Nhất giả kiến phận là gì năm 2024

Hai năm gần đây, bố mẹ chồng tôi lần lượt qua đời. Khi lâm chung, ông bà thống nhất với hai con trai để lại ngôi nhà ở quê cho con gái út tật nguyền. Khoản tiền để sinh sống chính là khoản thu nhập từ căn phòng mặt tiền cho thuê. Như vậy, cô sẽ không phải nhờ cậy ai nuôi mình sau này. Hai con trai nhường phần tài sản thừa kế từ ngôi nhà cho em gái xem như là phần hỗ trợ nuôi em suốt đời khi bố mẹ không còn. Với cách phân chia đó, ông bà xem như “anh em kiến giả nhất phận”, không ai tranh dành về tài sản thừa kế, cũng như trách nhiệm đối với cô em gái tật nguyền. Chồng tôi và em trai đồng ý với cách phân chia đó.

Nhất giả kiến phận là gì năm 2024
Anh chị em "kiến giả", nhưng không "nhất phận".

Sau khi bố mẹ chồng tôi mất được một thời gian, em gái chồng tôi được một người đàn ông cùng hoàn cảnh yêu, và tiến tới hôn nhân. Hơn một năm chung sống, em gái tôi bị chồng lừa bán nhà, chiếm đoạt hết tài sản rồi ly hôn. Bây giờ, em gái chồng tôi trở thành người không có tài sản, không tự nuôi sống mình.

Do quan niệm “anh em kiến giả nhất phận” và đã dành phần thừa kế cho em gái trước đó nên chồng tôi và em trai thấy mình không có trách nhiệm với em nữa. Họ bàn nhau đưa em gái vào trung tâm nhân đạo sống. Thế nhưng, họ hàng lại bảo anh em họ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái đến hết đời. Nếu không thì sẽ vi phạm pháp luật. Tôi muốn hỏi, tại sao chúng tôi lại phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái chồng khi đã “kiến giả nhất phận”? Trong trường hợp này, nếu chúng tôi không chu cấp nuôi dưỡng em gái chồng có vi phạm pháp luật không?

[email protected]

Xét về tình lẫn lý, vợ chồng bạn và em trai vẫn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cô em gái tật nguyền không có tài sản và khả năng tự nuôi sống mình. Đạo đức gia đình không cho phép người thân ruột thịt bỏ rơi nhau khi hoạn nạn, khó khăn, đặc biệt là tật nguyền không có khả năng nuôi sống bản thân. Dù ban đầu, mọi thành viên trong gia đình chồng bạn đã thỏa thuận phần tài sản để em gái có nguồn sống. Nhưng, trong hoàn cảnh này, cô ấy cần có sự cấp dưỡng từ người thân.

Về luật pháp, nghĩa vụ cấp dưỡng trong gia đình được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, khoản 1 Điều 107 quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em, Điều 112 quy định: Trong trường hợp không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, Điều 119 cũng quy định trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Nói thẳng với bà, đất là bà cho nên vợ chồng bạn mới xây nhà . Còn anh em kiến giả nhất phận, ai cũng phải lo cho gia đình nhỏ của mình. Nếu chú em chồng bạn khó khăn vậy sao lại đẻ lắm con thế. Đất cũng được bà cho rồi, vợ chồng chú em phải tự lo chứ tại sao lại có kiểu ngồi hưởng thụ trên mồ hôi, công sức của người khác được.

Nhất giả kiến phận là gì năm 2024

Còn chồng bạn nếu không có quan điểm rõ ràng thì bạn nên nói rõ luôn, đất trả lại cho mẹ chồng, tiền xây nhà hết bao nhiêu thì nhà chồng muốn ở phải trả hết cho vợ chồng bạn, vay mượn ai thì bạn lấy tiền đấy mang đi trả nợ.

Tiền của các bạn còn bao nhiêu bạn mua 1 căn hộ nhỏ mà ở hoặc mẹ con đi thuê nhà, không có gì quý hơn độc lập tự do. Anh em giúp đỡ nhau khi hoạn nạn chứ không thể có chuyện cái gì vợ chồng bạn cũng phải lo. Bạn mà nghe mẹ chồng bạn thì đến hết đời vợ chồng bạn, vợ chồng chú em cùng 3 đứa cháu cũng sẽ không ra khỏi nhà bạn đâu.

Phản hồi của độc giả Lê Thị Thanh Lâm

Mời bạn tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Chuyện của tôi" bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận". Các bình luận thú vị, phù hợp sẽ được chọn đăng trên chuyên mục Tình yêu - Giới tính. Trân trọng!