Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai là:

Hệ thống pháp luật nước ta ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. Trong đó, luật đất đai là một ngành luật độc lập, có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vậy luật đất đai là gì? Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin có liên quan trong bài viết sau đây bạn nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Luật đất đai là gì

1. Cơ sở pháp lý

Luật đất đai 2013

Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ các Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai là cách thức mà Nhà nước dùng pháp luật tác động vào các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Theo đó, ngành luật đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh, đó là phương pháp hành chính mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng thỏa thuận.

Đối với phương pháp này, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật không có sự bình đẳng về địa vị pháp lý.

  • Một bên trong quan hệ này là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Một bên là các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhân danh Nhà nước, họ không có quyền thỏa thuận với cơ quan Nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía Nhà nước. Tương ứng với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực thi các biện pháp hành chính xuất phát từ nhiệm vụ quản lí nhà nước về đất đai.

Các quyết định hành chính được ban hành trong các trường hợp sau đây:

  • Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất;
  • Quyết định hành chính về thu hồi đất;
  • Quyết định hành chính về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác;
  • Quyết định về công nhận quyền sử dụng đất;
  • Quyết định về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai;
  • Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai.

Ngành luật đất đai sử dụng phương pháp hành chính mệnh lệnh trong nhiều trường hợp, song điểm khác biệt căn bản so với việc áp dụng trong nhiều ngành luật hành chính là tính linh hoạt và mềm dẻo khi áp dụng các mệnh lệnh từ phía cơ quan Nhà nước.

Trong Luật đất đai, người sử dụng không đồng thời là chủ sở hữu. Vì vậy, với các quyền được Nhà nước mở rộng và bảo hộ, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền thỏa thuận trên tinh thần hợp tác thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thuế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh.

Đặc điểm cơ bản của phương pháp bình đẳng thỏa thuận trong Luật đất đai là các chủ thể có quyền tự do giao kết, thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai phù hợp với các quy định của pháp luật, góp phần đáp ứng các nhu cầu sử dụng tích tụ đất đai ở quy mô hợp lí nhằm phân công lại lao động, đất đai thúc đẩy sản xuất phát triển.

Luật đất đai năm 2013,  bao gồm 14 Chương và 212 Điều, cụ thể như sau:

  • Chương I. Quy định chung [gồm 12 Điều, từ Điều 1 đến Điều 12].
  • Chương II. Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai [gồm 16 Điều, từ Điều 13 đến Điều 28].
  • Chương III. Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai [gồm 6 Điều, từ Điều 29 đến Điều 34].
  • Chương IV. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [gồm 17 Điều, từ Điều 35 đến Điều 51].
  • Chương V. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất [gồm 9 Điều, từ Điều 52 đến Điều 60].
  • Chương VI. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư [gồm 34 Điều, từ Điều 61 đến Điều 94].
  • Chương VII. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [gồm 12 Điều, từ Điều 95 đến Điều 106].
  • Chương VIII. Tài chính về đất đai, giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất [gồm 13 Điều, từ Điều 107 đến Điều 119].
  • Chương IX. Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai [gồm 5 Điều, từ Điều 120 đến Điều 124].
  • Chương X. Chế độ sử dụng các loại đất [gồm 42 Điều, từ Điều 125 đến Điều 165].
  • Chương XI. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất [gồm 29 Điều, từ Điều 166 đến Điều 194].
  • Chương XII. Thủ tục hành chính về đất đai [gồm 03 Điều, từ Điều 195 đến Điều 197].
  • Chương XIII. Giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai [gồm 12 Điều, từ Điều 198 đến Điều 209].
  • Chương XIV. Điều Khoản thi hành [gồm 3 Điều, từ Điều 210 đến Điều 212].

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về luật đất đai là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề luật đất đai là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý cũng như sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

• Đặc điểm của ĐTĐC:– Quan hệ đất đai là quan hệ tài sản nhưng không nằm trongsự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật dân sự.– Do tầm quan trọng đặc biệt nên việc quản lý và sử dụng đấtchịu sự chi phối của nhiều yếu tố như yếu tố dân sự [đấtđược coi như là tư liệu sinh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầutiêu dùng của cá nhân]; yếu tố kinh tế [đất là tư liệu sảnxuất chính của nhiều ngành, là địa bàn cho quá trình sảnxuất…]; yếu tố chính trị pháp lý [đất đai là lãnh thổ quốcgia]; yếu tố hành chính [đất đai là đối tượng, là chủ thể củahoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính]… • Lưu ý: Trên thực tế có nhiều các QHXH phát sinh trongquá trình con người trực tiếp chiếm hữu, sử dụng vàđịnh đoạt đất đai nhưng lại không do ngành luật đất đaiđiều chỉnh. VD:– Quan hệ trực tiếp giữa người sử dụng đất được Nhà nước giaođất với Nhà nước là quan hệ đất đai, nhưng khi người sử dụngđất chuyển quyền sử dụng đất cho nhau thông qua hợp đồngthì đó lại là quan hệ dân sự.– Các quan hệ tranh chấp về các vùng đất thuộc lãnh thổ quốcgia giữa các nước với nhau chịu sự điều chỉnh bởi các quyđịnh của luật quốc tế và các thông lệ quốc tế.– Các hành vi vi phạm chế độ quản lý và bảo vệ đất đai đượcquy định trong Bộ luật hình sự sẽ do ngành luật hình sự điềuchỉnh vì đây là các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luậthình sự bảo vệ. 2.2. Phương pháp điều chỉnh• Phương pháp hành chính - mệnh lệnh: mang tínhmềm dẻo, linh hoạt hơn so với luật hành chính. Thểhiện thông qua các quyết định:– Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất;– Quyết định hành chính thu hồi đất;– Quyết định hành chính cho phép chuyển mục đích sử dụngđất;– Quyết định hành chính về công nhận quyền sử dụng đất;– Quyết định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại quyết địnhhành chính, hành vi hành chính về đất đai;– Quyết định xử lý VPHC trong quản lý và sử dụng đất đai. • Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận.– Trong luật đất đai phương pháp bình đẳng thoả thuận đượcáp dụng đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vựcsử dụng đất giữa người sử dụng đất với nhau trong cáctrường hợp như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuêquyền sử dụng đất…– Phương pháp này thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa cácchủ thể sử dụng đất khi họ tham gia vào quan hệ pháp luậtđất đai. Họ có thể thoả thuận với nhau trong khuôn khổ củapháp luật về các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chothuê, thế chấp, chuyển mục đích sử dụng đất… Nhà nướcchỉ quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, thủtục pháp lý cần thực hiện … còn người sử dụng tự thoảthuận với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồngphù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đấtđai. • Lưu ý: Thông thường mỗi phương pháp điều chỉnhchỉ áp dụng cho một quan hệ đất đai nhất định, nhưngtrên thực tế có những trường hợp Nhà nước áp dụngcả hai phương pháp điều chỉnh cho một quan hệ đấtđai.– Ví dụ: Trường hợp Nhà nước cho các tổ chức nước ngoàithuê đất ở Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư thì mối quanhệ giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương - là cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất và nhà đầutư nước ngoài là mối quan hệ bất bình đẳng được áp dụngphương pháp mệnh lệnh. Còn mối quan hệ giữa nhà đầu tưvới người bị thu hồi đất trong việc bồi thường thiệt hại giảiphóng mặt bằng được áp dụng phương pháp bình đẳng thoảthuận. 3. Các nguyên tắc cơ bản của LĐĐ3.1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủsở hữu.• Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữutoàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”• Điều 5 Luật đất đai 2003: Đất đai thuộc sở hữu toàn dândo Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiệnquyền định đoạt về đất đai. 3.2. Nhà nước thống nhất quản lý đất dai theo quyhoạch và theo pháp luật.Nguyên tắc này được ghi nhận tại Đ18 HP 1992 vàĐ6 LĐĐ 2003 thể hiện chức năng quản lý của nhànước đối với đất đai.Quy hoạch đất đai: Sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể vàhợp lý về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian…chocác mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và từng địaphương ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề