Odo trên xe ô tô là gì

Khi có nhu cầu mua xe và đặc biệt là những chiếc xe cũ thì vấn đề odo xe nhận được sự quan tâm hơn cả. Vậy thuật ngữ odo là gì và vai trò của odo như thế nào, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

  • 1 Khái niệm odo là gì
  • 2 Các loại odo
  • 3 Nguyên lý hoạt động và vai trò
    • 3.1 Nguyên lý hoạt động
    • 3.2 Vai trò của odo xe máy, ô tô là gì?
  • 4 Cách kiểm tra Odo 
  • 5 Reset Trip trên xe
    • 5.1 Trip là gì?
    • 5.2 Cách reset trip

Khái niệm odo là gì

Odo trên xe ô tô là gì
Odo là gì?

Cách trả lời dễ hiểu nhất cho vấn đề: odo xe máy hay km odo là gì được diễn giải như sau. Odo là thuật ngữ viết tắt từ Odometer, hay còn được gọi là đồng hồ để đo quãng đường xe đã di chuyển. Số odo là gì? Chỉ số này thể hiện chiều dài quãng đường mà xe chạy được. Nó xuất hiện ngay bên dưới của bảng đồng hồ được gắn ở xe máy, ô tô.

Odo xuất hiện từ khá sớm. Ngay từ năm 1600, phát minh sơ khai của đồng hồ odo đã được gắn ở những chiếc xe kéo. Và dần dần, odo được cải tiến và phát triển để trở thành thiết bị có độ chính xác cao khi đo quãng đường mà người điều khiển phương tiện đã đi.

Các loại odo

Odo có 3 loại chính đó là: odo cơ học, odo tự động và odo bán tự động. 

  • Odo cơ học: là đồng hồ đo quãng đường dựa trên cơ chế hoạt động đơn thuần của xe
  • Odo tự động: hoạt động dựa trên sự di chuyển của phương tiện mà không cần bất cứ tác động nào từ người điều khiển
  • Odo bán tự động: tích hợp cả tính năng của odo cơ học và odo tự động, giúp người điều khiển linh hoạt hơn trong việc theo dõi, kiểm tra quãng đường di chuyển

Nguyên lý hoạt động và vai trò

Nguyên lý hoạt động

Về nguyên lý hoạt động: Odo đếm số lần quay của bánh xe từ đó tính toán chiều dài quãng đường mà người điều khiển đã di chuyển. Ở những chiếc xe đã cũ, lốp mòn hoặc có những biến dạng với kích thước lệch chuẩn sẽ khiến cho chỉ số ở odo không đúng.

Vai trò của odo xe máy, ô tô là gì?

Odo trên xe ô tô là gì
Odo hiển thị quãng đường mà chủ xe di chuyển

Từ việc đo quãng đường mà người điều khiển phương tiện đã đi giúp cho người dùng quản lý và cân đối được những thông số đáng kể theo tiêu chuẩn đặt ra của chiếc xe đó.

Ví dụ:

  • Đối với xe máy, các chuyên gia đã chỉ ra rằng: nên thay dầu sau 1000km đầu tiên. Sau đó chạy được 2000km lại tiếp tục thay dầu nhớt để giúp xe chạy êm hơn, bảo vệ động cơ máy
  • Các loại ô tô thì theo khuyến cáo nên thay dầu cho động cơ ở 1000 km đầu tiên và 5000 km tiếp theo

Như vậy, khi biết được quãng đường di chuyển từ odo xe sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc bảo dưỡng xe đúng kỳ hạn.

Cách kiểm tra Odo 

Ở các dòng xe nói chung, việc reset odo là điều không thể thực hiện. Song, bằng một vài thủ thuật tinh vi, những người có nhu cầu bán xe cũ và mong muốn giá bán cao đã tua odo ngược về các chỉ số nhất định. 

Odo trên xe ô tô là gì
Tua odo

Vậy tua odo là gì? Thì đây được hiểu là việc thay đổi chỉ số km, quãng đường thực tế mà người điều khiển đã đi. Tua odo xe máy, xe oto nhằm mục đích thu lợi từ việc bán xe, bởi đa phần người tiêu dùng sẽ quan tâm đến chỉ số trên odo. Số km càng thấp thì giá bán càng cao và ngược lại.

Cách kiểm tra odo có thể thực hiện thông qua việc kiểm tra của một số yếu tố liên quan như:

  • Kiểm tra lịch sử xe: Thông qua các giấy tờ mua xe và các cuộc trò chuyện với chủ xe để biết chính xác được thời điểm mua xe
  • Kiểm tra giấy chứng nhận MOT: Số km đã di chuyển trên xe thực tế phải gần giống nhất với chỉ số xe chạy trong 1 năm hoặc trong thời gian quy định mà xe di chuyển
  • Kiểm tra các chi tiết trên xe: Các chi tiết máy, động cơ và đặc biệt là phần gầm xe đối với ô tô được đánh giá là yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra nhận định chỉ số trên odo có đúng không. Gầm xe có gỉ, có trầy xước, hay móp méo gì không…
  • So sánh mức độ hao mòn: Kiểm tra tổng thể của chiếc xe, mức độ hao mòn. Xe di chuyển nhiều thì các phụ tùng càng cũ hơn. Ốc vít đã được thay mới hay lốp xe có mòn, bề mặt phanh đĩa như thế nào…
  • Mang xe đến các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chính hãng: Đây là cách đáng tin cậy và khẳng định lại sau khi bạn đã tự mình kiểm tra chiếc xe và vẫn còn những băn khoăn.

Reset Trip trên xe

Trip là gì?

Trip là đồng hồ dùng để đo khoảng cách của một đoạn đường đã di chuyển. Khác với odo là đo tổng quãng đường từ lúc mua xe cho đến khi xe hoàn toàn không di chuyển nữa. Còn trip đo khoảng cách ngắn hơn của một hành trình đã được xác định, từ điểm đầu cho đến điểm dừng.

Ngoài việc đo được lộ trình di chuyển, trip còn được coi là cách để kiểm tra các chỉ số khác của xe như: độ hao xăng…

Cách reset trip

Có hai nút là trip A và trip B. Khi reset trip đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần thực hiện với trip A, còn trip B sẽ hiện ra chỉ số cuối cùng sau khi kết thúc hành trình.

Cách reset trip rất đơn giản. Nhấn giữ nút trên táp lô, đến khi hiện Trip A, sau đó giữ tay khoảng 3 giây là trip sẽ tự reset về 0. Do đó, bất cứ khi nào mà người điều khiển muốn là đều có thể thực hiện thay đổi đối với trip.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về khái niệm odo và những lưu ý quan trọng khi kiểm tra thiết bị này. Hy vọng qua những chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ về xe odo, odo hay trip nghĩa là gì để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất khi mua sắm các phương tiện di chuyển.