Sau cai sữa sữa có màu vàng

Nếu là lần đầu tiên được giữ thiên chức làm mẹ, chắc hẳn bạn sẽ rất bối rối trong việc chăm sóc con, nhất là vào những tháng đầu tiên chăm bé. Nhiều mẹ nghĩ rằng, sữa mẹ màu trắng là tốt nhất cho trẻ nhưng trong cả quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bạn sẽ thấy sữa có lúc biến chuyển thành những màu sắc khác nhau tùy từng thời điểm. Vậy khi sữa mẹ màu vàng thì sao, nó có tốt không và màu sữa mẹ như thế nào là tốt? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Sau cai sữa sữa có màu vàng
Sữa mẹ màu vàng có tốt cho trẻ hay không?

Sữa mẹ màu vàng: tốt hay không tốt?

Sự thật về việc sữa mẹ có màu vàng vào những ngày đầu sau sinh khiến cho nhiều mẹ hết sức băn khoăn không biết có nên giữ lại cho bé bú không hay chờ cho đợt sữa này qua đi?

Trên thực tế, sữa mẹ màu vàng hay còn được gọi là sữa non (Colostrum), thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của thai kỳ và vài ngày đầu tiên sau khi sinh con. Sữa non thường có màu vàng nhạt hoặc cam do trong sữa có chứa rất nhiều beta-carotene. Theo các chuyên gia, sữa non thường rất ít nhưng rất bổ dưỡng, chứa nhiều kháng thể tự nhiên đậm đặc gấp 8 - 12 lần so với sữa bình thường. Đặc biệt sữa có chứa nhiều tế bào miễn nhiễm, các chất kháng thể IgG, IgA, IgF… giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.

Sau cai sữa sữa có màu vàng
Sữa mẹ màu vàng là sữa non thường xuất hiện trong 1 - 2 ngày đầu sau sinh

Chính vì giá trị dinh dưỡng cao mà không loại sữa nào sánh bằng nên khi có sữa mẹ màu vàng, mẹ nhớ tận dụng cơ hội quý báu này để cho bé hưởng trọn lợi ích của “72 giờ vàng sữa non của mẹ”, giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn.

Ngoài sữa non có màu vàng thì có thể bạn cũng có thể nhìn thấy sữa mẹ màu vàng trong những đợt sữa cuối. Lúc này, hàm lượng chất béo trong sữa tăng lên khiến cho màu của sữa mẹ đậm dần lên và chuyển sang vàng đục hoặc màu trắng.

Những màu sắc khác của sữa mẹ

Sữa mẹ màu vàng và màu trắng thường rất phổ biến. Nhưng bên cạnh đó sữa mẹ cũng có thể xuất hiện những màu sắc khác nhau. Cùng tìm hiểu xem vì sao sữa có màu như vậy và chúng có tốt hay không nhé!

  • Sữa mẹ màu xanh lá cây: Sữa mẹ có màu xanh lá sau khi bạn ăn các loại thực phẩm có màu xanh đậm như rau xanh hoặc một số loại thảo mộc.
  • Sữa mẹ màu hồng, đỏ hoặc cam: Sau khi bạn ăn các loại thực phẩm có những màu này như củ dền, cà rốt, gấc, uống soda cam hay các loại đồ uống trái cây có màu đỏ hoặc cam…
  • Sữa mẹ có màu nâu, cam sẫm hoặc màu rỉ sét: Khi gặp màu này trong sữa, bạn cũng đừng vội hoảng sợ mà bỏ lượng sữa này đi. Màu sắc này xuất hiện là do máu chảy vào ống dẫn sữa hoặc có thể do bạn bị nứt núm vú. Tuy nhiên, một chút máu trong sữa mẹ sẽ không gây hại gì đến trẻ. Đa phần, các tình trạng này sẽ tự biến mất trong vài ngày. Nhưng nếu màu này kéo dài hơn một tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
  • Sữa mẹ có màu đen: Việc sử dụng kháng sinh minocin (minocycline) khi cho con bú thường sẽ dẫn đến sữa có màu này. Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian cho con bú thường không được khuyến khích. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.

Màu sắc của sữa mẹ đều có thể biến đổi theo một số loại thực phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc mẹ sử dụng. Ngoài ra, chúng còn có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thời gian cho bé bú.

Sau cai sữa sữa có màu vàng
Màu sắc của sữa mẹ có thể bị thay đổi do nguồn thực phẩm mẹ ăn

Mặc dù khi nhìn thấy sữa mẹ màu vàng hay những màu sắc lạ bạn có thể bị sốc nhưng điều này khá là bình thường và không gây nguy hiểm nên mẹ hãy yên tâm nhé.

Những lưu ý để sữa mẹ nhiều và chất lượng hơn

Sữa mẹ có màu vàng (sữa non) mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nên nhiều mẹ luôn tìm cách để duy trì. Tuy nhiên như đã nói thì sữa này chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên, dù sữa màu gì cũng đều quan trọng đối với bé và nhiệm vụ của mẹ là phải đảm bảo sữa được dòng sữa chất lượng, sản xuất đều và không bị tắc nghẽn trong quá trình cho con bú. Vì vậy, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Có một chế độ dinh dưỡng sau sinh cân đối và lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Nên giữ cho tinh thần của mẹ luôn thoải mái, nghỉ ngơi và vận động phù hợp để cơ thể tiết ra nhiều sữa và chất lượng hơn.
  • Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ thật nhiều, vừa tốt cho sự phát triển của bé vừa giúp cơ thể mẹ hoạt động sản xuất sữa liên tục.
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các thực phẩm gây mất sữa mẹ, thực phẩm không an toàn, thực phẩm cay nóng.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể cảm thấy hoang mang về sữa mẹ màu vàng hoặc biến đổi thành những màu sắc khác. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi đây là những hiện tượng rất phổ biến và thường không gây nguy hiểm gì cho bé.

Khi nào nên cai sữa cho con? Cai sữa thế nào là hợp lý để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bé? Cùng Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc tìm hiểu những vấn đề cần quan tâm trong việc cai sữa cho bé bố mẹ nhé!

Cai sữa là gì?

Cai sữa là khi mẹ ngưng cho bé bú. Sau khi cai sữa, bé sẽ không bao giờ bú sữa mẹ nữa.

Nên cho bé bú bao lâu?

Nên cho bé bú ít nhất là 1 năm. Một số bà mẹ cho bé bú lâu hơn. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ nên là thức ăn duy nhất. Đa số bé ăn hay uống thêm các thức ăn khác (vẫn bú sữa mẹ) khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, những thức ăn này bao gồm bột ngũ cốc, rau xay nhuyễn, trái cây và thịt, cá. Trẻ không nên uống nước trái cây và sữa bò cho đến sau 12 tháng tuổi

Sau cai sữa sữa có màu vàng

Khi nào nên cai sữa mẹ?

Các bà mẹ chọn thời điểm cai sữa khác nhau và vì các nguyên nhân khác nhau. Hầu hết là do bà mẹ chọn thời điểm cai sữa, nhưng đôi khi cai sữa khi bé không còn muốn bú sữa nữa.

Cai sữa mẹ như thế nào?

Khi bạn quyết định cai sữa mẹ, không được cai đột ngột. Thay vào đó, cố gắng giảm bú mẹ dần dần. Để làm điều này, bạn có thể:

  • Cắt 1 cữ bú mẹ mỗi 2 tới 5 ngày
  • Giảm thời gian mỗi cữ bú mẹ
  • Tăng khoảng cách giữa các cữ bú mẹ.

Có thể bắt đầu cai sữa mẹ bằng cách ngưng các cữ bú ban ngày trước, vẫn cho bé bú đêm hay trước khi ngủ. Các cữ bú đêm hay trước khi ngủ thường là những cữ bú cuối cùng bị cắt.

Có nên cho bé bú bình hay ly khi cai sữa?

Bạn có thể cho bé bú bình hay ly khi cai sữa. Để giúp bé dễ dàng bú bình hay ly trong lần đầu tiên, bạn có thể:

  • Nhờ ai đó cho bé bú.
  • Cho bú trước khi bé quá đói.
  • Vắt sữa mẹ vào bình hay ly.
  • Sử dụng ly có 2 tay cầm
Sau cai sữa sữa có màu vàng

Những vấn đề có thể xảy ra với bầu vú khi cai sữa mẹ?

Nhiều vấn đề khác nhau có thể xảy ra với bầu vú khi cai sữa mẹ, bao gồm:

  • Căng sữa, khi bầu vú đầy sữa làm vú căng, nóng, đau.
  • Tắc ống dẫn sữa, làm vú xuất hiện những cục đỏ và đau.
  • Nhiễm trùng, gây sốt và xuất hiện vùng sưng nóng đỏ đau trên bầu vú.

Những vấn đề này đặc biệt xảy ra khi cai sữa đột ngột. Nếu bạn cần cai sữa đột ngột, có thể hạn chế những vấn đề này bằng cách dùng máy hút sữa hay tay để vắt sữa, có thể vắt sữa vài lần trong ngày trong vài ngày cho tới khi bầu vú giảm đau.

Có nhiều cách để xử trí những vấn đề xảy ra với bầu vú khi cai sữa (xem them bài Những vấn đề thường gặp khi cho con bú). Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào vừa kể trên, nên tới gặp bác sĩ.

Bầu vú sẽ thay đổi như thế nào sau cai sữa?

Nhiều bà mẹ thấy vú họ xẹp và nhỏ đi sau cai sữa, một số bà mẹ có những vết dài trên vú, những vết này thường nhạt đi theo thời gian. Sau khi bạn ngưng nuôi con bằng sữa mẹ, vú của bạn sẽ ngưng tiết sữa, nhưng cũng là bình thường nếu vẫn có một ít sữa trong nhiều tháng đến nhiều năm sau cai sữa.

Liệu tôi có cảm thấy buồn bực hay khó chịu khi cai sữa?

Bà mẹ cảm thấy buồn bực, khó chịu khi cai sữa là bình thường, cả bé cũng gặp khó khăn. Trong thời gian này, bé của bạn cần nhận được nhiều quan tâm và yêu thương hơn.