Sáng kiến kinh nghiệm tạo hình bằng vật liệu mở

"Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3- 4 tuổi trường Mầm non Phú xuyên”

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Hoàng Thảo

          2. Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ giúp trẻ 3-4 tuổi sử dụng tốt các nguyên vật thiên nhiên trong hoạt động tạo hình tại lớp 3 tuổi A trường mầm non Phú Xuyên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên.

          3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Ngày 06 tháng 09 năm 2018 đến ngày mùng 08 tháng 04 năm 2019.

4. Mô tả bản chất của sáng kiến

4.1. Tính mới:

 Tại Trường mầm non Phú Xuyên, hiện chưa có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm nào nghiên cứu, tìm hiểu những biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi. Do vậy các biện pháp mà sáng kiến đưa ra rất phù hợp với điều kiện của địa phương, của trường mầm non và phù hợp với trẻ. Đáp ứng được việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.

      Các biện pháp tôi đưa ra lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 3 tuổi A trường Mầm non Phú xuyên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên và chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin hay sách tài liệu trước đó.

 4.2 Tính khoa học:

Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên mình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó những tài năng và khả năng mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ mà việc học của trẻ ở đây thông qua “học bằng chơi, chơi mà học”.

Chính vì vậy để giờ học tạo hình được hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giáo viên nên sử dụng thủ thuật vào bài học một cách linh hoạt, các nguyên vật liệu tạo hình phong phú, gần gũi với trẻ tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ và cần được tiến hành đồng thời vào việc tích lũy có hệ thống những biểu tượng tạo hình. Những nguyên vật liệu để trẻ hoạt động  tạo hình cần chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp, gần gũi với trẻ và phong phú phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Cô giáo cần đưa các nội dung tích hợp sao cho phù hợp với từng bài một cách lô gíc sinh động, có như vậy giờ học tạo hình mới có chất lượng và trẻ mới nắm được các kỹ năng kiến thức tạo hình trong khi trẻ thực hiện giáo viên cần phải luôn động viên, khuyến khích trẻ. Đã có nhiều nghiên cứu cũng như các tài liệu về các biện pháp tạo hình cho trẻ từ các nguyên vật liệu thiên nhiên trong giờ học tạo hình  nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thành quả của các tác giả đi trước tôi đã bước đầu hệ thống hóa và đưa ra một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3- 4 tuổi trường Mầm non Phú Xuyên  dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn mang tính khả thi.

          Vì vậy các biện pháp sáng kiến mà tôi đưa ra được dựa trên những cơ sở khoa học phù hợp với hứng thú trong độ tuổi của trẻ để thực hiện các kỹ năng khi tham gia vào các hoạt động tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên.

Sáng kiến được trình bày theo đúng cấu trúc, đúng thể thức văn bản, ngôn ngữ dễ hiểu phù hợp với giáo dục mầm non.

        4.3. Tính thực tiễn

4.3.1 Thực trạng sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3- 4 tuổi trường Mầm non Phú xuyên”

*Thuận lợi:

Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm học cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non

Phụ huynh nhiệt tình với lớp, phối hợp với các cô rất nhiệt tình trong mọi công việc, mọi hoạt động.

Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ các cô giáo trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.

Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp 3 - 4 tuổi, đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, có trình độ trên chuẩn và được sự tín nhiệm của nhà trường và phụ huynh học sinh.

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp trong trường, với trường lớp thoáng mát, đầy đủ đồ dùng dạy học do đó rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục  trẻ.

  *Khó khăn

Vì lớp học đông so với định biên và môi trường lớp hơi hẹp, số học sinh nam lại nhiều hơn nữ cho nên quá trình hướng dẫn trẻ thực hiện trong giờ hoạt động tạo hình còn gặp nhiều khó khăn. Các cháu lớp 3 tuổi A  đến từ các xóm khác nhau trong đó có cả học sinh xã ngoài.

Trẻ yếu về kỹ năng tạo hình từ nguyên vật liệu thiên  nhiên nhiều sản phẩm tạo hình chưa đạt yêu cầu, sự sáng tạo và thể hiện bố cục bức tranh còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng màu, khả năng nhận xét tranh còn kém.

Một số trẻ còn mải chơi, chưa tập chung chú ý trong giờ học cho nên sản phẩm mà trẻ tạo ra còn đơn giản chưa có tính thẩm mỹ.

Một số phụ huynh chưa nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của bậc học mầm non nói chung, và hoạt động học tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên của trẻ nói riêng.

Từ thực trạng trên của lớp 3 tuổi A trường mầm non Phú Xuyên, bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù hoạt động tạo hình bằng nguyên vật liệu thiên nhiên  đã được thực hiện nhưng còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo, chưa mang lại hiệu quả cao, cụ thể được đánh giá qua bảng khảo sát như sau:

Nội dung khảo sát

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỉ lệ

(%)

Số trẻ

Tỉ lệ

(%)

Biết sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên

16

43,2%

21

56,8%

Bố cục tranh

18

47%

19

51%

Nhận xét sp

23

62%

14

38%

Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc trẻ 3-4 tuổi tại lớp tôi biết sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình là chưa cao. Chính vì vậy bản thân tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ sử dụng tốt các nguyên vật liệu thiên trong hoạt động tạo hình.

Qua đề tài giúp cho trẻ có khả năng sử dụng thành thạo các nguyên vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình.

Qua đề tài nghiên cứu này giúp cá nhân tôi và một số đồng nghiệp nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình, nhất là việc cho trẻ 3-4 tuổi sử dụng nguyên vật thiên nhiên vào hoạt động tạo hình để tìm ra những phương pháp dạy học tích cực. Nhằm phát huy tính sáng tạo và hứng thú của trẻ 3 – 4 tuổi tham gia vào hoạt động tạo hình.

          Huy động sự tham gia của phụ huynh để cùng xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong nhà trường góp phần thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

4.3.2. Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3- 4 tuổi trường Mầm non Phú xuyên”

Biện pháp 1: Sưu tầm nguyên vật liệu

Trong cuộc sống hiện nay các phế liệu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và các nguyên vật liệu thiên nhiên vô cùng phong phú: Lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, túi nilon, báo cũ, các loại lá cây, hột hạt.....đặc biệt là ở trường mầm non nông thôn như địa bàn trường mầm non Phú Xuyên thì việc sưu tầm các nguyên vât liệu từ sản phẩm của nghề nông lại càng đa dạng như: các loại hạt ngũ cốc, rau, củ quả tươi và khô, các loại vỏ chai, lá cây, vỏ sò, hến....Chính vì vậy để giúp trẻ thực hiện hoạt động tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên đạt hiệu quả tôi tiến hành sưu tầm và tích trữ thành kho nguyên vật liệu thiên nhiên. Tuy nhiên các nguyên vật liệu được sưu tầm cần đảm bảo tính an toàn (Không độc, không nhọn, không có cạnh sắc) dễ cầm (Kích cỡ phù hợp với tay trẻ), dễ bảo quản và cất giữ, dễ phục hồi hoặc sửa chữa, đặc biệt đòi hỏi trí nhớ, sự tưởng tượng và óc quán át của trẻ.Và tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu.

Sáng kiến kinh nghiệm tạo hình bằng vật liệu mở

Ảnh sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên