Phần tích phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Khấu trừ thuế là phương pháp được áp dụng đối với các loại thuế hiện nay, theo đó chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế, mà số tiền thuế sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.

Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong sẽ hội hiện nay. Việc nộp thuế đã không còn trở lên xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên đối với phương pháp khấu trừ thuế thì không phải ai cũng nắm rõ.

Vậy Khấu trừ thuế là gì? Nó được áp dụng đối với các loại thuế nào hiện nay? Hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Khấu trừ thuế là gì?

Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các loại thuế hiện nay, theo đó chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế, mà số tiền thuế sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.

Trong khấu trừ thuế giá trị gia tăng chính là việc các doanh nghiệp xác định số thuế phải nộp dựa trên kết quả của việc lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Hiểu một cách đơn giản thì khi một doanh nghiệp đi mua sản phẩm thì sẽ phải chịu thuế GTGT đối với loại sản phẩm đó, đây sẽ được gọi là số thuế GTGT đầu vào của sản phẩm.

Nhưng khi doanh nghiệp tiến hành bán sản phẩm đó cho người mua hàng thì người đó sẽ phải chịu phần thuế GTGT tính trên giá trị của sản phẩm đó, hay còn được gọi là thuế GTGT đầu ra.

Khi đó, Thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp sẽ chính = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng với các đối tượng có cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đề ra gồm:

– Cơ sở kinh doanh có doanh thu ít nhất 1 tỷ đồng/năm từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ

– Cơ sở kinh doanh hoàn tất các công việc liên quan đến sổ sách kế toán, hóa đơn và chứng từ mua bán theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đồng thời các đối tượng áp dụng phương pháp này còn là những doanh nghiệp tự nguyện đăng ký áp dụng khấu trừ thuế, các chủ thể có yếu tố nước ngoài có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ …

Ngoài việc giải đáp giúp Qúy khách về Khấu trừ thuế là gì? Thì với nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác về vấn đề này.

Đặc điểm của khấu trừ thuế GTGT

– Số thuế GTGT mà chủ thể được khấu trừ chính là số thuế phải nộp vào Ngân sách nhà nước, căn cứ vào số liệu trên thực tế trong quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

– Số thuế GTGT đầu vào sẽ được xác định là số được ghi trên hóa đơn đỏ khi chủ thể mua sản phẩm hoặc được ghi trong chứng từ nộp thuế

– Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào chính là số thuế GTGT khấu trừ được xác định trên số sản phẩm mà chủ thể đã mua vào và phải chịu thuế GTGT. Khi đó số thuế GTGT đầu vào dùng để tính khấu trừ sẽ bằng mức giá bán sản phẩm chưa bao gồm thuế nhân với số % thuế suất GTGT.

Vai trò của phương pháp khấu trừ thuế GTGT

– Việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế sẽ giúp đảm bảo cho bản chất của thuế GTGT là đối tượng đánh thuế chủ yếu là chủ thể sử dụng sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.

– Phương pháp này giúp cho chủ thể xác định được số thuế GTGT phải nộp của mình trong mỗi giai đoạn nhất định, tránh việc thất thu nguồn thuế.

– Giúp làm đơn giản công việc quản lý và hoạt động thu thuế

– Ở Việt Nam việc áp dụng khấu trừ thuế trong các doanh nghiệp sẽ giúp cho các hoạt động trong công việc hạch toán được diễn ra đầy đủ, được tiến hành đảm bảo theo khuân khổ mà pháp luật quy định.

Thuế GTGT được khấu trừ là gì?

Thuế GTGT được khấu trừ là Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa , dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thỏa mãn các điều kiện theo quy định.

Thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất như trong các trường hợp bất khả kháng thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp không được bảo hiểm bồi thường

Trên đây là toàn bộ nội dung về Khấu trừ thuế là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến số Tổng đài tư vấn 1900 6557.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật hiện hành

Thuế giá trị gia tăng được tính theo hai phương pháp là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Cách tính cũng như ưu, nhược điểm của các phương pháp đó cụ thể như sau:

Tiêu chí Phương pháp khấu trừ thuế Phương pháp tính trực tiếp
Cách tính Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trong đó:

+ Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT

+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu

+ Với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý: Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT

+ Với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng [nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ]: Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.

Ưu điểm – Xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế

– Đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng.

– Đơn giản hóa quá trình quản lý và thu thuế do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ trên từng hóa đơn.

– Không yêu cầu trình độ kế toán. Phù hợp với các hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân có quy mô nhỏ, trình độ quản lý kinh doanh và hạch toán thấp, chưa có đủ điều kiện thực hiện hóa đơn chứng từ.

– Tính toán dễ dàng nhanh chóng.

Nhược điểm – Tính thuế phức tạp do có nhiều quy định liên quan đến hóa đơn chứng từ.

– Yêu cầu cao cho chủ thể nộp thuế về hiệu quả hoạt động kinh doanh, chuyên môn kế toán cao.

– Nảy sinh hiện tượng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khai man thuế GTGT đầu vào nhằm gian lận trong khấu trừ thuế.

– Xuất hiện hiện tượng đánh thuế hai lần. vì trong cách tính giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra đã bao gồm thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

– Hàng hóa dịch vụ ở khâu mua vào phải chứng minh đã được bán ra/ cung ứng, nếu không sẽ không được phép trừ. Như vậy việc đầu tư tài sản cố định không được trừ đi.

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Bài viết cùng chủ đề:

Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước

Quy định về hoàn thuế và khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân

Video liên quan

Chủ Đề