Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý trung tâm anh ngữ

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Tài liệu "Xây dựng hệ thống thông tin quản lý học viên trung tâm ngoại ngữ" có mã là 212761, file định dạng pdf, có 39 trang, dung lượng file 349 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Kỹ thuật - Công nghệ. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Xây dựng hệ thống thông tin quản lý học viên trung tâm ngoại ngữ

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin quản lý học viên trung tâm ngoại ngữ để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 39 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Xây dựng hệ thống thông tin quản lý học viên trung tâm ngoại ngữ

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Tài liệu "Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý học viên của trung tâm anh văn Elite" có mã là 213168, file định dạng pdf, có 39 trang, dung lượng file 487 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Kỹ thuật - Công nghệ. Tài liệu thuộc loại Bạc

Nội dung Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý học viên của trung tâm anh văn Elite

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý học viên của trung tâm anh văn Elite để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 39 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý học viên của trung tâm anh văn Elite

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA: TOÁN – TIN HỌC ------------------------------ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGƢ̃ ĐÔNG ÂU [EAST – EUROPE LANGUAGE SCHOOL] [Địa chỉ : 77B – 79 Phạm Viết Chánh, Quâ ̣n 1, TP HCM] GVHD: Th.s Nguyễn Gia Tuấ n Anh Nhóm thực hiện: - Lê Thuâ ̣n Giang Phạm Thị Vi Vân Tôn Minh Ôn THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2009 0511003 0511290 0511294 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay với xu hướng hội nhập và phát triển, nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đang ngày càng hội nhập và đổi mới với các nhu cầu đa dạng và yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe hơn đặc biệt trong lĩnh vực dạy và học Anh Ngữ. Để đáp ứng nhu cầu đó hàng loạt các trung tâm ngoại ngữ ra đời. Việc kinh doanh các trung tâm này càng phát triển, kéo theo việc đòi hỏi ra đời các hệ thống để trợ giúp họ trong việc quản lý. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ trong hầu hết lĩnh vực. Đặc biệt lĩnh vực phân tích và thiết kế hệ thống thông tin là một phần quan trọng của ngành công nghệ thông tin. Nhờ đó mà các hệ thống thông tin được quản lý đơn giản và nhanh chóng hơn. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần có một hệ thống quản lý để cung cấp cho các trung tâm cùng với nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn lĩnh vực phân tích và thiết kế hệ thống thông tin nên chúng em đã thực hiện đồ án: “Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống Quản Lý Học Viên Trường Ngoại Ngữ Đông Âu”. Chúng em chân thành cảm ơn thầy đã nhiệt tình giúp đỡ và cho chúng em nhiều kiến thức về lĩnh vực phân tích và thiết kế hệ thống thông tin để chúng em có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đồ án của chúng em chắc chắn có nhiều sai sót mong thầy thông cảm và góp ý thêm. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy. Tp HCM, ngày 1 tháng 6 năm 2009. Page 4 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………….………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Page 5 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 Mục Lục Mục tiêu và phạm vi đề tài .........................................................................................7 I. 1. Mục tiêu ..................................................................................................................7 2. Phạm vi ...................................................................................................................7 II. Khảo sát và phân tích hiện trạng hệ thống ..............................................................7 1. Khảo sát hệ thống....................................................................................................7 2. Phân tích hiện trạng hệ thống................................................................................10 III. Phân tích yêu cầu hệ thống ...................................................................................13 1. Yêu cầu chức năng ................................................................................................17 2. Yêu cầu phi chức năng ..........................................................................................17 IV. Phân tích hệ thống .................................................................................................18 1. Mô hình thực thể ERD ..........................................................................................18 2. Chuyển mô hình ERD thành mô hình quan hệ .....................................................21 3. Mô tả bảng quan hệ ...............................................................................................21 4. Mô tả bảng tổng kết ..............................................................................................35 V. Thiết kế giao diện..................................................................................................38 1. Các menu chính của giao diện ..............................................................................38 2. Mô tả Form ...........................................................................................................41 VI. Thiết kế ô xử lý .....................................................................................................58 VII. Đánh giá ưu khuyết điểm ......................................................................................63 1. Ưu điểm.................................................................................................................63 2. Khuyết điểm ..........................................................................................................63 VIII. Kết luận..............................................................................................................63 Page 6 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 I. Mục tiêu và phạm vi đề tài 1. Mục tiêu Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý học viên của trường ngoại ngữ Đông Âu về học viên, giáo viên, lớp học, ca học, khóa học, chế độ ưu đãi, kỳ thi, kết quả… để cho nhà trường dễ dàng quản lý hệ thống của họ, quản lý thông tin về học viên và lớp học khóa học được tốt hơn. 2. Phạm vi Nằm trong giới hạn của môn học“ Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin” và các mục tiêu đặt ra. II. Khảo sát và phân tích hiện trạng hệ thống 1. Khảo sát hệ thống Tất cả các thông tin bên dưới được cung cấp bởi cô: Nguyễn Thị Thủy, thuộc bộ phận tư vấn của trường Ngoại Ngữ Đông Âu và khảo sát trên trên trang web: /www.dongauschool.edu.vn. Trường ngoại ngữ Đông Âu[ East - Europe Language School] là một trong những trung tâm đào tạo ngoại ngữ lớn ở Việt Nam. Các chương trình giảng dạy như TOEFL, IELTS, Anh Văn Giao Tiếp, Anh Văn Thiếu Nhi,… của trường Ngoại Ngữ Đông Âu đã được Viện khảo thí Hoa Kì [ETS] kiểm định và khẳng định chất lượng. Và đặc biệt là TOEIC chất lượng đào tạo được khẳng định và kiểm định hàng đầu tại Việt Nam đã đem lại thành công và hiệu quả cho học viên tại TP.HCM. Và mới đây, trường đã xuất sắc nhận được giải thưởng “Sản phẩm dịch vụ xuất sắc nhất năm 2008”. Với chất lượng đào tạo tốt như thế, họ đã thu hút được rất nhiều học viên trên địa bàn thành phố HCM nó riêng và cả nước nói chung. Để không làm mất đi uy tín của mình và cạnh tranh được với những trung tâm ngoại ngữ khác, ban điều hành trung tâm nhận thức được rằng họ cần phải phát triển một hệ thống tin học để phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả hơn. Các hoạt động chính của trường bao gồm: a. Tiếp nhận học viên Một năm trường có nhiều đợt khai giảng cho tất cả các lớp, mỗi khóa học kéo dài từ 3 tháng đến hai năm [12 tuần đến 96 tuần tùy theo học viên đăng ký ngắn hạn hay dài hạn]. Mỗi loại lớp được chia thành từng cấp ứng với trình độ học viên từ thấp đến cao. Học viên có thể tự lựa chọn cấp lớp nếu cảm thấy trình độ của mình tương xứng. Học phí khác nhau tùy vào loại lớp và cấp lớp[ cấp lớp cao thì học phí có thể cao hơn]. Nếu học viên đăng ký khóa dài hạn thì sẽ được giảm từ 10 – 30% học phí. Page 7 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 Trước mỗi đợt khai giảng khoảng một tháng, bộ phận giáo vụ bắt đầu tiếp nhận học viên mới. Học viên được tư vấn miễn phí về các khóa học tại trường. Khi đến đăng ký học, học viên sẽ chọn giờ học và ca học [mỗi loại lớp và cấp lớp sẽ có một số giờ học và ca học nhất định để học viên lựa chọn] và loại lớp mà học viên muốn học như: Anh Văn Thiếu Nhi, Anh Văn Giao Tiếp, TOEIC, IELTS hay TOEFL,…]. Học viên sẽ đóng học phí tương ứng với loại lớp mà mình muốn học, nếu sau khi khi xếp lớp mà học viên muốn thay đổi loại lớp thì sẽ liên hệ với bộ phận giáo vụ để làm hồ sơ chuyển lớp. Nhân viên trường ghi nhận thông tin học viên, thu tiền và lập biên lai học phí, đồng thời đưa cho học viên lịch loại lớp để học viên đăng ký cấp lớp. Ngoài ra học viên cũ của trường sau khi thi đậu kỳ thi cuối khóa sẽ đến đăng ký học tiếp cấp lớp cao hơn hoặc nếu không thi đậu sẽ đăng ký học lại. b. Bảo lưu và học lại Mỗi học viên sẽ được bảo lưu học phí. Thời gian bảo lưu không quá 4 tháng và mỗi học viên chỉ được bảo lưu 3 lần trong toàn khóa học. Sau một thời gian bảo lưu học viên muốn đi học lại phải làm giấy học lại. Học viên phải có phiếu bảo lưu mới có thể làm giấy học lại. Học viên phải mang theo phiếu học lại để làm chứng từ trước lớp. Nếu quá thời gian bảo lưu mà học viên không đăng ký học lại thì trung tâm sẽ không hoàn trả lại học phí. c. Tổ chức xếp lớp Trước khi tham gia khóa học, học viên sẽ làm bài kiểm tra viết và được giáo viên bản ngữ phỏng vấn [đối với anh văn thiếu nhi thì chỉ có phỏng vấn] nhằm đánh giá đúng trình độ Anh ngữ hiện tại của học viên để chọn khóa học, lớp học phù hợp. Trước mỗi đợt khai giảng trường thường đưa ra một thời khóa biểu học cho tất cả các loại lớp, học viên dựa vào đó để đăng ký giờ học phù hợp với thời gian của mình. Nếu có một giờ học mà có quá ít học viên thuộc cùng một cấp lớp [dưới 10 học viên] thì sẽ không mở lớp. Khi đó, giáo vụ sẽ liên lạc với học viên để đề nghị đổi giờ học, lên hoặc xuống một cấp nếu có lớp, nếu như không đổi được thì sẽ bảo lưu học phí và sẽ liện với học viên khi có khóa mới. Sau khi đã mở các lớp, giáo vụ sẽ thông báo cho học viên kết quả xếp lớp và phòng học. Học viên bắt đầu học khóa mới. d. Tổ chức giảng dạy Thông thường, trước mỗi đợt khai giảng, bộ phận giáo vụ xếp lịch học và Page 8 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 liên hệ với giáo viên, nếu như có 1 giờ học mà không có giáo viên dạy thì sẽ không mở lớp. Sau khi mở lớp, giáo vụ sẽ thông báo cho giáo viên biết giờ dạy và phòng học. e. Tổ chức thi Trong tất cả các khóa học, giáo viên sẽ thường xuyên yêu cầu học viên làm bài tập ở nhà. Giáo viên sẽ sửa tất cả các bài làm của học viên để giúp học viên nắm rõ được mức độ tiến bộ của mình. Khi kết thúc một lớp học, giáo viên sẽ tự cho lớp thi vào tuần cuối cùng. Sau đó giáo viên sẽ gởi điểm cho phòng giáo vụ, giáo vụ ghi kết quả thi của học viên vào phiếu điểm. Phiếu điểm của học viên sẽ được lưu trong hồ sơ học viên. Còn trong kỳ thi cuối khóa: đối với các lớp kỹ năng nền tảng cho kỳ thi, học viên sẽ được đánh giá sự tiến bộ thông qua 2 bài kiểm tra viết [đối với TOEFL là 3 bài], 1 bài kiểm tra nghe hiểu và một bài kiểm tra nói; đối với các lớp như TOEIC 1 hoặc 2 hoặc 3, TOEFL 1, 2, 3 … học viên sẽ làm một loạt các câu thực hành và được đánh giá qua một kỳ thi thử vào cuối khóa học. f. Cấp chứng chỉ Học viên sẽ được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học. Mức độ thành công tùy thuộc vào nỗ lực vào thành tích học tập của học viên. Việc quản lý công việc của trường Đông Âu được phân cấp theo từng bộ phận như sau: a. Ban Giám Đốc trường Ngoại Ngữ Đông Âu Là người chịu trách nhiệm quản lý các chi nhánh, lên kế hoạch kinh doanh và các công việc trong trường ngoại ngữ, thiết lập và đảm bảo mối quan hệ với các tổ chức quốc tế. b. Bộ phận điều hành các chi nhánh Nhiệm vụ của bộ phận này là quản lý và phân công công việc cho từng bộ phận trong chi nhánh đó, cuối mỗi tháng gởi bảng tổng kết lên cho ban giám đốc. c. Bộ phận tư vấn Nhiệm vụ của bộ phận này là giúp cho các học viên tìm hiểu thêm thông tin về trường và loại lớp mà học viên muốn học, nghiên cứu thị trường và đưa ra các hình thức khuyển mãi để thu hút học viên, mọi hình thức khuyến mãi đều phải được thông qua ban điều hành. Page 9 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 d. Bộ phận quản lý thông tin lớp học và kỹ thuật Nhiệm vụ của bộ phận này là quản lý việc lưu trữ thông tin về các lớp được mở trong mỗi đợt và các thông tin liên quan và trợ giúp các thiết bị giảng dạy cho các giáo viên, kiểm tra số học viên vắng của từng lớp,… e. Bộ phận quản lý học viên và giáo viên Nhiệm vụ của bộ phận này là quản lý việc lưu trữ thông tin cá nhân, các lớp học viên đã học và kết quả thi cuối khóa của các lớp đó. Đồng thời bộ phận này cũng quản lý thông tin của giáo viên, tuyển giáo viên và liên lạc với giáo viên để nhà trường có thể đưa ra lịch học cho phù hợp. f. Bộ phận giáo vụ Nhiệm vụ của bộ phận này là tiếp nhận học viên, nhận kết quả thi cuối khóa của học viện dưới dạng bài thi, hệ thống sẽ tự động phân loại dựa vào các tham số được thiết lập sẵn và chuyển cho bộ phận thống kê để tính số học viên đạt sau đó thông báo điểm cho học viên, hỗ trợ giáo viên trong việc xếp lớp và mở lớp. g. Bộ phận thu ngân Nhiệm vụ là thu tiền học phí, trả tiền lương cho giáo viên và nhân viên trong trường, mọi dữ liệu đều phải được nhập vào máy tính để đến cuối ca nhân viên thống kê sẽ thu lại dữ liệu của họ đã nhập vào. h. Bộ phận thống kê, kết toán Nhiệm vụ chính là tính toán các số liệu, kiểm tra sổ sách và lập danh sách các học viên cần bổ sung học phí, thống kê số lượng học viên theo học một loại lớp trong một đợt khai giảng, trong một năm; thống kê số lượng học viên mới, học viên cũ,… Việc xảy ra sự cố và người chịu trách nhiệm sẽ được phát hiện ngay nhờ sự phân công rạch ròi từng người, từng bộ phận và nhờ vào số liệu mà bộ phận thống kê thu được từ những bộ phận khác. Mỗi nhân viên tùy theo nhiệm vụ của mình chỉ được xem báo cáo liên quan đến công việc, mà không được xem chương trình của người khác. 2. Phân tích hiện trạng hệ thống a. Hiện trạng tin học: Hiện nay trường Ngoại Ngữ Đông Âu đã áp dụng tin học vào việc quản lý học viên nhưng chưa có một phần mềm quản lý cụ thể mà chỉ sử dụng MS Excel. Tất cả các nhân viên bộ phận quản lý của Đông Âu đều biết sử dụng máy tính. Trường hỗ trợ cơ sở vật chất tốt. Page 10 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 Với số lượng học viên ngày càng tăng, việc quản lý thông tin học viên, học vụ bằng MS Excel có thể gặp nhiều khó khăn và dễ bị nhầm lẫn, không nhất quán. Do đó, sử dụng phần mềm vào quản lý các công việc trên là hoàn toàn cần thiết. b. Hiện trạng tổ chức: Hiện trạng tổ chức của trường Ngoại Ngữ Đông Âu hiện nay như sau: BAN GIÁM ĐỐC Page 11 BỘ PHẬN QL HỌC VIÊN VÀ GV BỘ PHẬN QL TT LỚP HỌC VÀ KT BỘ PHẬN THU NGÂN BỘ PHẬN THỐNG KÊ, KẾ TOÁN BỘ PHẬN GIÁO VỤ BỘ PHẬN TƢ VẤN BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH CHI NHÁNH QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 c. Hiện trạng nghiệp vụ: - Nghiệp vụ và Qui trình: Nghiệp vụ chính của chương trình là quản lý thông tin của học viên. Đồng thời, chương trình cũng hỗ trợ thêm phần quản lý khóa học, giai đoạn và lớp học. Quản lý học viên bao gồm thêm học viên, chỉnh sửa thông tin học viên, xóa học viên, quản lý kết quả học tâp của học viên, phân lớp học viên… - Biểu mẫu, công thức và tài liệu STT Yêu Cầu Biểu Mẫu Qui Định 1 Biên lai học phí BM01 QĐ01 2 Phiếu bảo lưu học lại BM02 QĐ02 3 Hồ sơ học viên BM03 QĐ03 4 Phiếu điểm học viên BM04 Page 12 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 BM01: Biên lai học phí QĐ01:  Học phí đóng rồi sẽ không hoàn trả lại với bất kỳ lý do nào.  Học viên phải giử đầy đủ các phiếu thu để tiện việc kiểm tra.  Biên lai chỉ có giá trị cho một lần đóng tiền. Page 13 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 BM02: Phiếu bảo lƣu học lại QĐ02:  Học viên phải có phiếu bảo lưu mới có thể làm phiếu đi học lại  Học viên phải giữ lại phiếu bảo lưu để làm chứng từ trước lớp  Không hoàn trả học phí còn lại Page 14 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 BM03: Hồ sơ học viên QĐ03:  Học viên trước khi nhập học phải điền đầy đủ thông tin trên  Đọc kỹ nội dung dành cho học viên Page 15 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009  Ký tên vào hồ sơ nhập học để nhà trường tiện việc quản lý, theo dỗi tiến bộ học tập của học viên. BM04: Phiếu điểm học viên Page 16 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 III. Phân tích yêu cầu hệ thống 1. Yêu cầu chức năng 1.1 Nhóm chức năng quản lý học viên: Chức năng này cho phép một user sau khi đăng nhập vào hệ thống có thể: - Thêm một học viên mới vào hệ thống. - Chỉnh sửa thông tin của học viên đã tồn tại trong hệ thống. - Xem danh sách học viên theo khóa, lớp hoặc giai đoạn. - Xem danh sách các học viên đã được cấp chứng chỉ. - Xóa học viên ra khỏi hệ thống. 1.2 Nhóm chức năng quản lý học vụ: Chức năng này cho phép một user sau khi đăng nhập vào hệ thống có thể: - Xem kết quả thi xếp lớp của học viên - Thống kê số lượng học viên theo học trong mỗi lớp trong mỗi đợt khai giảng, trong một năm - Thống kê số lượng học viên mới, cũ…. - Lập danh sách học viên cần bổ sung học phí. 2. Yêu cầu phi chức năng - - Ràng buộc thiết kế: Hệ thống phải cung cấp toàn bộ giao diện cho chương trình. Tính bảo mật: Hệ thống có khả năng bảo mật tốt, user chỉ có thể sử dụng được các chức năng của chương sau khi đăng nhập vào hệ thống. Tính tiện dụng: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Tính tương thích: chương trình phải chạy tốt trên mọi môi trường như Windows, Linux, Mac… Tính dễ bảo trì: Do viết theo hướng đối tượng nên chương trình dễ dàng bảo trì. Tính dễ phát triển: Cho phép phát triển thêm các chức năng như cho phép user vào xem điểm của mình, thời khóa biểu, quản lý giáo viên, quản lý hệ thống chi nhánh của trường…Và có thể phát triển với qui mô lớn hơn là quản lý tổng công ty bao gồm Trường Ngoại Ngữ Đông Âu và Trường Anh Ngữ Quốc Tế Âu Mỹ. Tính dễ sửa lỗi: Do viết theo mô hình hướng đối tượng nên việc quản lý lỗi rất dễ dàng và thuận lợi cho việc sữa lỗi khi phát sinh. Page 17 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 IV. Phân tích hệ thống 1. Mô hình thực thể ERD a. Xác định thực thể - Thực thể 1: HOCVIEN Thuộc tính: - o Mã số học viên [MaSoHV]: đây là thuộc tính khóa, nhờ thuộc tính này mà ta phân biệt được học viên này với học viên khác. o Họ tên học viên [HoTenHV]: mô tả họ tên học viên tương ứng với mã số học viên. o Địa chỉ học viên [DiaChiHV]: lưu trữ địa chỉ liên lạc với học viên. o Số điện thoại cố định [SoDTHV]: lưu trữ số điện thoại cố định của hoc viên. Trung tâm có thể liên lạc với phụ huynh của học viên thông qua số điện thoại này. o Số điện thoại di động [SoDTDDHV]: lưu trữ số điện thoại của học viên để trung tâm liên lạc với học viên. o Ngày tháng năm sinh [NgaySinhHV]: lưu trữ ngày sinh của học viên. o Giới tính [GioiTinhHV]: lưu trữ giới tính của học viên. o Nghề nghiệp [NgheNghiepHV]: lưu trữ nghề nghiệp của học viên. o Nơi công tác [NoiCTHV]: nơi công tác của học viên [nếu có]. o Trình độ [TrinhDoHV]: trình độ của học viên. o Trình độ anh văn [TrinhDoAVHV]: trình độ anh văn của học viên. Thực thể 2: BIENLAIHOCPHI Thuộc tính: - o Mã số biên lai [MaSoBL]: đây là thuộc tính khoá. o Ngày lập biên lai [NgayLapBL]: ngày học viên đóng tiền học phí. o Số tiền [SoTien]: học phí mà học viên phải đóng khi đăng ký học. Thực thể 3: PHIEUBAOLUU Thuộc tính: - o Mã phiếu bảo lưu [MaPBL]: đây là thuộc tính khoá. o Ngày lưu [NgayLuu]: ngày mà học viên đến bảo lưu. o Ngày học lại [NgayHocLai]: ngày học viên sẽ đi học lại. Thực thể 4: BIENLAITHI Thuộc tính: o Mã số biên lai thi [MaSoBLT]: đây là thuộc tính khoá. Page 18 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 - o Ngày lập biên lai thi [NgayLapBLT]: ngày mà học viên đến đăng ký thi. o Số tiền [SoTien]: là lệ phí học viên phải đóng. Thực thể 5: KHOAHOC Thuộc tính: - o Mã số khoá học [MaSoKH]: đây là thuộc tính khoá, dùng để phân biệt các khoá học với nhau. o Tên khoá học [TenKH]: Tên của khóa học mà trung tâm sẽ mở như TOEIC, TOEFL,….. Thực thể 6: GIAIDOAN Thuộc tính: - o Mã số giai đoạn [MaGD]: đây là thuộc tính khoá, dùng để phân biệt các giai đoạn khác nhau trong một khoá học. o Tên giai đoạn [TenGD]: đây là tên của mỗi giai đoạn trong một khoá học. Thực thể 7: LOPHOC Thuộc tính: - o Mã số lớp học [MaSoLH]: đây là thuộc tính khoá, dùng để phân biệt các lớp học trong trường. o Tên của lớp học [TenLH] o Sỉ sổ lớp [SiSo]: lưu trữ sỉ số của lớp học. Thực thể 8: PHONGHOC Thuộc tính: - o Mã số phòng học [MaSoPH]: đây là thuộc tính khoá. o Dãy [Day] o Lầu [Lau] o Số phòng [SoPhong] Thực thể 9: BUOIHOC Thuộc tính: - o Mã số của buổi học [MaSoBH]: đây là thuộc tính khoá. o Ngày học [NgayHoc]: Học viên có thể chọn học các ngày 2-4-6 hoặc 3-5-7 hoặc chủ nhật. o Ca học [CaHoc]: ứng với mỗi ngày học sẽ có các ca học khác nhau như 17:30 – 19:00 hoặc 19:30 – 21:00. Thực thể 10: KYTHI Page 19 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 Thuộc tính: - o Mã số kỳ thi [MaSoKT]: đây là thuộc tính khoá, dùng để phân biệt các kỳ thi với nhau. o Tên kỳ thi [TenKT] o Thời gian bắt đầu thi [ThoiGianBD] Thực thê 11: DOTTHI Thuộc tính: - o Mã số đợt thi [MaSoDT]: đây là thuộc tính khoá o Tên đợt thi [TênDT] Thực thể 12: CHUNGCHI Thuộc tính: - o Mã số chứng chỉ [MaSoCC]: đây là thuộc tính khoá, dùng để phân phiệt các chứng chỉ khác nhau. o Ngày cấp chứng chỉ [NgayCap] o Loại [LoaiCC]: loại của chứng chỉ. Thực thể 13: GIAOVIEN Thuộc tính: o Mã số GV [MaSoGV]: đây là thuộc tính khoá, dùng để phân biệt các giáo viên với nhau. o Họ tên giáo viên [HoTenGV]: đây là họ tên của giáo viên. o Ngày tháng năm sinh của giáo viên [NgaySinhGV] o Địa chỉ của giáo viên [DiaChiGV] o Số điện thoại của giáo viên [SoDTGV] o Giới tính của giáo viên [GioiTinhGV] Page 20 QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRƢỜNG NGOẠI NGỮ ĐÔNG ÂU 2009 b. Mô hình ERD Mô Hình ERD 2. Chuyển mô hình ERD thành mô hình quan hệ KYTHI[MaSoKT, TenKT, ThoiGianBDKT] DOTTHI[MaSoDT, TenDT, MaKT] - MaKT tham chieu đến KYTHI[MaSoKT] BUOIHOC[MaSoBH, NgayHoc, CaHoc] Page 21

Video liên quan

Chủ Đề