Quên ngược chiều là gì

                                                                                                QUÊN VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ

                                                                                                             BS. Phan Thiệu Xuân Giang

Rối loạn chức năng trí nhớ có thể khác nhau theo cách thức biểu hiện và nằm trong tầm giới hạn từ một người công dân ưu tú than phiền rằng mình bị quên cho đến một bệnh nhân được người thân mang đến khám bởi vì hành vi kỳ lạ và lú lẫn. Quên [Amnesia] được định nghĩa  là một sự mất trí nhớ đơn thuần mà không có rối loạn chức năng nhận thức khác. Sa sút trí tuệ [ Dementia] ám chỉ việc mất nhận thức tiến triển mãn tính bao gồm mất trí nhớ kéo dài đến mức độ đủ để làm cản trở việc thực hiện nghề nghiệp hay sinh hoạt xã hội. Không nên nhầm lẫn sa sút trí tuệ với sảng [ Delirium], là một rối loạn cấp tính toàn thể  về  suy nghĩ, tri giác được đặc trưng bởi ý thức bị suy kém và không chú ý. Quên ngược chiều [ Retrograde amnesia] nói đến việc mất trí nhớ đối với các sự kiện trước  một điểm thời gian đặc biệt nào đó. Quên thuận chiều [ Anterograde amnesia] là không có khả năng hình thành nên trí nhớ mới. Trí nhớ thường được phân loại theo nhiều loại như trí nhớ ngay lập tức [ theo giây], trí nhớ ngắn [ theo phút đến vài giờ] và trí nhớ lâu dài [ theo ngày đến năm]. Trí nhớ ngắn hạn là loại trí nhớ thường dễ bị ảnh hưởng nhất đối với các quá trình bệnh lý trong cả hai  tình trạng: quên và  các hội chứng sa sút trí tuệ. Cấu trúc hải mã và cạnh hải mã, đồi thị lưng giữa [ Dorsomedial thalamus] cùng với vỏ não trán trước lưng bên [ Dorsolateral prefrontal cortex] là những vùng có liên quan đến chức năng trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ qua lời nói chủ yếu liên quan đến bán cầu não trái và trí nhớ thị giác không gian liên quan đến bán cầu não phải. 

Mất nhớ là một trong số các biểu hiện của rối loạn trí nhớ [Ảnh minh họa: pixabay.com]

Định nghĩa về trí nhớ

Trí nhớ là một quá trình tâm lý, phản ánh những sự vật, hiện tượng đã từng tác động vào con người. Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của con người bằng cách ghi nhận, bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng.

Dưới góc độ hoạt động tâm lí, cấu trúc của hoạt động trí nhớ cũng bao gồm các động cơ, mục đích, phương tiện, hành động và thao tác. Trong lâm sàng, người ta quan tâm đến hiệu quả của quá trình ghi nhớ, các quá trình gìn giữ, củng cố để lưu giữ các dầu vết, các quá trình tái hiện.

Các biểu hiện của rối loạn trí nhớ

Giảm nhớ

Hay gặp giảm hiệu quả của quá trình nhớ và quá trình lưu giữ các tài liệu trong quá trình lão hóa, còn trong tổn thương não và trong những trạng thái đặc biệt như: sợ hãi, xúc động thường hay gặp giảm hiệu quả của quá trình tái hiện.

Tăng nhớ

Hiệu quá nhớ của người bệnh tăng một cách bệnh lí, cao hơn hẳn so với những người khác. Đa số những bệnh nhân này chỉ nhớ đến một loại kích thích nhất định liên quan đến những ký ức sâu sắc như điều kiện nghề nghiệp.

Mất nhớ

Trong những thời điểm, hoàn cảnh nhất định người bệnh không thể nhớ được các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Một số loại mất nhớ sau:

  • Quên ngược chiều: người bệnh không thể nhớ được cái gì đã diễn ra trước khi xảy ra sự cố.
  • Quên thuận chiều: sau chấn thương sọ não, bệnh nhân bị hôn mê, khi tỉnh dậy thì bệnh nhân không thể nhớ được điều gì đã xảy ra từ sau khi tai nạn đến lúc tỉnh.
  • Quên hệ thống: người bệnh không thể nhớ được một sự vật, đối tượng, một chi tiết nào đó liên quan đến sự trọn vẹn và liên tục của sự kiện cần nhớ.
  • Cơn mất nhớ: xảy ra tức khắc một thông tin cần nhớ nào đó bị tan rã hoàn toàn, thường xảy ra chốc lát và sau đó trí nhớ nhanh chóng được hồi phục.

Loạn nhớ

  • Nhớ sai: người bệnh tái hiện các sự kiên không chính xác về thời gian và không gian, nhớ sai trình tự các sự kiện.
  • Nhớ dị biệt: là tổng hợp tất cả các ảo tưởng nhớ bằng những cảm giác sai hoặc tri giác nhầm mà người bệnh tạo ra các sự kiện nhớ có thật.

Nguyên nhân gây rối loạn trí nhớ

Do ảnh hưởng của bệnh lý tâm thần

Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu... làm giảm tập trung chú ý; biểu hiện cảm xúc ngày càng khô khan, tư duy nghèo nàn, ý chí suy giảm, hoạt động yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm.

Sau chấn thương sọ não

Hậu quả của chấn thương sọ não rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến để lại các di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần.

Do các bệnh nhiễm khuẩn

Các bệnh lý hay gặp là viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD...

Do nhiễm độc

Các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần rất đa dạng, cấp tính hoặc kéo dài.

Do nghiện rượu và thuốc phiện

Nghiện rượu làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội.

Do stress

Chịu áp lực cao từ công việc có thể dẫn đến rối loạn trí nhớ [Ảnh minh họa: pixabay.com]

Tình trạng stress không chỉ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính.

Động kinh

Động kinh là một bệnh mạn tính, trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động. Những hành vi đó có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó không nhớ những gì xảy ra.

Phòng ngừa và hạn chế rối loạn trí nhớ

Có lối sống ngăn nắp, tự chủ, điều độ, không sống buông thả, tập cho mình thói quen ngay từ khi còn trẻ đừng để não phải làm việc quá tải, nhưng cũng không được để cho não lười hoạt động. Vì nếu trí óc không làm việc gì cả sẽ mau bị suy yếu.

Luôn lạc quan yêu đời, tránh những cảm xúc, lo âu, bồn chồn, tức giận… Đồng thời phải tăng thêm các cảm xúc dương tính như vui vẻ, rộng lượng, yêu cái đẹp, cái tốt… hạn chế tối đa nỗi cô đơn trong cuộc sống.

Thường xuyên dùng các chất chống oxy hóa trong ăn uống nhất là các loại rau và trái cây, là những loại thực phẩm giàu vitamin E như giá đỗ, hành tây, giàu vitamin C như các loại quả bưởi, chanh, cam, quýt và nhiều loại rau, tỏi ta, ngô, thịt lợn, lòng đỏ trứng.

Phải uống đủ nước nhất là sáng và trưa. Cơ thể thiếu nước sẽ gây nhiều rối loạn trong đó có rối loạn ở vi tuần hoàn gây hậu quả làm giảm hoạt động của não.

Khám và điều trị rối loạn trí nhớ ở đâu

Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024. 38522087 - 024. 35765344

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng - Hà Nội

Khoa Tâm thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Địa chỉ: 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0243.5764558, máy lẻ 315

Xem thêm: Lịch khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh giỏi

Chủ Đề