Phần biệt dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT

Hiện nay, tình trạng vi phạm luật giao thông đang diễn ra ngày càng phổ biến trong cả nước do sự thiếu hiểu biết về pháp luật giao thông của người dân. Vậy vi phạm luật giao thông là gì?.Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị những vấn đề liên quan đến vi phạm luật giao thông thông qua bài viết dưới đây.

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể,chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.

Phần biệt dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT

Cấu thành vi phạm luật giao thông

Sau nội dung về giới thiệu định nghĩa vi phạm luật giao thông là gì?, ở phần này chúng tôi sẽ đề cập về thông tin: cấu thành vi phạm giao thông, cụ thể:

– Vi phạm có các dấu hiệu cơ bản sau:

+ Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;

+ Là hành ví trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;

+ Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;

+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.

Các chế tài xử lý đối với vi phạm pháp luật giao thông

Nội dung cuối cùng về vấn đề trong bài viết vi phạm luật giao thông là gì? thì chúng tôi sẽ giới thiệu về các chế tài xử lý đối với vi phạm pháp luật giao thông.

Tuỳ thuộc vào tính chất của vi phạm pháp luật, vào hậu quả và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như tính chất của chế tài có thể được áp dụng đối với hành vi mà các vi phạm pháp luật được chia thành hai loại là tội phạm (bị truy cứu trách nhiệm hình sự) và vi phạm, trong đó vi phạm có thể vi phạm hành chính hoặc vi phạm dân sự.

Trường hợp vi phạm giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người vi phạm giao thông phải có hành vi vi phạm một trong các tội được quy định tại Bộ luật trên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, các tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại mục 1 chương XXI Bộ luật Hình sự 2015.

VD: Điều 260 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông như sau:

1.Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý vi phạm hành chính

Các trường hợp vi phạm giao thông không gây ảnh hưởng đáng kể cho trật tự an ninh, an toàn xã hội và không được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì bị xử lý hành chính.

Quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và các hình thức xử lý đối với từng hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa.

VD: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý dân sự

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Như vậy, các hành vi vi phạm giao thông nếu gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản,…thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm giao thông với xã hội mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kết hợp các chế tài để xử lý đối với hành vi đó.

VD: Khoản 1 Điều 262 Bộ luật Hình sự 2015 quy định

Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông 2022? Tham gia giao thông là hoạt động thường nhật của người dân. Vì vậy an toàn giao thông chắc hẳn cũng là mối quan tâm của rất nhiều người. Tuy nhiên dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông thì không phải ai cũng biết. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông là gì? Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông 2022? Cùng Hoatieu.vn tham khảo bài viết dưới đây.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Tội phạm an toàn giao thông là những hành vi phạm tội vi phạm, xâm phạm quy định giao thông với những tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017).

Ví dụ: tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 BLHS.

2. Dấu hiệu pháp lý là gì?

Phần biệt dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT

Dấu hiệu pháp lý là những dấu hiệu dùng làm cơ sở để xem xét hành vi của một người có vi phạm quy định pháp luật hay không.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông là những căn cứ xem hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông của một người có phải là hành vi phạm tội hay không. Muốn biết hành vi của một người có phải là tội phạm hay không ta phải xét hành vi đó có thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội danh không

3. Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông?

Có 4 dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông như sau:

  • Mặt chủ thể của tội phạm: Là con người cụ thể, đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Hai là, mặt chủ quan của tội phạm: Là động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Và là lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý)
  • Ba là, mặt khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội mà Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ.
  • Bốn là, mặt khách quan của tội phạm: Là các hành vi của chủ thể, biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi này, có thể là bằng hành động nhưng cũng có thể là bằng không hành động.
  • Phải có đủ bốn yếu tố này mới cấu thành tội phạm. Thiếu một trong bốn yếu tố này, thì không phải là tội phạm. Ví dụ: Chị A bị tâm thần điều khiển xe đạp vượt đèn đỏ gây tai nạn liên hoàn thì không điều kiện đáp ứng dấu hiệu về mặt chủ thể, cụ thể ở đây là không đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó chị A không phải là tội phạm an toàn giao thông.

Ví dụ dấu hiệu pháp lý, cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ tại điều 260 BLHS:

Chủ thể: Người nào tham gia giao thông đường bộ (có năng lực trách nhiệm hình sự)

Khách thể: Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Mặt khách quan:

  • Hành vi vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ

Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Việc xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của BLHS mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

  • Địa điểm (nơi vi phạm là nơi dành cho giao thông đường bộ)…
  • Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm

Mặt chủ quan: Lỗi vô ý

5. Các tội phạm an toàn giao thông

Tội phạm an toàn giao thông có mấy nhóm và được quy định tại đâu?

Tội xâm phạm an toàn giao thông được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017) và được chia thành năm nhóm như sau:

  • Nhóm tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ được quy định từ Điều 260 đến Điều 266 và gồm 7 tội.
  • Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường thủy được quy định từ Điều 272 đến Điều 276 và Điều 284 và gồm 6 tội.
  • Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường sắt được quy định từ Điều 267 đến Điều 271 và gồm 5 tội.
  • Nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường hàng không được quy định từ Điều 277 đến Điều 280 và gồm 6 tội.
  • Nhóm tội xâm phạm công trình giao thông, chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, vi phạm các quy định về hàng không của Việt Nam được quy định từ Điều 281 đến 284 gồm 4 tội.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi Có mấy dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông? và những dấu hiệu pháp lý của tội phạm. Việc xác định đúng cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại mảng Hỏi đáp pháp luật.của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan: