Quy định về đăng ký giao dịch đảm bảo

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, việc các bên sử dụng đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vô cùng phổ biến bởi tính hiệu quả mà nó mang lại, giúp các bên phòng tránh được rủi ro trong các hợp đồng mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên những giao dịch bảo đảm nào cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước, giao dịch nào không? Và việc đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu?, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau.

  • 17 tuổi có được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy không?
  • Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký khai tử chi tiết nhất 2021
  • Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Giao dịch bảo đảm là một hợp đồng dân sự do các bên tự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Là các biện pháp để bảo đảm các bên thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. 

  • Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện bắt buộc để có hiệu lực nếu pháp luật quy định.
  • Biện pháp bảo đảm sẽ được đăng ký theo sự thỏa thuận của các bên  hoặc theo pháp luật quy định.

Bài viết liên quan  Hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường

[Căn cứ theo Điều 298 Bộ luật Dân sự 2015]

Xem thêm bài viết “Thành lập công ty trọn gói” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm quy định

  • Thế chấp về quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp về tài sản gắn liền với đất nếu tài sản đó được chứng nhận quyền sở hữu trên GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cầm cố hoặc thế chấp tàu bay hoặc Thế chấp tàu biển.
  • Thế chấp các tài sản là động sản khác hoặc các tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
  • Bảo lưu quyền sở hữu đối với trường hợp mua bán các tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển;…

Căn cứ Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm quy định. Thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký giao dịch bảo đảm là:

  • Thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung và sổ đăng ký nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc tàu bay, tàu biển.
  • Thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm nếu tài sản bảo đảm là động sản khác
  • Nếu biện pháp bảo đảm bằng tàu bay thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký là: Cục Hàng không Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • Nếu biện pháp bảo đảm bằng tàu biển thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký là: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • Nếu biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký là các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai  thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Nếu biện pháp bảo đảm bằng động sản hoặc các tài sản khác không thuộc thẩm quyền của các cơ quan đăng ký nêu trên thì: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp sẽ thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm. 

Bài viết liên quan  Đơn ly hôn thuận tình viết sẵn

  • Thế chấp các động sản, ngoại trừ tàu bay, tàu biển [gồm cả thế chấp động sản hình thành trong tương lai]; 
  • Bảo lưu quyền sở hữu đối với trường hợp mua bán tài sản là động sản, trừ tàu bay, tàu biển đã có bảo lưu quyền sở hữu;
  • Những trường hợp thay đổi, sửa chữa, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
  • Văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
  • Ô tô, xe máy, tàu cá các phương tiện giao thông khác
  • Các máy móc, thiết bị, hàng hoá, nguyên vật liệu, kim khí, đá quý…
  • Tiền Việt Nam, ngoại tệ.
  • Phần vốn góp, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ các loại giấy tờ có giá trị khác.
  • Các quyền tài sản theo Điều 115 Bộ luật dân sự, trừ quyền sử dụng đất.
  • Lợi tức, lợi ích khác thu được hợp pháp theo pháp luật
  • Các động sản khác theo khoản 2 Điều 107 của Bộ luật dân sự.
  • Nhà ở, công trình xây dựng được xây dựng tạm thời mà không chứng nhận quyền sở hữu theo khoản 2 Điều 35 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như: tài sản được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính; Những công trình phụ trợ nằm bên ngoài phạm vi công trình chính nhằm phục vụ cho việc quản lý, sử dụng công trình chính; hoặc những tài sản khác gắn liền với đất mà pháp luật chưa quy định về chứng nhận quyền sở hữu như: nhà thép tiền chế, khung nhà xưởng, nhà lưới, nhà màng; giếng nước; giếng khoan; bể nước; sân; tường rào; cột điện;trạm bơm, hệ thống phát,..

Bài viết liên quan  Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trên đây là tư vấn về vấn đề Đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu? Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Hotline: 0931060668 [Mr.Lâu]
  • Gmail:
  • Website: //inslaw.vn/

Bạn đang xem bài viết “Đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu? Thủ tục như thế nào? Trong bao lâu?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Để huy động vốn làm ăn, tôi có mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình đi thế chấp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển của huyện. Tại đây, tôi được biết cần phải thực hiện thủ tục đăng kí giao dịch bảo đảm: thế chấp quyền sử dụng đất tại phòng tài nguyên môi trường huyện. Vậy xin hỏi luật sư, ngoài việc thế chấp quyền sử dụng thì những tài sản nào cũng buộc phải thực hiện thủ tục đăng kí giao dịch bảo đảm và thủ tục thực hiện như thế nào? Xin chân thành cám ơn!

Người gửi: Phạm Đức Dương [Nghệ An]

[ Ảnh minh họa:Internet]
Tư vấn luật: 1900 6589

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới công ty Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ- CP của Chính phủ ngày 29 tháng 12 năm 2006 Về giao dịch bảo đảm quy định các trường hợp phải đăng ký bao gồm:

– Thế chấp quyền sử dụng đất

– Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

– Thế chấp tàu bay, tàu biển

– Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

– Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định trên được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

1. Thủ tục thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm [Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm]

Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký

– Gửi qua đường bưu điện

– Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

– Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm:

– Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ đăng ký [giờ, phút, ngày, tháng, năm] vào Đơn yêu cầu đăng ký và Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp trực tiếp thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký phiếu hẹn trả kết quả đăng ký, trừ trường hợp giải quyết ngay sau khi nhận hồ sơ đăng ký.

– Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm:

– Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký  trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

2. Các trường hợp cụ thể

Đăng ký thế chấp tàu bay

Hồ sơ gồm có:

– Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp tàu bay

– Hợp đồng cthế chấp tàu bay

– Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.

Cơ quan có thẩm quyền: Cục Hàng không Việt Nam

Đăng ký thế chấp tàu biển

Hồ sơ gồm có:

– Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp tàu biển;

– Hợp đồng thế chấp tàu biển;

– Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.

Cơ quan có thẩm quyền: Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam.

Đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Hồ sơ gồm có:

– Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

– Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ;

– Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.

Cơ quan có thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về quy định về đăng kí giao dịch bảo đảm khi thế chấp tài sản. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Video liên quan

Chủ Đề