Nồng độ cồn 0 25 phạt bao nhiêu 2022

Mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2022 theo nghị định 100/2019/NĐ-CP, và những lưu ý khi thổi để tránh kết quả tăng cao hơn thực tế

Mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2022

Mức Nồng độ cồn vi phạm xe máy Mức phạt tiền năm 2022 Tước bằng lái
Mức 1 Nồng độ cồn hơi thở chưa vượt quá 0.25mg/1lit khí thở Phạt 2-3 triệu đồng Tước bằng lái từ 10-12 tháng
Mức 2 Nồng độ cồn hơi thở lớn hơn 0.25mg/1lit đến 0.4mg/lit khí thở Phạt 4-5 triệu đồng Tước bằng lái từ 16-18 tháng
Mức 3 Nồng độ cồn hơi thở vượt quá 0.4mg/lit khí thở Phạt 6-8 triệu đồng Tước bằng lái từ 22-24 tháng

Trường hợp không chấp hành thổi nồng độ cồn, sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất [mức 3]

Mức phạt vi phạm lỗi nồng độ cồn xe máy theo nghị định 100

Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao nhiêu ngày?

Theo quy định mới chỉ cần có nồng độ cồn là sẽ bị phạt, và có thể bị giữ xe tới 7 ngày.

Cách thổi máy đo nồng độ cồn đúng để kết quả không tăng hơn thực tế

  • Một số loại nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng có chứa cồn, trước khi thổi cần súc miệng và họng bằng nước lọc
  • Khi vừa sử dụng rượu bia, phải sau 30 phút đo mới cho kết quả phản ánh chính xác nồng độ cồn trong hơi thở, nếu đo ngay cần súc sạch miệng và họng với nước.
  • Cồn còn bám ở miệng và họng khi thổi sẽ cho kết quả cao hơn
  • Tuyệt đối không được ợ hơi trong lúc thổi, vì không khí trong dạ dày nồng độ cồn cao hơn trong khí thở
  • Nếu ợ hơi trong lúc thổi, hãy xin được thổi lại lần nữa để kết quả chính xác
Tuyệt đối không được ợ hơi trong lúc thổi máy đo nồng độ cồn
  • Một nghiên cứu của trường Đại học tại Thụy Điển cho thấy, khi nín thở 30 giây trước khi thổi máy đo nồng độ cồn có thể làm chỉ số đo tăng lên 15.7%, đó là do khi không khí ở trong phổi lâu, lượng cồn sẽ bay hơi vào không khí nhiều hơn, dẫn đến nồng độ sẽ cao hơn.
  • Cũng từ nghiên cứu trên cho thấy khi hít thở nhanh và sâu vài lần trước khi thổi, chỉ số đo được giảm đi khoảng 10%, do khi hít thở sâu toàn bộ lượng không khí trong phổi bão hòa cồn đã được đẩy ra ngoài, lần cuối cùng hít 1 hơi dài, sau đó nhanh chóng thổi vào ống thổi, sẽ làm nồng độ cồn bão hòa vào không khí trong phổi thấp hơn.
Hít sâu và nhanh chóng thổi vào máy đo

Và điều quan trọng là khi đã uống rượu bia thì không lái xe, và có thể tự trang bị máy đo nồng độ cồn để kiểm soát chính bản thân mình trước khi tham gia giao thông

Vì sao khi uống rượu bia lại có nồng độ cồn trong hơi thở?

  • Trong rượu bia có chứa ethanol hay còn gọi là cồn, đây là một chất dễ bay hơi
  • Rượu sau khi uống sẽ đi vào dạ dày và ruột, tại đây cồn sẽ được hấp thu vào máu
  • Máu được đưa đi khắp cơ thể, do cồn dễ bay hơi nên khi di chuyển qua phổi, cồn sẽ đi vào không khí qua màng hô hấp của phổi
  • Do đó nồng độ cồn trong hơi thở sẽ phản ánh nồng độ cồn trong máu
  • Cảnh sát giao thông có thể sử dụng máy đo nồng độ cồn để kiểm tra, cùng hiểu nguyên lý trên chúng ta sẽ chú ý thổi đúng cách dưới đây
Cồn bay hơi qua màng hô hấp của phổi

Tham khảo thêm bài viết:

Hiện nay, ở Việt Nam nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển phương tiện giao thông uống quá nhiều bia rượu, không hoàn toàn tỉnh táo và làm chủ được tay lái, gây ra tai nạn giao thông. Nhằm mục đích giảm thiểu các vụ tai nạn, pháp luật đã có những quy định của về mức phạt nồng độ cồn.

Vậy nồng độ cồn là gì, mức phạt nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu. Để giải đáp thắc mắc và tư vấn thêm Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn có trong thức uống có cồn [ bia, rượu], độ cồn này sẽ được tính theo số millilit etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 độ C, là phần trăm rượu, bia trong dòng máu và hơi thở của một người.

Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ ethanol vào máu đi khắp cơ thể.

Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô?

Ngoài hiểu rõ mức phạt nồng độ cồn trong máu, Luật Hoàng Phi xin làm rõ thông tin về mức phạt nồng độ cồn đối với phương tiện giao thông là xe ô tô, cụ thể như sau:

Đối với nồng độ cần trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

+ Căn cứ vào điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe:

“ 6.Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”

+ Căn cứ vào điểm e khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] e] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;”

– Đối với nồng độ cồn trong máuhoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

+ Căn cứ vào điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”

+ Căn cứ vào điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] g] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng”

– Đối với nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

+ Căn cứ vào điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

+ Căn cứ vào điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] h] Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Mức phạt nồng độ cồn xe máy?

– Đối với nồng độ cồn trong máuhoặc hơi thởchưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

+ Căn cứ vào điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“ 6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”

+ Căn cứ vào điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“ 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] đ] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.”

– Đối với nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thởvượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

+ Căn cứ vào điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“ 7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

+ Căn cứ vào điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“ 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] e] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.”

– Đối với nồng độ cồn trong máu vượthoặc hơi thở quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

+ Căn cứ vào điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“ 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] e] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

+ Căn cứ vào điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“ 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] g] Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về nồng  độ cồn là gì, mức phạt nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu mà Luật Hoàng Phi muốn chia sẻ tới Qúy độc giả, để hỗ trợ tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua 19006557.

Video liên quan

Chủ Đề