Nhân xét nào nói không đúng về nhân vật ông giáo trong tác phẩm lão Hạc

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.

b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?

c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?

Ông giáo là một trí thức sâu sắc, biết đồng cảm và là người đáng tin cậy.

Đáp án cần chọn là: D

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm?

A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc

B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin

C. Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung

D. Cả A, B, C đều đúng

Hướng dẫn

Chọn đáp án: D

Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm " Lão Hạc"

A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc.

B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin.

C. Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng và nông dân nói chung.

D. Là một ông giáo nghèo, có sự cảm thông, cách nhìn chiều sâu, không hời hợt không thành kiến tàn nhẫn với người nông dân.

Từ nào nói đúng nhất tình cảnh của Lão Hạc?

Từ " lão" trong tác phẩm tương đương với từ lão nào trong các dòng sau đây?

Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?

Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?

Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm?

Trong tác phẩm Lão Hạc, Lão Hạc là một người như thế nào?

Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?

Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?

Đọc đoạn văn sau:

" Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận".

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

A. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin

B. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc

C. Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án đúng D.

Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” đó là: Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin, Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc,Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung.

Lý giải việc chọn đáp án D là do:

Trong câu truyện “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao xoay quanh câu chuyện về cuộc sống chật vật,bi thương của Lão Hạc. Tuy nhiên,chúng ta đã quên rằng còn có một người bạn luôn bên cạnh Lão Hạc, là người đồng cảm với số phận của Lão Hạc và cũng như là người chứng kiến và gián tiếp kể lại câu chuyện của ông ấy. Đó là ông giáo!

Ông giáo là một nhân vật quan trọng và là một yếu tố không thể thiếu trong câu chuyện trên. Với tình cảnh cũng khổ cực không kém ai nhưng lại luôn là người bạn đáng tin cậy của Lão Hạc. Gác bỏ mọi sự chống đối từ vợ,ông giáo vẫn cố gắng giấu vợ đem đồ ăn cho Lão Hạc.

Ông Giáo là người bạn thân nhất của Lão Hạc, Ông là một người tri thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp cho nên mọi ước mơ, lí tưởng của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần.

Giống như lão Hạc phải bán đi con chó của mình thì vì hoàn cảnh mà ông Giáo cũng phải bán đi đống sách quý từ bao lâu nay của ông. Ông đã thấy được phẩmchất cao quý của lão Hạc và rất trân tọng lão Hạc. Ông Giáo cũng đã đưa ra quan điẻm của mình về cách nhìn nhận một con người.

Nhưng rồi chính ông cũng đã hiểu lầm lão Hạc sau khi nghe Binh Tư kể chuyện. Mọi việc rồi cũng sáng rõ nhưng dường như đã quá muộn rồi vì lão Hạc đã không còn trên đời này nữa. Tóm lại ông giáo là người tri thức, không may mắn nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu cao quý, có cái nhìn cảm thôn đói với những người nông  dân hiền lành.