Quyền sử dụng đất không bị kê biên là gì

Trong tố tụng hình sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với tội mà theo quy định của Bộ luật Hình sự có thể bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Còn trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà pháp luật thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.

Thế nào là kê biên tài sản [Ảnh minh họa]
 

2. Trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

Điều 88 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định thực hiện việc kê biên tài sản như sau:

Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

Nếu đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

Nếu đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.

- Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc: nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói.

Nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói.

-  Việc kê biên tài sản phải lập biên bản

Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên chấp hành viên, đương sự, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.

Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, chấp hành viên và người lập biên bản.

3. Trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong vụ án hình sự

Biện pháp kê biên tài sản trong Bộ luật Tố tụng hình sự được quy định tại Điều 128 đối với cá nhân, Điều 437 đối với pháp nhân. Cụ thể:

Đối với cá nhân

- Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.

- Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản.

Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

- Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:

+ Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;

+ Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;

+ Người chứng kiến.

Đối với pháp nhân

- Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

- Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

- Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản. Nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Khi kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt những người sau:

+ Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

+ Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên;

+ Người chứng kiến.

Người có thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản gồm: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.

+ Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

+ Chánh án, phó chánh án Tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 như trên phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Trình tự, thủ tục kê biên

- Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên.

Biên bản đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.

Biên bản kê biên được lập thành 04 bản, trong đó một bản được giao ngay cho bị can, bị cáo hoặc pháp nhân sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Trên đây là một số thông tin về kê biên tài sản là gì theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Thế nào là đóng tài khoản, khóa tài khoản, phong tỏa tài khoản?

Hợp đồng mua bán đất đai đã được công chúng đầy đủ theo theo yêu cầu về hình thức của hợp đồng năm 2007, đến năm 2014 thực hiện việc chuyển nhượng thì không được do mảnh đất đang trong tình trạng bị kê biên, vậy phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người mua mảnh đất đó?

Kính chào luật sư. Tôi có một vấn đề về giấy tờ đất đai: Năm 2007, tôi có để dành dụm một số tiền và mua thửa đất của ông K.v.T. Do thửa đất có giấy tờ đầy đủ nên tôi yên tâm mua và có làm thủ tục công chứng. Do bận việc và không rành thủ tục nên tôi không xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngay nhưng có đóng đầy đủ thuế đất từ 2007 đến nay [2017]. - 7 năm sau, vào tháng 10 năm 2014, do cần tiền để giải quyết việc riêng nên tôi nộp hồ sơ xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông K.V.T. và tôi. Tuy nhiên, khi ra làm thủ tục thì văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất  thông báo rằng thửa đất tôi mua, đang tạm ngưng việc giao đất và các quyền sử dụng đất trong vụ án T nên chưa có cơ sở giải quyết. Nhận thấy rằng tôi đã làm thủ tục mua bán nhà đất có lai lịch rõ ràng trên sổ đỏ nhưng không hiểu sao miếng đất tôi mua, lại dính đến vụ án ông T. Do đó, ngày 05 tháng 11 năm 2015, tôi lại làm đơn đề nghị cứu xét trường hợp đất của tôi tại Ban Tiếp Dân / Sở Tài Nguyên Môi Trường của thành phố và nhận được câu trả lời là tiếp tục chờ đợi. Tháng 2, 2017, tôi lại tiếp tục gởi đơn xin cứu xét đến UBND tp  thì ngày 13/03/2017, tôi nhận được câu trả lời của UBND trả lời là đã giao cho ông Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường nghiên cứu đơn và tham mưu cho UBND để trả lời cho công dân theo quy định. Chờ đợi gần 4 năm qua và đến hôm nay, vụ án với ông T đã kết thúc. Xin luật sư vui lòng tư vấn cho tôi biết nên làm thế nào để bảo đảm quyền lợi của tôi.

Trả lời tư vấn: Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a] Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b] Đất không có tranh chấp;

c] Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d] Trong thời hạn sử dụng đất

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, theo quy định trên cùng với thông tin mà bạn cung cấp hợp đồng mua bán đất của bạn đã được lập bằng văn bản đã có công chứng đầy đủ theo yêu cầu về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên do bạn chưa cung cấp thông tin về việc giao dịch giữa bạn và ông T đã được đăng kí vào sổ địa chính chưa nên sẽ xảy ra hai trường hơp:

Thứ nhất, nếu việc chuyển nhương đất đã được đăng kí tại cơ quan đăng kí đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính và người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công nhận quyền sử dụng đất kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Thứ hai, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng nhưng việc chuyển nhượng chưa đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai thì chưa có hiệu lực pháp luật.

Như vậy,  với trường hợp thứ nhất nếu nhận thấy tài sản của người phải thi hành án đã được chyển nhượng  hoàn thành cho người khác trước khi có bản án thì cơ quan thi hành án không thực hiện kê biên. Trường hợp tài sản vẫn đứng tên người phải thi hành án thì tài sản đó sẽ bị kê biên để thực hiện bản án.

Hiện nay vụ án của ông T đã kết thúc, do đó để bảo vệ quyền lợi cho mình bạn hoàn toàn có thể khởi kiện lên Toàn án nhằm xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Tuy vậy, trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Vy Diễm - Luật Minh Gia

Video liên quan

Chủ Đề