Perform scaling on gpu or display là gì

- Mình dùng chíp i5, vga 650. -Vào trong Nvidia control panel kiểm tra thấy ở mục "Perfrorm scaling on" nó bật ở chế độ GPU, và có một chế đố khác có thể chọ đó là Display

//www.upsieutoc.com/image/Bk4oqk

Mặc định là GPU, nếu mình chọn Display có ảnh hưởng ntn ? a/e rảnh chỉ giúp...thank.

cái này khó, hóng thánh

- Mình dùng chíp i5, vga 650. -Vào trong Nvidia control panel kiểm tra thấy ở mục "Perfrorm scaling on" nó bật ở chế độ GPU, và có một chế đố khác có thể chọ đó là Display

//www.upsieutoc.com/image/Bk4oqk

Mặc định là GPU, nếu mình chọn Display có ảnh hưởng ntn ? a/e rảnh chỉ giúp...thank.

Chẳng ảnh hưởng vẹo gì, chọn 1 trong 2 cái cái nào cũng đc

Nếu có 2 màn hình thì sẽ thấy: màn hình chính cắm vào VGA sẽ chọn đc 1 trong 2 chế độ scale = GPU hoặc Display, còn màn hình phụ [ví dụ như TV HD cắm qua cổng HDMI] chỉ có duy nhất 1 chế độ chọn scale = Display, ko có chế độ GPU

Với sức mạnh phần cứng đang tăng nhanh đến mức chóng mặt, tính năng Supersampling – từng là cơn “ác mộng đẹp đẽ” một thời – đã dần trở nên thân thiện và dễ dàng tiếp cận hơn

Hiểu một cách đơn giản, Supersampling [tạm dịch: siêu lấy mẫu] là kĩ thuật đặc biệt được dùng để nâng cao chất lượng đồ họa, khử răng cưa và các lỗi hiển thị ánh sáng, đổ bóng.

Về cơ bản, kĩ thuật này sẽ bắt hệ thống PC của bạn dựng khung hình với độ phân giải cao hơn mức mà màn hình hỗ trợ, sau đó “bóp” nó lại cho vừa vặn với độ phân giải hiện tại để giúp hình ảnh thêm sắc nét. Bằng cách tận dụng GPU để thực hiện quá trình này, nó sẽ tạo nên những sự nâng cấp tinh tế và nuột nà trong phần đồ họa.

Ngày trước, giải pháp này không được khuyến khích cho lắm bởi nó đòi hỏi bạn phải sở hữu một con card “trâu bò” cao cấp, và bắt nó thực hiện khối lượng công việc nặng nề gấp nhiều lần bình thường. Chưa kể với việc ép GPU dựng – kết xuất liên tục những khung hình lớn rồi nén lại, rất dễ gây ra hiện tượng tụt fps – thứ còn đáng sợ hơn đồ họa xấu!

Tuy nhiên, hiện nay với việc các dòng card đồ họa giá rẻ cũng đang sở hữu sức mạnh khá khủng, nên việc sử dụng Supersampling không còn quá khó khăn và phức tạp như trước. Trừ phi, bạn sử dụng chúng trên những game tối ưu quá kém như Dishonored 2 hoặc những trò mới/”sát phần cứng” như Doom 2016 hay Metro Last Light Redux.

Ví dụ như hình ảnh minh họa nhân vật Overwatch dưới đây. Bên trái là ảnh kết xuất [render] và hiển thị [display] ở cùng độ phân giải 1080p [1920×1080], còn bên phải là render ở 4k [3840×2160] và hiển thị ở 1080p. Ta có thể thấy rõ sự chênh lệch ở tấm ảnh bên trái với hàng đống răng cưa ở các mép, cùng với phần đổ bóng và da khá “giả”; còn bên phải lại rất nuột nà và bắt mắt.

Nhưng cái giá phải trả, như đã đề cập bên trên, là việc tụt khung hình đáng kể. Theo như trang How To Geek ghi nhận thì việc sử dụng Supersampling đã khiến cho những trải nghiệm chỉ dừng ở mức 40 và 30fps ở các cảnh chiến đấu cháy nổ tưng bừng. Còn khi không sử dụng, họ luôn đạt mức khung hình ổn định 60fps lý tưởng! Dĩ nhiên, các kết quả này tùy thuộc vào cấu hình hệ thống cũng như mức độ tối ưu của tựa game mà bạn đang thưởng thức.

Theo như dân chuyên nghiệp ghi nhận thì Supersampling rất tuyệt khi sử dụng trên các trò chơi cũ hoặc các bản port từ console có hiệu năng thấp, bởi chúng thường thiếu tùy chọn khử răng cưa và dễ dàng đạt 60fps ngay cả khi kết xuất ở độ phân giải cao ngất ngưỡng.

Dưới đây là một ví dụ khá hay về các chi tiết đồ họa có thể được nâng tầm ra sao bằng cách tăng cường độ phân giải, thông qua tính năng Virtual Super Resolution độc quyền của AMD.

.

Có hai cách để bạn đạt được chất lượng đồ họa ưng ý này: thông qua chương trình đi kèm driver của card đồ họa, hoặc các tinh chỉnh hình ảnh có trọng trò chơi.

  • Cách 1: Kích hoạt Supersampling thông qua card đồ họa

Phương pháp này sẽ buộc Windows tự render hình ảnh ở độ phân giải lớn hơn mức bình thường.

Đối với người dùng GPU của NVIDIA: mở NVIDIA Control Panel, nhấp vào “Adjust desktop size and position”. Nhớ đánh dấu vào tùy chọn “Override the scaling mode set by games and programs” ở mục 2.

Bây giờ hãy nhấp vào “Change resolution” dưới cột “Display” ở phía bên trái. Bấm “Customize”, rồi chọn “Create Custom Resolution”.

Tiếp theo, bạn cần chọn tỉ lệ hiển thị phù hợp với màn hình mình có. Tỉ lệ 16:9 sẽ có ở hầu hết các màn Widescreen, 16:10 ở các màn cao cấp hơn, và 4:3 cho các thế hệ LCD, CRT cũ. Nếu màn hình của bạn có độ phân giải 1920×1080 [thuộc tỉ lệ 16:9] thì có thể chọn tăng lên 2560×1440 hay hẳn 4k [3840×2160], bởi chúng cũng thuộc tỉ lệ 16:9.

Giờ thì bấm vào “Test” để xem màn hình của bạn có chấp nhận độ phân giải mới không. Nếu nó chỉ hiển thị màn hình đen hoặc thông báo lỗi, bạn chỉ còn cách tiến hành tinh chỉnh in-game ở cách 2 mà thôi.

Nếu thành công, bạn sẽ thấy tùy chọn độ phân giải mới trong mục Display Settings của Windows [click chuột phải ngoài Desktop – chọn Display Setting]. Bạn có thể đặt độ phân giải mong muốn trước khi vào game và căn chỉnh độ phân giải kết xuất khi cần. Lưu ý là với bảng điều khiển NVIDIA Control Panel, bạn có thể thêm vào nhiều độ phân giải khác nếu muốn.

Dành cho card đồ họa của AMDAMD gọi tính năng này là “Virtual Super Resolution” và hỗ trợ các GPU Radeon HD 7790 trở lên, với các độ phân giải “nâng cấp” khác nhau dựa trên sức mạnh của chiếc card bạn sở hữu.

Tính năng này của AMD cũng thân thiện với người sử dụng hơn NVIDIA: chỉ cần mở chương trình Radeon Settings, nhấp vào “Display”, sau đó chuyển tùy chọn “Virtual Super Resolution” thành “On”. Thế là xong! Giờ thì các trò chơi sẽ có thể tự điều chỉnh độ phân giải mà không gây ảnh hưởng đến những cài đặt khác trong hệ thống.

  • Cách 2: Kích hoạt Supersampling trong game

Một số trò chơi gần đây đã tích hợp tùy chọn cho phép kết xuất hình ảnh ở độ phân giải cao hơn so độ phân giải gốc. Vị trí tinh chỉnh chính xác trong phần cài đặt sẽ khác nhau tùy theo từng game, nhưng nhìn chung thường trong phần “Display” hoặc “Graphics”.

Đây là với Shadow of Mordor:

Tiếp theo là Overwatch, dưới tab “Advanced”:

Và trong Batman: Arkham Knight.

Lưu ý rằng trong cả ba ví dụ trên, chúng đang được hiển thị trên màn hình 2560 × 1440. Nếu tựa game bạn đang chơi không cho phép hiển thị độ phân giải cao hơn mức tối đa của màn hình [mà không thực hiện bất kì chỉnh sửa nào trong phần GPU] thì nó không hỗ trợ tính năng này.

Tham khảo How To geek

//game4v.com/pc-console/that-kho-tin-nhung-tua-game-co-lo-xi-nay-vua-duoc-ban-voi-gia-gan-1-ti-dong-443962.g4v

Video liên quan

Chủ Đề