Quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời ở sinh vật nhân sơ có ý nghĩa gì

I. Phiên mã
1. Khái niệm phiêm mã -Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử ARN trên mạch mã gốc của ADN [gen] theo nguyên tắc bổ sung [A-U; G-X]. -Trên phân tử ADN chỉ có 1 mạch được dùng làm mạch khuôn [mạch mã gốc] để tổng hợp nên phân tử ARN.

2. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN


a. mARN[ARN thông tin] -Cấu tạo: +Có cấu tạo mạch đơn-thẳng, trên nó chứa bộ ba mã sao [cođon]. +Ở đầu 5’, Chứa trình tự nu đặc hiệu [không được dịch mã] nằm gần côđon mở đầu để riboxôm nhận biết và gắn vào. -Chức năng: Mang thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài bào tương, tham gia dịch mã tạo protein, bị các enzim phân huỷ sau khi tổng hợp một số protêin.

b. tARN[ARN vận chuyển]

-Cấu tạo: +Trên phân tử tARN có một bộ ba đối đặc hiệu [anticôđon] để khớp với bộ ba mã sao [côđon] tương ứng trên mARN khi dịch mã tạo prôtêin. +Một đầu của tARN gắn với axít amin mà nó vận chuyển còn một đầu tự do. -Chức năng: tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm để dịch mã.

c. rARN [ARN ribôxom]

-Chức năng rARN: Tham gia cấu tạo Ribôxôm Cấu tạo Ribôxôm: Gồm hai tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất, khi tổng hợp prôtêin chúng [hai tiểu phần] mới liên kết với nhau thành ribôxôm hoạt động. Chức năng riboxom: Giữ vai trò chính trong quá trình tổng hợp protein.

3. Cơ chế phiên mã


[Video về quá trình phiên mã: Quá trình trọng tâm từ 0phút40s đến 1phút40 của video]]
Quá trình phiên mã [tổng hợp mARN] -Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’→5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu [khởi đầu phiêm mã]. -ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’→5’ để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung [A bắt đôi với U, T bắt đôi với A, G bắt đôi với X và ngược lại] theo chiều 5’→3’. -Khi enzim di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa được tổng hợp giải phóng. -Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì hai mạch đơn đóng xoắn ngay lại. -Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp nên phân tử prôtêin. -Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân ra ngoài tế bào chất làm khuôn tổng hợp prôtêin.

II. Dịch mã


[Video dịch mã tổng hợp protein: Quá trình trọng tâm từ 00phút00s đến 01phút50s của video]

1. Khái niệm: Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin.

2. Các giai đoạn dịch mã


a. Hoạt hoá axit amin Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng tạo nên phức hợp axit amin-tARN [aa-tARN]

b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit

Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit gồm các bước sau

-Mở đầu:

+Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu nằm gần côđon mở đầu. +Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met-tARN [UAX] bổ sung chính xác với côđon mở đầu [AUG] trên mARN +Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp tạo ribôxôm hoàn chỉnh sẵn sàng tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

-Kéo dài chuỗi pôlipeptit

+Côđon thứ 2 trên mARN [GAA] gắn bổ sung với anticôđon của phức hợp Glu-tARN [XUU] +Ribôxôm giữ vai trò như một khung đỡ mARN và phức hợp aa-tARN với nhau, đến khi 2 axit amin Met và Glu tạo nên liên kết peptit giữa chúng. +Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN để đỡ phức hợp côđôn-anticôđon tiếp theo cho đến khi axit amin thứ ba [Arg] gắn với axit amin thứ 2 [Glu] bằng liên kết peptit. +Ribôxôm lại dịch chuyển đi một côđon trên mARN và cứ tiếp tục như vậy đến cuối mARN.

-Kết thúc

+Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN [UAG] thì quá trình dịch mã hoàn tất. +Nhờ enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu [Met] được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp. +Chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn, trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học. +Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm [gọi tắt là pôlixôm] giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. +Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền [và ảnh hưởng của môi trường] được thể hiện theo sơ đồ sau



Chú ý: -Hiện tại Website đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm [phát triển các chức năng mà chưa phát triển nội dung trên website]. Mong các bạn đồng nghiệp và các em học sinh khi truy cập vào website bình luận "tế nhị-lịch sự". -Mọi góp ý và phản ánh về nội dung[đặc biệt là bản quyền-lấy đáp án-bài giải chi tiết các câu luyện tập], báo lỗi bài đăng, … bạn đọc để lại tại phần bình luận hoặc liên hệ theo số số điện thoại[Zalo]: 0. 898. 707. 868

Trân trọng!

Đáp án A. - A: Đúng vì ở tế bào sinh vật nhân sơ mARN sau khi phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein và tế bào sinh vật nhân sơ không có màng nhân do đó quá trình phiên mã và dịch mã đều diễn ra ở tế bào chất và diễn ra đồng thời. Còn ở tế bào sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất. - B : Sai vì đoạn mã hóa của gen còn có vùng điều hòa và vùng kết thúc do đó chiều dài của phân tử mARN chỉ bằng chiều dài vùng mã hóa trên đoạn gen đó thôi. Vậy chiều dài phân tử mARN ngắn hơn chiều dài đoạn mã hóa của gen. - C : Sai vì mỗi gen ở sinh vật nhân sơ được phiên mã ra nhiều phân tử mARN.

- D : Sai vì ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein.

Đáp án A

Sinh vật nhân thực có màng nhân ngăn cách nhân với tế bào chất nên mARN phải từ nhân đi ra tế bào chất mới thực hiện dịch mã được.

Sinh vật nhân sơ không có màng nhân nên phiên mã đến đâu, có thể dịch mã luôn đến đó..

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Cho các thông tin : I. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã. II. Ở sinh ?

Cho các thông tin :
I. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.
II. Ở sinh vật nhân thực, khi gặp một trong các bộ mã: 5’UAG 3’, 5’ UAA 3’, 5’UGA 3’thì quá trình phiên mã dừng lại.
III. Ở sinh vật nhân thực các trình tự intron không có khả năng phiên mã, êxôn thì có khả năng phiên mã. Các trình tự này nằm xen kẽ nhau nên gen ở sinh vật nhân thực còn gọi là gen phân mảnh.
IV.Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã tạo được nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1 gen duy nhất. Số thông tin đúng khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. Đây là quá trình tổng hợp ARN. Phiên mã diến ra ở kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn.

Quá trình phiên mã được phân thành 3 Giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc.

Giai đoạn khởi động: Dưới tác động của enzim ARN-pôlimeraza một đoạn của phân tử ADN [gen] được tháo xoắn và tách 2 mạch đơn ra, trong đó một mạch đơn được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.

+ Khi enzim ARN-pôlimeraza di động trên mạch khuôn, mỗi nuclêôtit trên mạch khuôn kết hợp với 1 ribonuclêotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung [A-U, T-A, G-X, X-G]

+ Enzim di động theo chiều 3’ => 5’ và sợi ARN được tổng hợp theo chiều 5’ => 3’.

+ Khi enzim ARN-pôlimeraza dịch chuyển gặp dấu hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhã mạch khuôn ra, đồng thời mạch ARN được tổng hợp xong và tách khỏi enzim và mạch khuôn. Hai mạch ADN liên kết lại với nhau.

+ Quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo nguyên tắc bổ sungkhuôn mẫu, do đó trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN qui định trình tự các ribonucleotit trên mạch mARN.

+ Cơ chế tổng hợp tARN và rARN cũng tương tự như ở mARN. Tuy nhiên, sợi pôliribonucleotit của tARN và rARN sau khi được tổng hợp xong sẽ hình thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo thành phân tử ARN hoàn chỉnh.

Phiên mã ở sinh vật nhân thực về cơ bản giống với phiên mã ở sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên nó cũng có những khác biệt cơ bản:

- Mỗi quá trình tạo ra mARN, tARN và rARN đều có enzim ARN-pôlimeraza riêng xúc tác.

- Phiên mã ở sinh vật nhân thực tạo ra mARN sơ khai gồm các êxon [mang thông tin mã hóa axit amin] và intron [không mang thông tin mã hóa axit amin].Các intron được loại bỏ để tạo ra mARN trưởng thành chỉ gồm các êxon tham gia quá trình dịch mã.


Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian [pha S] trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g

Để làm tốt bài tập sinh học dạng này các bạn cần xem lý thuyết về nguyên phân trước. Ngoài ra có thể xem thêm dạng bài tập về tính số NST, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân . Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài tập tiếp theo: dạng bài tập về tính số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện [bị phá huỷ] qua nguyên phân. Trước tiên các bạn cần hiểu và nhớ một số công thức sau Số tế bào sinh ra qua nguyên phân: + Một tế bào qua k lần nguyên phân sẽ hình thành $2^k$ tế bào con. + a tế bào đều nguyên phân k lần, số tế bào con được tạo thành là: $a.2^k$ tế  bào. Số NST đơn môi trường cần cung cấp: + Một tế bào lưỡng bội [2n NST] qua k lần nguyên phân, số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp: $2^k.2n-2n =  [2^k-1]2n$. + Vậy, a tế bào có 2n NST đều nguyên phân k lần, môi trường cần cung cấp số NST là: $a.[2^k-1]2n$. Số thoi vô sắc xuất hiện, bị phá hủy: + Thoi vô sắc xuất hiện ở kì trước, bị phân hủy hoàn toàn vào kì cuối. Vậy có ba

Dạng bài tập sinh học về tính số lượng và tỉ lệ % từng loại  nuclêôtit trên cả 2 mạch của phân tử ADN [hay gen]. Để giải bài tập này bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Cần nhớ: Các nuclêôtit trên hai mạch đơn của ADN [hay gen] liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T và ngược lại [T liên kết với A] G liên kết với X và ngược lai [X liên kết với G] Công thức Số lượng từng loại nuclêôtit + A=T; G=X => $\frac{A+G}{T+X}=1$ + N=A+T+G+X=2A+2G=2T+2X + A+G=T+X= $\frac{N}{2}$ Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit + %A=%T; %G=%X + %[A+T+G+X] = 100% => %[A+G]=%[T+X]=50%N + %A=%T=50%-%G=50%-%X; %G=%X=50%-%A=50%-%T Bài tập có đáp án về tính số lượng, tỉ lệ phần trăm [%] từng loại nuclêôtit trong gen [hay ADN] Bài tập trắc nghiệm vận dụng 1. Gen có hiệu số gữa nuclêôtit loại T với loại nucleoit khác bằng 20%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: A. A=T=15%; G=X=35% B. A=T=35%; G=X=65% C. A=T=35%; G=X=15% D. A=T=30%; G=X=20% 2. Gen

ARN là bản sao từ một đoạn của ADN [tương ứng với một gen], ngoài ra ở một số virút ARN là vật chất di truyền. 1. Thành phần: Cũng như  ADN , ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit . Mỗi đơn phân [nuclêôtit] được cấu tạo từ 3 thành phần sau: Đường ribôluzơ: $C_5H_{10}O_5$  [còn ở ADN là đường đềôxi ribôluzơ  $C_5H_{10}O_4$ ]. Axit photphoric: $H_3PO_4$ . 1 trong 4 loại bazơ nitơ [A, U, G, X]. Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang. 2. Cấu trúc ARN:  ARN có cấu trúc mạch đơn: Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa  $H_3PO_4$  của ribônuclêôtit này với đường  $C_5H_{10}O_5$  của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit [kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN. Có 3 loại ARN: - ARN thông tin [mARN]: sao chép đúng một đoạn mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung nhưng tr

ADN là một đại phân tử sinh học được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân các đơn phân là nucleotit. Trong tự nhiên thì phân tử ADN có nhiều dạng cấu trúc nhưng dạng phổ biến nhất là cấu trúc ADN theo dạng B ; Trong chương trình sinh học phổ thông thi chúng ta cũng chủ yếu bàn đến cấu trúc dạng B của ADN mà thôi. Nếu bạn chưa biết cấu trúc ADN dạng B như thế nào thì hãy xem trước bài viết cấu trúc dạng B của phân tử ADN ; Còn ở đây chúng ta chủ yếu bàn đến cách vận dụng lý thuyết về ADN vào giải những bài tập cụ thể liên quan đến cấu trúc ADN dạng B. Trước hết chúng ta bắt đầu với dạng bài tập đơn gian nhất trong series bài vết giải bài tập ADN cơ bản , và đây là bài đầu tiên sẽ hướng dẫn cách tính số nuclêôtit trong phân tử ADN [hay gen] khi biết một trong các đại lượng như: chiều dài ADN, khối lượng ADN, số liên kết hóa trị, số vòng xoắn. Sau đây chúng ta sẽ xem ví dụ về tính số nuclêôtit của ADN [có thể là phân tử ADN hoàn chỉnh hay chỉ là một đoạn ADN] cho từng trường hợp cụ thể:

Ngày nay những câu hỏi được đặt ra về gen là: Bản chất thực sự của gen là gì ? Hoạt động của gen như thế nào? Gen chứa đựng thông tin di truyền gì? Và tất cả các gen về cơ bản có giống nhau không? Trong mục này chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi đề cập ở trên. Gen là gì? Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác định [một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN ]. Cấu trúc của gen: Ở đây mình chỉ hướng dẫn các bạn tìm hiểu  về cấu trúc của gen cấu trúc [ gen điều hòa cũng có cấu trúc tương tự gen cấu trúc]. Cấu trúc chung của gen cấu trúc được chia làm 3 vùng trình tự nuclêôtit theo thứ tự sau: Vùng điều hòa [vùng khởi đầu]: nằm ở đầu gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. Vùng mã hóa: nằm ở giữa gen, mang thông tin mã hóa axit amin. Vùng kết thúc: nằm ở cuối gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Phân loại gen: Người ta dựa vào vai trò của các sản phẩm gen người ta chia gen thành loại là gen cấu trúc và gen đ

Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật [C3, C4 và CAM] đều có 2 pha là pha sáng và pha tối. Điểm khác nhau trong quang hợp ở các nhóm thực vật chủ yếu ở pha tối.  Pha sáng của quang hợp diễn ra trên màng Tilacôit của lục lạp, nó thực ra là quá trình chuyển năng lượng ánh sáng đã lược diệp lục hấp thụ thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH cụ thể như sau: Hấp thu năng lượng ánh sáng: DL $\rightarrow $ DL* Quang phân li nước: $ 2H_2O \rightarrow 4H^+ + 4e^- + O_2$ Photphorin hóa tạo ATP:  3ADP + 3Pi $\rightarrow $ 3ATP Tổng hợp NADPH: $2NADPH + 4H^+ + 4e^- \rightarrow  2NADPH$ ATP và NADPH được tạo ra ở pha sáng sẽ tiếp tục tham gia vào pha tối để tổng hợp nên $C_6H_{12}O_6$. Tuy nhiên để tạo được 1 phân tử $C_6H_{12}O_6$ thì cần 18ATP và 12NADPH từ pha sáng. Vậy phương trình tổng quát của pha sáng: $12H_2O + 18ADP + 18Pi + 12NADP^+ \rightarrow 18ATP + 12NADPH + 6O_2$ Bài tiếp theo: Pha tối quang hợp ở thực vật C3 [chu trình Canvin]

Axít Nuclêíc - Có trong nhân tế bào [nhiễm sắc thể]. Ngoài ra còn có ở trong ti thể, lục lạp. - Gồm 2 loại: ADN và ARN [ở một số vi rút] - Đó là những phân tử lớn có cấu trúc đa phân, bào gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit I. Cấu trúc ADN  [axit dêôxiribônuclêic]: 1. Thành phần cấu tạo ADN:  ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học là C, H, O, P, N. ADN là loại phân tử lớn [đại phân tử], có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm: Đường đêôxiribôluzơ: $C_5H_{10}O_4$ Axit phôtphoric: $H_3PO_4$ 1 trong 4 loại bazơ nitơ [A, T, G, X ]. Trong đó A, G có kích thước lớn  còn T, X có kích thước bé hơn. 2. Cấu trúc ADN:  ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải [xoắn phải]: 1 vòng xoắn có: - 10 cặp nuclêôtit. -  Dài 34 Ăngstrôn -  Đường kính 20 Ăngstrôn. Liên kết  trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axít phôtphôric của nuclêôtit với đường C­ 5 của  nuclêôtit

Theo cấu trúc hóa học, cấu trúc không gian của ADN dạng B và quá trình nhân đôi của ADN ta có thể suy luận được một số vấn đề sau: 1. Tổng số liên hiđrô trong phân tử ADN là: H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X 2. Khi ADN tự nhân nhân đôi một lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là: H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X 3. Khi phân tử ADN tự nhân đôi n lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là: $[2A + 3G][2^n - 1] = H.[2^n - 1] = ...$ 4. Số liên kết hiđrô được hình thành sau quá trình nhân đôi so với số liên kết hiđrô ban đầu [hình thành 2 phân tử ADN mới]. Do vậy số liên kết hiđrô được hình thành là: $2H.[2^n - 1] = 2.[2A + 3G][2^n - 1] = ...$ 5. Liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit không bị phá vỡ $\rightarrow$ khi tự sao một lần thì số liên kết cộng hóa trị tăng lên gấp đôi [hình thành 2 mạch mới của ADN con]. 6. Khi tự sao n lần số liên kết hóa trị hình thành là:  $Y[2^n - 1]$ Bài tập vận dụng * Một gen có 450 nuclêôtit loại G và nuclêôtit loại T=35%. Sử dụng dữ

Video liên quan

Chủ Đề