Nợ xấu nhóm 5 vay ở đâu

Mục lục bài viết

  • 1. Xử lý nợ xấu như thế nào với tài sản đảm bảo đang thế chấp tại ngân hàng ?
  • 2. Hướng dẫn vay tín chấp như thế nào để không rơi vào nợ xấu ?
  • 3. Đang có nợ xấu trên trung tâm tín dụng [CIC] có được xuất cảnh không ?
  • 4. Thời hạn xoá nợ xấu là bao lâu?
  • 5. Bị nợ xấu có vay được ngân hàng nữa hay không?
  • Điều kiện vay vốn khi bị nợ xấu

1. Xử lý nợ xấu như thế nào với tài sản đảm bảo đang thế chấp tại ngân hàng ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có vay của một ngân hàng và dưới hình thức là vay thế chấp ngân hàng, với số tiền là 10 tỷ đồng trong thời hạn là 12 tháng, với lãi suất 7%/năm. Tôi có thế chấp là hai ngôi nhà của tôi. Tuy nhiên do làm ăn thua lỗ nên tôi không có khả năng chi trả được.

Tôi được biết ngân hàng có khả năng xử lý tài sản đảm bảo thế chấp. Tuy nhiên Luật sư cho tôi hỏi nếu như nhà của tôi bán đi mà lớn hơn số tiền chồng tôi vay thì sao mà nếu nhỏ hơn số tiền chồng tôi vay thì như thế nào?

Tôi xin cám ơn luật sư.

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về nợ xấu, xử lý nợ xấu, gọi ngay: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Khi bạn vay một số tiền của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng..., vì một số những lý do khác nhau, bạn không có khả năng chi trả và phải dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo của bạn là căn nhà của bạn, Trường hợp này, bạn và phía ngân hàng sẽ được thỏa thuận cụ thể về vấn đề xử lý tài sản đảm bảo của bạn, cụ thể căn cứ theo Điều 303 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

Điều 303: Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a] Bán đấu giá tài sản;

b] Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

...

Điều 304: Bán tài sản cầm cố, thế chấp

1. Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

2. Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:

a] Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;

b] Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy ...

Căn cứ theo khoản 2, Khoản 3 Điều 307 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

Điều 307: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

...

Như vậy có nghĩa là nếu như căn nhà của bạn sau khi đã được xử lý, ví dụ như giá trị của nó sau khi được xử lý xử lý là 11 tỷ, cao hơn với số tiền bạn vay là 1 tỷ [bạn đã vay ngân hàng trước đó là 10 tỷ], thì lúc này, tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả lại cho bên bảo đảm là được trả lại cho bạn là 1 tỷ.

Đồng thời, cùng với đó, trường hợp thứ hai xảy ra ở đây là nếu như tải sản là căn nhà của bạn có giá trị thấp hơn so với khoản nợ mà bạn đã vay của ngân hàng trước đó thì cũng đồng nghĩa với việc là số tài sản vay còn lại của bạn không có tài sản để đảm bảo và lúc này phía bên ngân hàng sẽ thỏa thuận cùng với bạn về phương pháp để trả số nợ còn lại đó.

2. Hướng dẫn vay tín chấp như thế nào để không rơi vào nợ xấu ?

Thưa Luật sư, tôi chuẩn bị bắt đầu định đầu tư vào kinh doanh, nhưng nguồn vốn của tôi hơn ít. Bạn bè tôi bảo tôi thế chấp nhà thì sẽ vay được mức giá cao hơn. Tuy nhiên, tôi không dám thế chấp nhà vì đó là căn nhà duy nhất của gia đình tôi. Nên tôi muốn đi đến vay tín chấp, lấy nguồn vốn vay để kinh doanh và từ đó trả nợ dần, nhưng tôi không biết phải vay như thế nào và cần lưu ý những gì khi vay?

Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về vay tín chấp, gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Khi bạn muốn vay một số tiền bạn phải có mục đích vay. Cụ thể, vay để làm gì? để mua nhà, mua xe hay để vay vào mục đích đầu tư kinh doanh, hay mục đích nào khác. Cùng với đó, bạn phải lên phương án trả nợ cho mình để sử dụng nguồn vốn vay vào mục đích hợp lý cho bản thân.

Cụ thể Theo quy định tại Điều 4, Điều 6, Điều 8 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Điều 4. Nguyên tắc cho vay, vay vốn

1. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

Điều 7. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.

4. Có khả năng tài chính để trả nợ.

5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

Điều 8. Những nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

4. Để mua vàng miếng.

...

Bên cạnh đó, khi bạn đã xác định được mục đích vay và phương án trả nợ thì bạn phải xác định được mình sẽ vay trong thời gian bao lâu? một năm hai năm hay nhiều hơn? và vay bao nhiêu tiền?

Cụ thể trong Điều 10, Điều 12 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cũng có quy định rõ như sau:

Điều 10. Loại cho vay

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau:

1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 [một] năm.

2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 [một] năm và tối đa 05 [năm] năm.

3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 [năm] năm.

Điều 12. Mức cho vay

Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.

Sau khi xác định được rõ các khoản tiền để vay và thười hạn vay, bạn nên lựa chọn một ngân hàng có mức lãi suất vay hợp lý để phù hợp với khả năng chi trả cho phép của bạn.

Tại điều 13 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cũng có quy định về lãi suất cho vay như sau:

Điều 13. Lãi suất cho vay

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a] Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b] Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c] Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

...

Bên cạnh đó, bạn phải đặt ra những trường hợp cụ thể cho bản thân, nếu bạn có khả năng chi trả được các khoản nợ trước thời hạn thì như thế nào? mức phí đó sẽ là bao nhiêu?

Về trường hợp này, theo quy định của Pháp Luật, tại Điều 14 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cũng có quy định như sau:

Điều 14. Phí liên quan đến hoạt động cho vay

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:

1. Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

2. Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

3. Phí thu xếp cho vay hợp vốn.

4. Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.

5. Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Trong quá trình kinh doanh , có rất nhiều may mắn và thành công, nhưng cũng có không ít những yêu tố khách quan không tránh khỏi. Cái vấn đề tiếp theo được đặt ra ở đây là nợ quá hạn.

Tại Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Điều 20. Nợ quá hạn

Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.

Như vậy đầu tiên khi bạn vay điều quan trong nhất của bạn là mục đích vay, số tiền vay, lãi suất vay, loại cho vay, và phương án chi trả. Khi bạn đã xác định được tất cả các trường hợp rõ ràng thì khi đó bạn mới hạn chế không bị rơi vào nợ xấu và đạt được những hiệu quả cao trong kinh doanh khi dùng phương pháp vay vốn ngân hàng để kinh doanh.

3. Đang có nợ xấu trên trung tâm tín dụng [CIC] có được xuất cảnh không ?

Thưa luật sư, Em bị nợ xấu ngân hàng vì còn nợ tín dụng số tiền là 50 triệu. Nay có người nhà gửi thư bảo lãnh sang Hàn Quốc để du lịch kết hợp đi làm trong thời gian là 3 tháng. Xin luật sư cho em hỏi trường hợp của em như vậy có được xuất cảnh không?

Xin tư vấn giúp em. Em cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về nợ xấu, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 07/VBHN-BCA quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

- Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Nợ xấu chính là những khoản nợ quá hạn của các chủ thể khi không trả lãi hoặc trả gốc trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng căn cứ vào các khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay và phân định vào các nhóm thích hợp.

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đang bị nợ xấu ngân hàng vì còn nợ tín dụng số tiền là 50 triệu và hiện tại đang có nhu cầu xuất cảnh sang Hàn Quốc. Căn cứ vào quy định của pháp luật, cụ thể là theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 07/VBHN-BCA quy định trường hợp “những nghĩa vụ tài chính khác” thì nợ xấu là một trong những nghĩa vụ này. Khi bạn chưa thực hiện nghĩa vụ nhưng nếu bạn có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đó thì về nguyên tắc, bạn không thuộc trường hợp chưa được phép xuất cảnh ra nước ngoài. Nhưng nếu trường hợp bạn không có tài sản bảo đảm thì bạn sẽ thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh. Do vậy, để tránh những rắc rối hoặc tranh chấp có thể phát sinh trước khi xuất cảnh, bạn nên có văn bản thông báo cho ngân hàng mà mình đang có nghĩa vụ trả nợ biết về việc xuất cảnh cũng như ủy quyền cho thân nhân quản lý tài sản và trả lãi hàng tháng, trả gốc khi đến hạn cũng như việc thực hiện các biện pháp bảo đảm về việc thanh toán nợ theo yêu cầu từ phía ngân hàng.

4. Thời hạn xoá nợ xấu là bao lâu?

Tùy theo khoản nợ xấu của bạn là nợ nhóm mấy mà sẽ có thời gian tự động xóa nợ xấu khác nhau

Tuy nhiên có thể mặc định thành 2 nhóm nợ xấu đơn giản như sau:

Nếu bạn rơi vào nợ xấu nhóm 2 thì thời gian tự động sẽ xóa nợ xấu cho bạn là 12 tháng.

Còn nếu bị nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 thì sau 5 năm nợ xấu trên CiC xủa khách hàng sẽ tự động mất

Lưu ý: Nợ xấu sẽ chỉ tự động biến mất trên hệ thống CiC khi bạn đã thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

5. Bị nợ xấu có vay được ngân hàng nữa hay không?

Điều kiện vay vốn khi bị nợ xấu

  • Có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Độ tuổi vay theo quy định nam không quá 60 và 55 đối với nữ.
  • Các giấy tờ pháp lý phải còn sử dụng được như Hộ khẩu, kết hôn, CMND phải còn trong hạn sử dụng thông thường là 15 năm và không bị rách hay tẩy xóa….
  • Tại thời điểm vay tài sản thế chấp phải dư không bị vướng quy hoạch, nếu có thì chỉ một phần và phần còn phải có diện tích lớn hơn 20m2, tài sản đảm bảo không bị tranh chấp, kiện tụng hay sổ chung.

Video liên quan

Chủ Đề