

Phân loại nhà hàng dựa vào các món ăn đồ uống nhà hàng phục vụ

  • Nhà hàng Âu
  • Nhà hàng Á
  • Nhà hàng Nhật Bản
  • Nhà hàng Trung Quốc
  • Nhà hàng đặc sản dân tộc

Phân loại nhà hàng dựa vào vị trí của nhà hàng

  • Trung tâm thành phố
  •  Ven sông, ven biển, trên biển
  • Trên xe buýt, tàu điện ngầm

Phân loại nhà hàng dựa vào phương thức phục vụ

  • Nhà hàng phục vụ tiệc đứng
  • Nhà hàng phục vụ các món ăn nhanh
  • Nhà hàng khách tự phục vụ 

3. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng là hoạt động bao gồm việc sản xuất bán và phục vụ ăn uống giải trí cho khách với mục đích thu lợi nhuận. Vậy kinh doanh nhà hàng chính là dịch vụ ăn uống.

Đặc điểm về kinh doanh ăn uống

  • Sản phẩm của nhà hàng không thể lưu kho, lưu bãi, không thể đem đến nơi khác quảng cáo hoặc tiêu thụ mà chỉ có thể sản xuất ra tiêu dùng ngay tại chỗ.
  • Sản phẩm của khách sạn rất đa dạng, tổng hợp có các dạng vật chất và phi vật chất, có loại do kinh doanh sản xuất ra và có loại chuyên bán nhưng khách sạn là khâu phục vụ trực tiếp.

Đặc điểm về lao động

  • Phần lớn nhân viên phục vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
  • Lao động trong nhà hàng phải có chuyên môn cao.
  • Các bộ phận đảm nhận chức vụ và công việc khác nhau không thể thay thế cho nhau.
  • Đội ngũ độ tuổi lao động trong nhà hàng tương đối trẻ, có tính chuyên môn nghiệp vụ cao.

Đặc điểm về đối tượng phục vụ

Đối tượng phục vụ của nhà hàng có nhiều loại, mỗi một khách hàng có một đặc điểm tâm sinh lý, khẩu vị ăn uống trình độ văn hoá đơn vị xã hội khác nhau. Do đó để phục vụ tốt khách hàng nhân viên phải tiến hành tìm hiểu thói quen, tập quán cũng như khẩu vị ăn uống của khách hàng để phục vụ cho phù hợp.

Đặc điểm về kiến trúc và trang trí nội thất

Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của nhà hàng mà thiết kế kiểu khác nhau, việc trang trí nội thất, trang thiết bị sẽ làm tăng vẻ sang trọng, không gian thoáng và hình ảnh đẹp giúp khách thấy ngon miệng khi dùng bữa.

  • Kiến trúc kiểu hiện đại: Phục vụ với tiệc ăn nhanh, chuyên phục vụ đồ uống.
  • Kiểu cổ điển: Xây dựng ở trung tâm thành phố hoặc nhà hàng trong khách sạn cao hạng.
  • Kiểu cổ đại: Là rập khuôn một phần mẫu, kiến trúc lâu đời, thành quách phong kiến.
  • Kiểu dân dã: Thích hợp kinh doanh vùng nghỉ mát trên cao nguyên hoặc bìa rừng.
  • Kiểu nước ngoài : Theo kiểu Anh, Pháp, Đức, Trung quốc….

Đặc điểm về phong cách phục vụ

Khả năng giao tiếp tốt, khả năng giải quyết tình huống, phải bình tĩnh, tự tin, cởi mở.

Đặc điểm về môi trường phục vụ

  • Lao động trong nhà hàng đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp cao, phải tuân thủ những quy định một cách nghiêm ngặt.
  • Sự trung thực có bản lĩnh và chịu khó là yêu cầu quan trọng của môi trường của mỗi người phục vụ, tránh sự nhầm lẫn, có tính chuyên môn cao trong công việc.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thể nắm rõ về khái niệm nhà hàng là gì? Cũng như đặc điểm các cách phân loại nhà hàng hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Nguồn: Luanvanviet.com

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Hẳn nhiều bạn đã nghe đến: khách sạn này hoạt động theo mô hình Franchise, nhà hàng kia là Franchise… Vậy bạn đã kịp tìm hiểu Franchise là gì?

Phương thức kinh doanh Franchise đang trở thành một trào lưu phổ biến hiện nay. Và câu trả lời cho Franchise là gì sẽ được Hoteljob.vn giải đáp ngay đây.

Bạn có biết Franchise là gì?

► Franchise là gì?

Franchise là hình thức nhượng quyền thương mại. Theo đó, Franchiser [Doanh nghiệp nhượng quyền] sẽ cho phép Franchisee [Doanh nghiệp mua thương hiệu] sử dụng thương hiệu để sản xuất - kinh doanh dịch vụ. 

Trong ngành khách sạn - nhà hàng hiện nay, Franchise là một hình thức kinh doanh phổ biến. Thông thường, bên mua thương hiệu sẽ lo các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực - còn bên bán chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ quảng bá…

► Các loại hình Franchise hiện nay

Franchise hiện nay đã phát triển thành nhiều loại hình khác nhau:

- Full business format Franchise [Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện]

Chọn loại hình nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện, bên bán sẽ chuyển giao cho bên mua:

• Hệ thống thương hiệu

• Bí quyết - công nghệ sản xuất, kinh doanh

• Sản phẩm, dịch vụ

• Hệ thống chiến lược kinh doanh, quy trình vận hành được chuẩn hóa, cẩm nang điều hành, chính sách quản lý, đào tạo nhân sự, tư vấn - hỗ trợ khai trương, hỗ trợ Marketing - quảng cáo...

Trong khoảng thời gian hợp tác hai bên thỏa thuận, đơn vị mua thương hiệu sẽ trả cho bên bán tối thiểu 2 khoản phí, gồm: phí nhượng quyền ban đầu [Initial Fee] và phí duy trì [Royalty Fee] tính theo doanh thu kinh doanh định kỳ.

- Management Franchise [Nhượng quyền có tham gia quản lý]

Với Management Franchise, ngoài việc chuyển nhượng mô hình - công thức kinh doanh, bên bán thương hiệu sẽ hỗ trợ cung cấp nhân sự đảm nhận vai trò quản lý, điều hành cơ sở kinh doanh.

- Equity Franchise [Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn]

Bên nhượng quyền sẽ hợp tác với bên mua thương hiệu dưới dạng liên doanh bằng tỷ lệ vốn đầu tư nhất định để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống.

- Non-business Format Franchise [Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện]

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện mang tính chất quản lý lỏng lẻo hơn, có thể là một trong các dạng phổ biến sau:

• Product Distribution Franchise - Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ

• Marketing Franchise - Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm, tiếp thị

• Brand Franchise - Nhượng quyền thương hiệu...

► Kinh doanh nhà hàng, khách sạn - Nên chọn Franchise hay độc lập?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xem qua bảng so sánh ưu thế - bất lợi của 2 hình thức kinh doanh Franchise và độc lập:

So sánh

Franchise

Độc lập

Ưu thế

 + Với lịch sử phát triển lâu dài, nhiều thương hiệu được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, bảo chứng cho vị thế của khách sạn – nhà hàng trên thị trường

 + Không tốn thời gian, công sức cho việc lên concept hình ảnh chung thương hiệu - setup - tìm kiếm đội ngũ nhân sự chất lượng…

 + Có “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” – nên thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu

 + Có nhiều bên mong muốn trở thành đối tác kinh doanh, nhà cung cấp với mức giá tốt

 + Tự do quyết định các vấn đề của khách sạn – nhà hàng:

 • Sáng tạo concept riêng

 • Thiết lập bộ tiêu chuẩn riêng

 • Xây dựng kênh phân phối

 • Hệ thống đặt phòng riêng…

 + Được hưởng lợi nhuận cao nếu khách sạn vận hành kinh doanh hiệu quả

Bất lợi

 + Mức phí nhượng quyền khá cao

 + Trong quá trình hợp tác, tùy loại hình nhượng quyền lựa chọn mà bên mua thương hiệu có thể phải trả thêm nhiều khoản phí định kỳ khác:

 • Phí dịch vụ quản lý

 • Phí “Dịch vụ tiêu chuẩn thương hiệu”

 • Phí dịch vụ Marketing – truyền thông

 • Phí dịch vụ đại diện bán hàng

 • Phí dịch vụ đặt chỗ

 • Phí dịch vụ mua hàng

 • Phí chương trình khách hàng thân thiết

 • Phí hủy hợp đồng…

 + Lợi nhuận thu về không cao vì chịu nhiều chi phí

 + Phải tốn thời gian và công sức để tự định vị và làm thương hiệu từ đầu

 + Khách sạn – nhà hàng muốn kinh doanh hiệu quả sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan [thị trường hướng đến có còn chỗ đứng hay không…] lẫn chủ quan [số vốn huy động, năng lực – trình độ quản lý…]

Nếu chọn Franchise, khách sạn - nhà hàng của bạn sẽ mang tên sẽ mang tên của “người ta”, mọi thứ đều áp theo tiêu chuẩn có sẵn. Nhưng sau khi trừ đi nhiều khoản phí - khoản lợi nhuận thu về sẽ không còn nhiều. Còn chọn đứng độc lập, bạn sẽ tự đứng ra làm tất tần tật mọi thứ từ đầu, vận hành bằng chính năng lực - trình độ của mình. Rõ ràng, mỗi hình thức kinh doanh có những ưu thế, bất lợi riêng. Cho nên, chọn Franchise hay độc lập sẽ phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và quan điểm của từng chủ đầu tư…

Ms. Smile

Bài viết hữu ích: Các thủ tục, giấy phép khi kinh doanh khách sạn chủ đầu tư cần chuẩn bị

Video liên quan

Chủ Đề