Sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường THCS
20
Sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường THCS
401 KB
Sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường THCS
0
Sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường THCS
100

Sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường THCS

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC Y TẾ HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Lê Minh Thông 2. Ngày tháng năm sinh: 23 – 08 - 1957 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 28/12b Tổ 3- KP1- Phường Bửu Long- Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613.842439 ĐTDĐ: 0919.157574 6. Fax:……………………………….. E-mail: 7. Chức vụ: Chuyên viên Phòng GD Tiểu học 8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư Phạm - Năm nhận bằng: - Chuyên ngành đào tạo: 2003 Sinh học Mục lục Trang A. Mở đầu: I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Phương pháp nghiên cứu 4 IV. Kế hoạch nghiên cứu 4 B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 4 I. Tập huấn công tác y tế học đường 6 II. Công tác phối hợp với trạm y tế địa phương 15 III. Đánh giá chung 16 C. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: 17 D. THAM KHẢO: 17 A. MỞ ĐẦU: I. Lí do chọn đề tài: Theo đánh giá chung, nguồn nhân lực y tế học đường cả nước nói chung và ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai nói riêng còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế. Thế nên, bắt đầu từ năm 2007 đến nay, trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục giao cho từng địa phương, nhu cầu đạo tạo cán bộ y tế của các địa phương trong tỉnh, Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh điều phối chỉ tiêu theo yêu cầu, mở các lớp đào tạo cán bộ y tế học đường theo địa chỉ ở các huyện để phục vụ y tế học đường. Cho đến nay, một số kết quả bước đầu trong chương trình này đã được ghi nhận. Giai đoạn hiện nay, tình trạng cán bộ y tế học đường còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế, phụ cấp và các chế độ cho cán bộ y tế còn hạn chế nên chưa thu hút được cán bộ y tế về các trường học. Việc đào tạo theo địa chỉ là một chương trình thiết thực nếu quản lý tốt đầu ra sẽ giúp hoàn thiện đội ngũ y tế học đường theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục – Đào tạo nhằm đáp ứng việc chăm lo sức khỏe cho học sinh – sinh viên tại các trường học. 1. Tình hình về y tế học đường trong trường học: Hiện tại, đa số các trường phổ thông trên địa bàn Đồng Nai không có diện tích dành riêng cho phòng y tế mà phải ghép chung với các phòng chức năng khác. Đồng thời, cán bộ y tế học đường thường kiêm nhiệm, không đủ năng lực đảm đương công tác chuyên môn... Theo Thông tư liên tịch 18/2011 của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế, thì phòng y tế trong trường học phải bảo đảm diện tích từ 12m2 trở lên; được bố trí ở vị trí thuận lợi; có tủ thuốc được trang bị các loại thuốc thiết yếu; có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu xuất, nhập thuốc theo quy định; có các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu phục vụ sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh; có ít nhất một giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi; có bàn ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác... Nếu chiếu theo những quy định này, hiện tại số trường học trong tỉnh có phòng y tế và cán bộ y tế theo chuẩn là rất ít. Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, hiện toàn tỉnh có 273/793 trường có phòng y tế, chiếm trên 34%. Trong đó, có 219 trường có cán bộ y tế phụ trách; số trường có khám, quản lý sức khỏe học sinh là 610 trường, chiếm gần 77%. Toàn tỉnh hiện còn thiếu khoảng 440 cán bộ y tế học đường có bằng cấp về y tế. 2. Tình hình về nhân viên y tế trong trường học: Hiện nay cán bộ y tế học đường còn thiếu trầm trọng, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo đã cùng Trường cao đẳng y tế Đồng Nai đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ cán bộ y tế học đường theo nhu cầu của các địa phương. Qua 4 năm liên kết đào tạo, đến nay, các địa phương Định Quán, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Nhơn Trạch đã có 147 học viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng cán bộ y tế học đường sau khi được đào tạo bổ sung vào phòng y tế của các trường, hiện công tác đào tạo theo địa chỉ cán bộ y tế học đường vẫn còn khó khăn trong tuyển sinh và thu hút nguồn lực... Hình mang tính minh hoạ II. Mục đích nghiên cứu: Qua nhiều năm theo dõi công tác về Y tế học đường trong trường Tiểu học bản thân thấy được sự cần thiết công tác y tế học đường trong trường học; nhằm cải thiệm căm sóc sức khoẻ cho học sinh củng như có kế học và thực hiện được những biện pháp mà mỗi đơn vị đề ra. III. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu hiện trạng. IV. Kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu kĩ từng dạng tài liệu bổ trợ để thực hiện đề tài. Cụ thể:  Từ 5/11/2011 đến 15/12/2011: Nghiên cứu tài liệu.  Từ 03/01/2012 đến 20/01/2012: Thu thập dữ liệu.  Viết bản thảo Từ 21/01/2012 đến 25/05/2013: Hoàn thành đề tài B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Ban chỉ đạo Y tế học đường (YTHĐ) ở các cấp được thành lập và hoạt động khá tích cực, tham mưu cho UBND các cấp ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác YTHĐ; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động YTHĐ theo từng năm, từng giai đoạn; chú trọng các điều kiện đảm bảo thực hiện các nội dung hoạt động YTHĐ như tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách YTHĐ, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ YTHĐ trong các nhà trường; đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí... Hiện nay đã có 100% đơn vị trường học đã tổ chức các hoạt động YTHĐ trong nhà trường, trong đó 49,43% tổng số đơn vị có cán bộ y tế chuyên trách, các đơn vị còn lại đã bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm. Sở GD-ĐT, Sở Y tế, TTYT dự phòng tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; các phòng GD-ĐT bố trí cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác YTHĐ. 100% cán bộ quản lý các nhà trường và những cán bộ YTHĐ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đã được tập huấn nghiệp vụ; 69,36% đơn vị trường học đã có phòng y tế riêng và được cấp những trang thiết bị thiết yếu theo quy định. Các đơn vị còn lại được bố trí trong các phòng dùng chung và trang bị tủ thuốc và một số dụng cụ y tế để sơ cứu, cấp cứu ban đầu. Kinh phí để tổ chức các hoạt động YTHĐ chủ yếu từ ngân sách nhà nước và nguồn trích lại của Bảo hiểm y tế và được sử dụng có hiệu quả. Các nội dung hoạt động YTHĐ cũng được các nhà trường triển khai theo quy định như: Phối hợp với các cơ sở y tế địa phương tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và phân loại sức khoẻ học sinh, và lập hồ sơ, quản lý theo dõi và lưu giữ hồ sơ sức khoẻ của học sinh; sơ cứu, cấp cứu ban đầu và chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế; tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn cho học sinh, phòng, chống các bệnh học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, HIV/AIDS, phòng chống tai nạn, thương tích, phòng chống các tệ nạn xã hội... đồng thời tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khoẻ do Ngành Giáo dục và Y tế triển khai trong các năm học; tuyên truyền, vận động học sinh mua thẻ bảo hiểm y tế; tham gia kiểm tra, xây dựng trường học lành mạnh, an toàn và “Xanh - Sạch - Đẹp”, vệ sinh an toàn thực phẩm... Nhìn chung các đơn vị trường học đã được tiếp cận với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và nghiêm túc triển khai thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế, việc tổ chức quản lý và triển khai các hoạt động YTHĐ cũng còn nhiều khó khăn, bất cập. Ban chỉ đạo YTHĐ ở một số nơi, nhất là cấp xã hoạt động chưa có hiệu quả, thiếu sự quan tâm thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Ban chỉ đạo cấp huyện, xã thiếu sự kiểm tra, giám sát và đôn đốc thường xuyên. Do yêu cầu công tác tổ chức, các thành viên ban chỉ đạo thường xuyên có sự thay đổi, song không được quan tâm củng cố, kiện toàn kịp thời. Sự phối hợp trong công tác YTHĐ của các ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo chưa được thường xuyên, chưa thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Sự quan tâm của Ban chỉ đạo đối với một số đơn vị trường học trên địa bàn còn thiếu sót, đùn đẩy trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ y tế chuyên trách hiện còn thiếu do chưa được giao đủ biên chế theo kế hoạch, mặt khác việc tuyển dụng cũng gặp nhiều khó khăn do không có nguồn tuyển. So với định mức biên chế đã giao cho các huyện mới đạt 248/304 biên chế (bằng 81,58%), so với kế hoạch giai đoạn 2008 - 2012 đã được UBND tỉnh phê duyệt mới đạt 198/304 biên chế (bằng 65,13%). Sở GD - ĐT và các Phòng GD - ĐT chưa bố trí được cán bộ y tế chuyên trách theo quy định. Theo báo cáo của BCĐ tỉnh, có một số đơn vị bố trí cán bộ YTHĐ không đúng tiêu chí hạng trường. Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động YTHĐ còn nhiều thiếu thốn, còn 24,90% đơn vị trường Tiểu học trên toàn tỉnh chưa bố trí phòng y tế riêng biệt, đa số là phòng tạm hoặc phải bố trí trong các phòng dùng chung không đảm bảo các tiêu chí quy định. Công tác tổ chức các hoạt động YTHĐ trong một số đơn vị trường Tiểu học chưa được quan tâm thoả đáng, lãnh đạo đơn vị chưa thực sự coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường, buông lỏng quản lý. Việc bố trí và phân công nhiệm vụ cho cán bộ YTHĐ còn chưa đúng quy định. Chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục về YTHĐ đối với học sinh, nhất là công tác tuyên truyền và phối hợp đối với phụ huynh học sinh. Số đơn vị trường học đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh đạt thấp, năm 2009 mới đạt 67,59%; số học sinh được khám sức khoẻ định kỳ mới đạt 49,32% tổng số học sinh toàn tỉnh (Qua khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh phát hiện số học sinh có bệnh tật liên quan đến yếu tố học đường chiếm tỷ lệ khá cao - 18,83%, chủ yếu là các bệnh tật như: Cận thị, bệnh ngoài da, bệnh răng miệng, các bệnh về tai, mũi, họng và một số bệnh tật khác). Số đơn vị được kiểm tra vệ sinh môi trường và đo đạc các yếu tố vệ sinh học đường đạt thấp (46,35%). Hiện còn 31,93% số đơn vị trường học chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, 28,2% đơn vị trường học chưa có nguồn nước rửa sạch cho học sinh, 14,9% đơn vị trường học chưa có đủ nước uống cho học sinh. Việc thực hiện chế độ báo cáo về tình hình sức khoẻ học sinh của một số đơn vị trường học không nghiêm túc. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động học việc mua thẻ bảo hiểm y tế học sinh. Tại các trường, diện tích dành cho phòng y tế thường không đủ, phải ghép chung với các phòng chuyên môn khác. Cán bộ y tế học đường thì kiêm nhiệm, đa số là cán bộ thư viện kiêm y tế học đường. Ông Nguyễn Đình Quang, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tân Phú cho biết: “Để đảm bảo công tác y tế trong trường học, địa phương đã phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm”. Nhưng chính vì kiêm nhiệm mà nhiều trường mới chỉ dừng lại ở việc sơ cấp cứu cho những trường hợp nhẹ, còn những trường hợp khác nhà trường đều phải chọn phương án gọi điện cho gia đình đưa các em đi cấp cứu! Ông Nguyễn Lam Đức, giáo viên Trường tiểu học Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) thì chia sẻ: “Trường tôi có cán bộ thư viện kiêm y tế học đường, nhưng lại không có phòng y tế”. Ngay tại TP. Biên Hòa, ông Thái Bình Minh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trảng Dài (TP. Biên Hòa) cho biết: “Phòng y tế của trường được ghép chung với phòng kế toán. Kế toán của trường đồng thời kiêm cán bộ y tế học đường. Phòng y tế cũng chỉ mới có được 1 năm nay, trước đây bỏ trống vì trường thiếu diện tích đất xây dựng”. Chị Đinh Thị Liên kế toán kiêm cán bộ y tế học đường ở trường này, cho hay: “Là phòng ghép nên rất chật chội, chỉ đủ kê được 1 chiếc giường. Khó có điều kiện chăm sóc cho học sinh nên chúng tôi phát thuốc và các dụng cụ y tế về cho giáo viên chủ nhiệm. Khi học sinh bị chấn thương nhẹ, giáo viên tự xử lý ngay tại lớp. Trường hợp nặng hơn, học sinh sẽ được đưa về phòng y tế để nhà trường kêu xe cấp cứu hoặc điện thoại về cho gia đình”. Trước thực trạng thiếu trầm trọng nguồn cán bộ y tế học đường, thời gian qua Sở GD-ĐT đã cùng Trường cao đẳng y tế Đồng Nai đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ cán bộ y tế học đường theo nhu cầu của các địa phương. Qua 4 năm liên kết đào tạo, đến nay, các địa phương Định Quán, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Nhơn Trạch đã có 147 học viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng cán bộ y tế học đường sau khi được đào tạo bổ sung vào phòng y tế của các trường, hiện công tác đào tạo theo địa chỉ cán bộ y tế học đường vẫn còn khó khăn trong tuyển sinh và thu hút nguồn lực... Qua những khó khăn trên đội ngũ nhân viên y tế trong trường học cần phải được bổ sung, tăng cường tay nghề để việc chăm sóc sức cho học sinh trong trường học bằng biện pháp tổ chức tập huấn. I. Tập huấn công tác y tế học đường:  Nội dung tập huấn: - Hướng dẫn kĩ thuật giám sát các điều kiện vệ sinh trường học. - Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. - Hướng dẫn tổ chức khám, lập hồ sơ và quản lí sức khỏe học sinh. - Hướng dẫn thống kê, báo cáo và triển khai một số văn bản về y tế trường học.  Thành phần tham dự: Mỗi trường 02 người , gồm: - 01 đại diện Ban giám hiệu. - 01 cán bộ (hoặc giáo viên) phụ trách y tế học đường. 1. Nội dung tập huấn: a. Hướng dẫn kĩ thuật giám sát các điều kiện vệ sinh trường học: Đẩy mạnh công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; triển khai có hiệu quả các chương trình y tế trong các cơ sở giáo dục, tập trung ưu tiên công tác phòng, chống dịch; chăm sóc mắt học đường; chăm sóc sức khỏe răng miệng; phòng, chống tật cong vẹo cột sống; phòng, chống giun sán; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích; thực hiện Bảo hiểm Y tế bắt buộc với học sinh, sinh viên theo quy định. An toàn thực phẩm - Chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học, phấn đấu 100% các trường học có tổ chức ăn bán trú, nội trú đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học sinh - Chỉ đạo các trường học phối hợp các cơ sở y tế địa phương thực hiện chương trình Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Phấn đấu đến năm 2015, 100% các trường tại thành phố khống chế tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh dưới 10%; 100% các trường vùng nông thôn có tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng thể gầy dưới 20% thông qua các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn học đường tại các cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú, nội trú. - Xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hành xây dựng khẩu phần ăn, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho học sinh trong các trường tổ chức ăn nội trú, bán trú. Trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích - 70% các trường học thực hiện trường học an toàn; phòng, chống tai nạn thương tích. Thực hiện Bảo hiểm y tế bắt buộc với học sinh, sinh viên theo quy định - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện công tác BHHĐ học sinh, sinh viên theo quy định, phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90% học sinh, sinh viên tham gia BHYT bắt buộc Nâng cao sức khỏe - Tập trung chỉ đạo một số địa phương xây dựng trường học nâng cao sức khỏe: xây dựng cơ chế, chính sách, cải thiện điều kiện vệ sinh trường học, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, phòng, chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, rối nhiễu tâm trí và tâm thần học đường. b. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh Hình mang tính minh hoạ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe học sinh. Có sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh cho cả cấp học. - Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo quy định hiện hành. Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết. - Có cơ chế phối hợp với cơ sở y tế trong việc chăm sóc, điều trị đối với các học sinh mắc bệnh mãn tính.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.