So sánh lý thuyết kế toán thực chứng và chuẩn tắc

Sự tương đồng và khác biệt giữa lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng: Vận dụng ở Việt Nam

00:06 30/05/2021

Quan sát hành vi của người kế toán để từ đó rút ra các khái niệm hay quy trình kế toán. Các lý thuyết được xây dựng trên cơ sở này có thể kiểm nghiệm qua việc mở rộng đối tượng quan sát.

Tận dụng công nghệ và tiếp cận đa phương thức để hóa giải "độ khó" của chuẩn mực kế toán

Các đề xuất, khuyến nghị nhằm vận dụng thành công kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhân tố tác động đến trình bày và công bố kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam

Đào tạo nhân lực kế toán theo hướng liên ngành trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Việc quan sát phản ứng của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán cho phép đánh giá tính hữu ích của thông tin và mức độ thích hợp của thông tin với nhu cầu người sử dụng. Lý thuyết tiếp cận thực tế là lý thuyết dựa trên quan sát thực tế hành vi của người kế toán hay các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Lý thuyết thực chứng là cần thiết khi lý thuyết kế toán chuẩn tắc không phù hợp.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng, từ đó tìm hiểu cách vận dụng các lý thuyết này vào thực tiễn Việt Nam.

1. Đặtvấn đề

Lý thuyết kế toán là những lập luận logic dưới hình thức một bộ các nguyên tắc có tính khái quát nhằm cung cấp một khuôn mẫu tham chiếu tổng quát mà dựa vào đó thông lệ kế toán có thể được đánh giá và hướng dẫn sự phát triển của các thông lệ và thủ tục mới.

Lý thuyết kế toán phát triển từ những năm 1400 trở về trước. Đó là thời kỳ bắt đầu phát triển thực hành. Thời kỳ từ 1450 - 1750 là thời kỳ tiền lý thuyết. Đến năm 1494 tiếp tục phát triển thực hành lúc này kế toán kép ra đời và phát triển cho đến ngày nay. Thời kỳ từ 1750 - 1920 tiếp tục thời kỳ tiền lý thuyết, thời kỳ này chính thức hóa thực hành kế toán. Theo Goldberg [1949] thì toàn bộ thời kỳ 1450 - 1920 không có lý thuyết kế toán được thừa nhận.

Thời kỳ từ 1800 - 1955 là thời kỳ khoa học phát triển. Từ 1956 - 1970 là thời kỳ quy chuẩn, thời kỳ này các nhà lý thuyết kế toán cố gắng thiết lập những tiêu chuẩn tốt nhất cho việc thực hành kế toán. Thời kỳ thực chứng xuất hiện từ 1970 - 2000, là khuôn mẫu để giải thích và dự đoán hành vi. Thời kỳ từ 2000 đến nay là thời kỳ phát triển hỗn hợp giữa lý thuyết thực chứng và lý thuyết tiếp cận thực tế.

Lý thuyết tiếp cận thực tế tâm lý [Psychological pragmatic approach] là tiếp cận dựa trên cơ sở quan sát sự phản ứng lại của người sử dụng dưới những cái mà kế toán tạo ra như báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính có hữu ích và thông tin phù hợp chính được đo lường bằng phản ứng của người sử dụng.

Lý thuyết tiếp cận thực tế mô tả [Descriptive pragmatic approach] là tiếp cận diễn giải, dựa trên cơ sở quan sát liên tục hành vi của người kế toán để mô phỏng lại những thủ tục và nguyên tắc của họ. Tiếp cận thực tế mô tả là phương pháp xây dựng lý thuyết kế toán lâu đời nhất, phổ biến nhất và cách học kỹ năng kế toán phổ thông nhất.

Với cách tiếp cận thực tế mô tả không có sự phân tích chất lượng hành động của nhân viên kế toán, không bao gồm đánh giá nhân viên kế toán, không cung cấp kỹ thuật kế toán theo yêu cầu, vì thế nó không cho phép thay đổi. Tiếp cận thực tế mô tả nhấn mạnh đến hành vi của nhân viên kế toán, không đo lường tài sản, nợ phải trả và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lý thuyết thực chứng dựa trên nền tảng nghiên cứu thực nghiệm nhằm giải thích, dự đoán các hoạt động kế toán diễn ra hàng ngày trong thực tế. Lý thuyết thực chứng giải thích, khám phá những hiện tượng chưa từng xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chúng ta chưa quan sát thấy trong môi trường tài chính và kế toán. Các nhà nghiên cứu thực chứng đưa ra các giả thuyết từ thực tế, thu thập dữ liệu và kiểm định giả thuyết nhằm đưa ra kết luận. Lý thuyết thực chứng thường áp dụng các phương pháp thống kê hay kinh tế lượng cao cấp để phục vụ cho việc kiểm chứng giả thuyết.

Để nghiên cứu các hành vi cơ hội dựa trên lợi ích của các nhóm người khác nhau, ví dụ như mối quan hệ giữa chủ sở hữu, nhà quản lý doanh nghiệp và người cho vay chúng ta dùng lý thuyết thực chứng để kiểm nghiệm. Lý thuyết thực chứng giúp chúng ta giải thích được nguyên nhân của các sự kiện xảy ra trong môi trường kế toán, tài chính. Những nhà hoạch định chính sách kế toán, chính sách thị trường vốn sử dụng thông tin kế toán để đưa ra các chính sách phù hợp góp phần nâng cao chất lượng thị trường nhằm minh bạch hoá thị trường.

Nghiên cứu này làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng, từ đó tìm hiểu cách vận dụng các lý thuyết này vào thực tiễn Việt Nam.

2. Sựtương đồng và khác biệt giữa lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng

2.1. Sự tương đồng giữa lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng

Thứ nhất:Lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng đều dựa vào thực tế xảy ra.

Thứ hai:Lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng có điểm tương đồng về sự quan sát sự phản ứng lại của người sử dụng dựa vào những cái mà người kế toán tạo ra, hoặc là quan sát liên tục hành vi của người kế toán.

Thứ ba:Lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng có điểm tương đồng về đánh giá phản ứng của người sử dụng dưới những cái mà kế toán tạo ra.

Thứ tư:Lý thuyết tiếp cận thực tếvà lý thuyết thực chứng có điểm tương đồng về sự quan sát sự phản ứng lại của người sử dụng dựa vào những cái mà kế toán tạo ra, hoặc là quan sát liên tục hành vi của người kế toán, các lý thuyết thực chứng không chỉ quan sát mà còn kiểm định lại những sản phẩm của kế toán trên thị trường. Đồng thời quan sát, khảo sát các đối tượng khác như các nhà phân tích tài chính, nhân viên ngân hàng và kế toán.

2.2. Sự khác biệt giữa lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng

Bảng. Sự khác biệt giữa lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứng

Điểm khác biệt Lý thuyết tiếp cận thực tế Lý thuyết thực chứng
Nội dung Dựa trên cơ sở quan sát sự phản ứng lại cho người sử dụng dưới những cái mà kế toán tạo ra như báo cáo tài chính. Dựa trên nền tảng nghiên cứu thực nghiệm nhằm giải thích và dự đoán thực tiễn kế toán.
Không kế thừa từ lý thuyết kế toán nào cả mà nó thuộc lý thuyết cổ và phổ thông. Kế thừa và phát triển từ kế toán chuẩn tắc.

3. Vậndụng lý thuyết tiếp cận thực tế và lý thuyết thực chứngvào thực tiễn Việt Nam hiện nay

3.1. Vận dụng vào thực tế doanh nghiệp

Về tỷ giá:Theo VAS 10, một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán, tại ngày giao dịch áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ. Theo Điều 69, Thông tư số 200/2021/TT-BTC, các doanh nghiệp có nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ kế toán.

Tỷ giá giao dịch thực tế mua vào và bán ra nơi doanh nghiệp mở tài khoản có ưu điểm là phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp, không đánh giá quá cao giá trị tài sản, hay đánh giá quá thấp nợ phải trả của doanh nghiệp, đảm bảo được nguyên tắc thận trọng của kế toán. Nhược điểm của quy định áp dụng tỷ giá làm phức tạp cho công tác kế toán trong những doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ. Kế toán phải hạch toán tỷ giá biến động liên tục từng ngày.

Về sổ sách kế toán và chứng từ kế toán:Việc bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kế toán và chứng từ kế toán trước khi Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phải thực hiện theo một khuôn mẫu nhất định. Khi Thông tư số 200/2014/TT-BTC được ban hành, hệ thống mẫu sổ kế toán và chứng từ kế toán không phải tuân thủ theo một quy chuẩn nhất định mà doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu sổ kế toán,chứng từ kế toánphù hợp với hoạt động của doanh nghiệp nhưng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, minh bạch và đầy đủ về các giao dịch kinh tế.

Tách biệt kế toán với thuế:Việc thực hiện báo cáo kế toán thuế phân biệt rõ mục đích hạch toán kế toán và mục đích thuế, tách biệt kỹ thuật ghi chép kế toán, trình bày báo cáo tài chính, bổ sung thêm các quy định mới về xây dựng nguyên tắc kế toán và báo cáo tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

3.2. Vận dụng vào văn bản nhà nước

Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Thông tư 200 có hiệu lực từ ngày 5/2/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015 và thay thế chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta còn trong giai đoạn non trẻ, vẫn còn tồn tại những yếu tố chưa thực sự theo quy luật thị trường. Hệ thống kế toán - kiểm toán Việt Nam chưa thể tương đồng ngay với thông lệ kế toán tiên tiến trên thế giới. Việc ban hành các văn bản pháp quy mới trong kế toán vẫn dựa trên kinh nghiệm của các cá nhân có liên quan. Các nghiên cứu thực chứng trong thực tế thị trường gần như chưa có tác động đến việc thiết lập các chính sách kế toán mới, ví dụ như việc ban hành các chuẩn mực về công cụ tài chính.

4. Kếtluận

Tóm lại, nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt giữa lý thuyết tiếp cận thực tế vàlý thuyết thực chứnglà một tiền đề quan trọng trong sự phát triển của kế toán Việt Nam. Sự phát triển của nghiên cứu lý thuyết tiếp cận thực tế, lý thuyết thực chứng hướng tới một hệ thống kế toán ngày càng hoàn thiện. Để hoàn thiện hệ thống kế toán đòi hỏi phải có Nhà nước, các cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và mỗi cá nhân kế toán, kiểm toán viên sự chung tay nghiên cứu. Đồng thời, xây dựng vận dụng lý thuyết tiếp cận thực tế, lý thuyết thực chứng vào thực tiễn hiện nay, giúp nền kinh tế phát triển lâu dài và bền vững.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Tài chính [2014], Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
  2. Nguyễn Thanh Hiếu [2017], Các nghiên cứu trong kế toán tài chính trênthế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,Tạp chí Kế toán và Kiểm toán,số tháng 3/2017.
  3. Nguyễn Thị Hồng Vân [2016], Nghiên cứu Kế toán thực chứng: Xu hướng nghiên cứu kế toán chủ đạo hiện nay,Tạp chí Kế toán và Kiểm toán,số tháng 6/2017.
  4. Nguyễn Thanh Hiếu [2017], Các nghiên cứu trong kế toán tài chính trênthế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,Tạp chí Kế toán và Kiểm toán,số tháng 3/2017.
  5. Ball R. & Brown P. [1968]. An Empirical Evaluation of Accounting Income Number.Journal of Accounting Research, 6[2], 159-178.
  6. Beaver W. [1968]. The Information Content Of Annual Earnings Announcement.Journal of Accounting Research, Supplement, 6,67-92.

ThS. Phạm Thị Lĩnh, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai/tapchicongthuong.vn

In bài viết

Tags

kế toán thông tin kế toán lý thuyết tiếp cận thực tế lý thuyết thực chứng lý thuyết kế toán

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM
  • Kỳ vọng đầu tư công năm 2022 tăng 20-30%, 6 nhóm doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi

    03/02/2022
  • DATC vững bước vào năm 2022

    03/02/2022
  • Kinh tế Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh đại dịch

    02/02/2022

Tin nổi bật

Chuyển đổi số và những vấn đề đặt ra trong phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

03/02/2022

Với Đảng, mùa xuân!

03/02/2022

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng trong năm 2022

03/02/2022

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam

03/02/2022

Chính sách tài khóa - Trụ cột hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế

03/02/2022

kế toán thực chứng đề tài SVNCKH ĐH Ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [318.67 KB, 24 trang ]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
----------

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán

LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG
- KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thục Anh – 1512230003
Nguyễn Thị Thu Thủy – 1512230087
Ngô Thị Giang – 1512230022

Hà Nội, tháng 10, 2016

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như nhiều ngành, lĩnh vực nghiên cứu khác trên thế giới, hiện nay có
nhiều hệ thống lý thuyết kế toán, trường phái, quan điểm khác nhau tuy nhiên vẫn chưa
có hệ thống lý thuyết một cách chính thống và đầy đủ để có thể làm cơ sở cho việc xây
dựng nguyên tắc, giả thuyết, mô hình kế toán. Do vậy dẫn đến kết quả, cách thức
nghiên cứu, ứng dụng đối với lĩnh vực kế toán khác nhau, không tạo được tính nhất
quán nhất định. Khi đề cập tới vấn đề này, ta không thể không bỏ qua hai trường phái
lý thuyết kế toán chủ đạo, đó là: lý thuyết kế toán chuẩn tắc và lý thuyết kế toán thực
chứng. Trong khi trường phái lý thuyết kế toán chuẩn tắc hầu như luôn được đưa vào
sử dụng trong công tác thực hành kế toán, thì trường phái lý thuyết kế toán thực chứng
lại được sử dụng trong nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính, đưa ra cái nhìn chính


xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì thiên về vấn đề nghiên cứu chuyên
sâu, nên lý thuyết kế toán thực chứng chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến trường phái
lý thuyết này tuy nhiên về chất lượng và số lượng còn chưa đáng kể. Ta có thể kể đến
tên của một số các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Hữu Ánh, Phan Lê Thành Long hay
Lê Hà Như Thảo. Bởi vậy việc có những nghiên cứu làm sáng rõ phần nào lý thuyết kế
toán thực chứng là cần thiết không phải chỉ ở các quốc gia vững mạnh về kinh tế mà
ngay cả ở Việt Nam, điều đó là rất cần thiết. Nghiên cứu để có thể hiểu rõ hơn về bản
chất, mục đích hướng tới của trường phái lý thuyết này từ đó xem xét việc nên áp dụng
kế toán thực chứng ở Việt Nam bên cạnh đó là hướng nghiên cứu, phát triển tại nước
ta.
Nhận ra được sự cần thiết và tầm quan trọng của các trường phái lý thuyết kế
toán thực chứng đối với lĩnh vực kế toán nói riêng và kinh tế nói chung, nhóm nghiên
cứu đã quyết định chọn đề tài : “Lý thuyết kế toán thực chứng – kinh nghiệm quốc tế
và một số đề xuất tại Việt Nam” cho bài nghiên cứu của mình.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Khái quát hóa những lý luận chung về trường phái lý thuyết kế toán thực chứng.
Phân tích, tìm hiểu các ví dụ qua đó làm rõ bản chất của trường phái lý thuyết này. Rút
ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các đề xuất để vận dụng vào thực tiễn quản trị, kế
toán - kiểm toán và đầu tư ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Lý thuyết kế toán thực chứng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này giới hạn ở việc phân tích những lý luận
chung về lý thuyết kế toán thực chứng và các ví dụ.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu thu thập thông
tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo tạp chí chuyên ngành, luận văn
luận án, đề tài nghiên cứu, từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá, để làm rõ mục đích
nghiên cứu.

3


MỤC LỤC

4


NỘI DUNG
1. Khái niệm kế toán thực chứng
1.1. Khái niệm kế toán thực chứng
Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam ngày nay, khi có ngày càng nhiều sự
chênh lệch lớn về lợi nhuận, cũng như sự sai lệch các thông số trong báo cáo tài chính
trước và sau kiểm toán thì việc đòi hỏi có công cụ để đối chiếu, xem xét sự chênh lệch
ấy là điều tất yếu. Đây không chỉ là vấn đề đối với riêng với các doanh nghiệp Việt
Nam mà nó mang tầm quốc tế. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân dựa trên lý
thuyết kế toán thực chứng là công việc cần thiết và có ý nghĩa tại thời điểm hiện tại.
Xét về bản chất, lý thuyết kế toán thực chứng giải thích và dự đoán những
quyết định trong thực hành kế toán . Giải thích và dự đoán các hoạt động ấy được diễn
ra như thế nào trong cuộc sống dựa trên cơ sở những tiền lệ trước đó. Nghiên cứu thực
nghiệm các hoạt động kế toán kế toán đang điễn ra hằng ngày trong cuộc sống, ví dụ
điển hình là việc giái thích “Tại sao nguyên tắc giá gốc vẫn được đưa vào sử dụng
trong nền kinh tế lạm phát đang diễn ra ?”.
Đối tượng phản ánh của dòng lý thuyết này trước tiên là thị trường vốn [thông
qua hoạt động nghiên cứu thị trường vốn – Capital Market Research]. Để từ đó nghiên

cứu tác động của việc công bố thông tin kế toán ra ngoài thị trường đối với lãi suất cổ
phiếu, các tác động từ việc thay đổi chính sách kế toán lên giá trị cổ phiếu tại các
doanh nghiệp. Thứ hai, đó là các hành vi điều chỉnh lợi nhuận- phù phép lợi nhuận,
biến lỗ thành lãi hoặc ngược lại, để làm đẹp báo cáo tài chính dựa trên lợi ích của các
nhóm người khác nhau được xuất phát từ “Lý thuyết người đại diện – Agency Theory”;
lợi ích cá nhân [tiền, tài sản, tầm ảnh hưởng, quyền lực,...]; lợi ích tổ chức [tăng thu
nhập].
Lợi nhuận bị tác động dựa trên các phí tổn chính trị cũng được xem như là một
trong những đối tượng xem xét của kế toán thực chứng. Có thể hiểu, phí tổn chính trị là
những phí tổn của doanh nghiệp được tạo ra bởi các tổ chức bên ngoài, dựa trên cơ sở
chính sách pháp luật. Ví dụ các loại thuế, chính sách đặc biệt, thông tư nghị định có
liên quan... từ nhà nước; việc các công đoàn yêu cầu tăng lương khi doanh thu, quy mô
doanh nghiệp tăng,... Khi doanh nghiệp phải đối mặt với mức phí tổn chính trị càng lớn
5


thì ban quản trị càng có động cơ điều chỉnh việc thực hành kế toán tại doanh nghiệp.
Biện pháp ban quản trị có thể lựa chọn đó là điều chỉnh giảm doanh thu để giảm phí
tổn chính trị.
Đối tượng sử dụng thông tin của lý thuyết kế toán thực chứng bao gồm các đối
tượng chủ yếu sau: kiểm toán viên, các nhà đầu tư, hoạch định chính sách.Trong khi
kiểm toán viên sử dụng nguồn thông tin này để tiến hành kiểm tra, xác thực về hợp lí
cũng như trung thực, khách quan của các số liệu trong bản báo cáo tài chính, tài liệu có
liên quan tại doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà đầu
tư, các nhà hoạch định. Các nhà đầu tư và hoạch định chính sách lại dựa trên những
thông tin tại doanh nghiệp đã qua kiểm toán đó để có thể đưa ra những quyết định
chính xác, có nên đầu tư hay không hoặc đưa ra những quyết định mang tính định
hướng cho nghiệp mình.
Dựa trên các quan sát và phân tích thực nghiệm tiền lệ trước đó, khách quan và
linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh là những đặc điểm của thông tin kế toán thực chứng.

Bên cạnh đó, vì là dòng lý thuyết thực chứng bởi vậy thông tin được phản ánh khá sát
so với các hoạt động thực tế của hoạt động kế toán diễn ra hàng ngày tại các doanh
nghiệp. Được xem như một nhánh của kinh tế học thực chứng [Positive Economic
Theory], thông qua thông tin lý thuyết kế toán thực chứng, chúng ta có thể biết được tại
sao người lập báo cáo lại làm vậy, tại sao lại chọn cách này thay vì cách khác, cái gì
đang diễn ra trong hoạt động kế toán một cách rõ ràng.
Không giống như lý thuyết kế toán chuẩn tắc được xây dựng dựa trên những
quy tắc, chuẩn mực của kế toán, dòng lý thuyết kế toán thực chứng không có tính pháp
lí. Bởi chỉ dựa vào khá linh hoạt những phân tích, đánh giá thực tế, các tiền lệ trên thị
thường để kiểm chứng các giả thuyết mà không dựa vào một khuôn mẫu hay nguyên
tắc nào. Hơn nữa, kỳ kế toán khi doanh nghiệp áp dụng kế toán thực chứng cũng không
rõ ràng, phụ thuộc vào thời điểm xem xét. Kế toán thực chứng được tiến hành khi
muốn kiểm tra độ tin cậy, khách quan của báo cáo tài chính cũng như các thông tin
được thể hiện trong đó. Qua đó, các nhà đầu tư, hoạch định chính sách có thể đưa ra
những quyết sách, hướng đi hợp lý và sáng suốt.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán thực chứng
6


Sau thời kỳ tiền lý thuyết, thời trước Pacioli cùng với tác phẩm Summa de
Arimethica Geomatria Proportioni et Proportionalità [1494] cùng với các thông lệ kế
toán được hình thành trong thời kỳ này, sự phát triển của nền kinh tế thế kỷ XIX đã kéo
theo đó là các kỹ thuật kế toán tài chính và kế toán quản trị phát triển để phục vụ đắc
lực cho nền kinh tế. Trong hoàn cảnh này đã xuất hiện sự phát triển của lý thuyết kế
toán để thỏa mãn nhu cầu giải thích cho các hoạt động kế toán đương thời. Sau đó, để
đáp ứng các yêu cầu của thực tế, kế toán buộc phải có sự thay đổi. Có thể nói thời kỳ
quy chuẩn giai đoạn 1955-1970, đặt ra nhiều vấn đề mới cho lý thuyết kế toán hiện tại.
Tuy nhiên các lý thuyết quy chuẩn vẫn mang tính chủ quan định hướng và khó có thể
kiểm chứng thông qua thực nghiệm.
Nghiên cứu của Milton Fried-man đã hình thành nền móng công trình lý thuyết

kinh tế học thực chứng giúp giáo sư Ray Ball và Phillip Brown khởi đầu công trình
nghiên cứu kinh điển của mình với tác phẩm “An Empirical Evaluation of Accouting
Income Numbers” năm 1968. Theo TS. Bùi Thị Thanh Tình, trong bài nghiên cứu
“Bàn về kế toán thực chứng”, đã đề cập đến sự phát triển rõ rệt của hệ thống lý thuyết
kế toán thực chứng do hai giáo sư người Mỹ là Ross Watts và Jerold Zimmerman.
Giai đoạn sau đó những năm 1970-2000, các nguyên tắc về kinh tế học và tài
chính bắt đầu được hình thành. Các trường phái thực chứng cũng bắt đầu nhấn mạnh,
đặt trọng tâm vào việc giải thích và dự đoán các hoạt động thực tiễn kế toán dựa trên
việc đưa ra và phát triển các giả thiết, bên cạnh đó cũng phải đồng thời kiểm chứng
chúng dựa trên thực nghiệm. Thời kỳ hiện đại là giai đoạn xuất hiện nhiều quan điểm,
giả thuyết khác nhau về các dòng lý thuyết kế toán, trong đó điển hình là lý thuyết kế
toán thực chứng. Dòng lý thuyết kế toán này được giới học thuật tiến hành các nghiên
cứu, khảo sát để giúp các đối tượng sử dụng thông tin kế toán sử dụng kế toán thực
chứng có thể kiểm chứng được tính khách quan, trung thực của thông tin ấy.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam, lý
thuyết kế toán cũng có nhiều sự chuyển biến về mặt hình thức cũng như có thêm nhiều
lối tiếp cận và hướng đi cũng như nhiều quan điểm khác nhau. Được xem như xuất
phát từ kinh tế học thực chứng, ngay từ đầu những năm 1968 khi được hai giáo sư Mỹ
phát triển, lý thuyết kế toán thực chứng đã có nhiều sự phát triển rõ rệt.
7


Theo Phan Lê Thành Long trong bài viết “Kế toán thực chứng: Hướng đi đúng
cho phát triển ngành kế toán Việt Nam”[2010] đã cho rằng dường như kế toán thực
chứng đã xuất hiện tại Việt Nam. Điều đó được chỉ ra thông qua sự xuất hiện của sự
thay đổi trong các thông tư gần đây của Bộ Tài Chính. Ví dụ thông tư 244/2009/TTBTC đã có sửa đổi và bổ sung chế độ của kế toán doanh nghiệp. Việc ghi nhận chênh
lệch đánh giá lại tăng tài sản khi góp vốn vào thu nhập trong kỳ được thông tư này chỉ
rõ. Điều này vẫn chưa phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, đặc biệt với
nguyên tắc thận trọng ghi cho phép ghi nhận thu nhập chưa thực hiện do đánh giá lại
tài sản.

2. Kinh nghiệm quốc tế trong áp dụng kế toán thực chứng
2.1. Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng Lehman Brothers
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Lehman Brothers
Lehman Brothers là ngân hàng thương mại được thành lập bởi ba anh em nhà
Lehman là Henry, Mayer và Emanuel tại Hoa Kỳ vào năm 1850, chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực buôn bán cổ phiếu, đầu tư, nghiên cứu thị trường và chứng khoán bất
động sản, tín dụng. Đây từng là một trong những tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn mạnh
nhất của Hoa Kỳ và trên thế giới. Lehman đã từng đưa nền tài chính của Hoa Kỳ đạt
đến thời kỳ thịnh vượng vượt quá sức tưởng tượng, tuy nhiên đến năm 2008, chính tập
đoàn tài chính này lại trở thành nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy
thoái trầm trọng tưởng chừng như không thể vực dậy nổi với con số thua lỗ lên đến 768
tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử tài chính Hoa Kỳ.

8


2.1.2. Khủng hoảng dẫn đến sụp đổ
Trong khi Lehman Brothers đang trên đà phát triển thịnh vượng bỗng chốc sụp
đổ chỉ sau một đêm. Vậy điều gì đã dẫn đến cái chết của tập đoàn tài chính lớn mạnh
này?
Trước hết phải kể đến sự xuất hiện của “bong bóng” bất động sản. Từ khoảng
năm 1996, giá bất động sản ở Hoa Kỳ bắt đầu tăng cao so với các loại hàng hóa khác
trên thị trường và tạo ra “giá trị bong bóng”. Trong giai đoạn 1996-2005, giá nhà đất ở
Hoa Kỳ đã tăng tới hơn 45%. Bình quân mỗi tuần có tới 140.000 hộ gia đình Hoa Kỳ
mua nhà mới, và trong đó đa phần mua ở mức giá “bong bóng”.
Cuối năm 2002, hoạt động của thị trường bất động sản Hoa Kỳ diễn ra sôi động
nhờ sự tăng nhanh của thu nhập cá nhân, cộng thêm lãi suất cho vay thế chấp thấp và
các khoản tín dụng dồi dào. Tuy nhiên, những người mua nhà lại không cảm nhận được
rủi ro khi mua bởi sự gia tăng liên tục của giá nhà đất cho phép họ trả nợ một cách dễ
dàng bằng việc vay thêm. Bên cạnh đó thì các khoản nợ của họ cũng không được người

cho vay duy trì trong sổ sách mà bán lại cho các ngân hàng đầu tư để những ngân hàng
này biến chúng thành những tài sản được chứng khoán hóa. Nhờ đó, những người cho
vay thế chấp đã liên tục có được thêm các khoản tiền mặt và các khoản nợ tương tự
tiếp tục được tạo ra, đẩy giá nhà lên cao hơn và tiếp đó một chu trình mới lại bắt đầu.
Chính cơ chế đơn giản hoá quá trình cho vay, chỉ dựa hoàn toàn vào những đánh giá
chủ quan của các công ty đánh giá mức độ tín nhiệm, đã dẫn đến nhiều khoản vay
không đủ chuẩn.
Năm 2003, Lehman Brothers đệ trình luật cho vay dưới chuẩn bất chấp những
khuyến cáo về rủi ro và bong bóng bất động sản. Đây được xem là việc đặt dốc mốc
tiền đề, báo trước sự khủng hoảng dẫn đến sụp đổ của Lehman Brothers.
Bên cạnh đó, khủng hoảng bên trong ngân hàng cũng góp phần dẫn đến sự phá
sản của nó. Vào thời điểm nhạy cảm năm 2006, trong khi các ngân hàng đều thận trọng
với mọi quyết định đưa ra thì Lehman Brothers lại chọn một đường lối phát triển mạnh
mẽ nhưng đầy rủi ro: vay thêm nhiều vốn và dùng phần lớn khoản tiền này vào những
vụ đầu tư vào các loại tài sản có chất lượng đáng ngờ. Tuy vậy, trên thực tế, ngân hàng

9


này đang sa lầy trầm trọng với những quyết định tài chính của mình nhưng vẫn tỏ ra
lạc quan cho rằng không phải vậy.
Năm 2007, khi khủng hoảng về vay mượn địa ốc bùng nổ, Dick Fuld- CEO của
Lehman Brothers tại thời điểm bấy giờ khẳng định, đó chỉ là những rắc rối ngắn hạn và
chỉ những công ty dám chấp nhận rủi ro cao mới là những người thu lợi lớn một khi
khủng hoảng chấm dứt. Tiếp tục sa lầy, Lehman đã tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào các
loại chứng khoán phái sinh phát hành dựa trên nợ cầm cố. Vào tháng 10 năm 2007, một
vụ đầu tư thua lỗ được báo trước khi Lehman đã chi tới 22,2 tỷ USD để mua lại
Archstone- một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn.
Kể từ đó, Lehman Brothers liên tục thua lỗ đậm, điển hình là sự sụt giảm nhanh
chóng của giá cổ phiếu. Các số liệu được tính toán thời điểm đó chỉ ra rằng: Riêng

trong quý III năm 2008, Lehman đã chịu khoản thua lỗ 3,93 tỷ USD, nặng nhất trong
lịch sử của tập đoàn. Mọi nỗ lực đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc [KDB]
đi vào bế tắc, giá cổ phiếu của Lehman kết thúc phiên giao dịch đầu tuần này giảm
94,25%, chỉ còn 0,21 USD/cổ phiếu.
Ngày 15 tháng 9 năm 2008, ngân hàng tuyên bố phá sản với khoản nợ tiền mặt
lên đến 613 tỷ USD sau khi không có công ty nào chấp nhận mua lại. Đây là vụ phá
sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến phá sản
Thanh tra Anton Valukas đã phải mất tới hơn hai năm để điều tra và tìm ra lí do
dẫn đến sự sụp đổ của Lehman Brothers. Trong đó có ba nguyên nhân nổi bật là các
khoản nợ địa ốc độc hại, những đòi hỏi quá đáng của hai “người hàng xóm” là
JPMorgan Chase và Citigroup, và những “thủ thuật” kế toán mà chính Lehman dùng để
che dấu tình trạng tài chính tồi tệ của họ.
Tuy nhiên vào thời điểm phá sản, trong báo cáo tài chính của Lehman không có
bất kỳ căn cứ hay dấu hiệu vi phạm nào trong nguyên tắc hoạt động của ngân hàng
cũng như những chuẩn mực kế toán hiện hành. Vậy liệu có ẩn chứa sai phạm nào trong
báo cáo tài chính của ngân hàng này hay không và nếu có thì nó nằm ở đâu? Để trả lời
được câu hỏi này, cần phải có phương pháp phân tích thông tin kế toán khác, xem xét
một cách khách quan, thực tế và toàn diện hơn, đó là kế toán thực chứng. Trong quá
trình nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân cho vụ phá sản của Lehman, lý thuyết kế toán
10


thực chứng đã được các chuyên gia phân tích sử dụng một cách có hiệu quả, từ đó đứa
đến những kết luận cụ thể, chính xác.
Trong báo cáo của mình, ông Vakulas đã đề cập đến một trong những sai phạm
nghiêm trọng nhất liên quan đến việc Lehman đã sử dụng “thủ thuật” kế toán có tên gọi
trong nội bộ của ngân hàng là Repo 105 và Repo 108 để tạm thời che dấu hệ số nợ quá
cao cuối mỗi quý kể từ năm 2001 cho đến thời điểm phá sản.
Trong giai đoạn cuối năm tài chính 2007 và 2008, Lehman, với sự “trợ giúp”

của Repo 105, đã “hô biến” tạm thời gần 50 tỷ USD giá trị tài sản tại thời điểm cuối
quý I và quý II năm 2008. Đây cũng là thời điểm mà thị trường tài chính đang lo lắng
trước tình trạng sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao của các ngân hàng.
Qua quá trình phân tích báo cáo tài chính và chi tiết về tình hình Nợ phải trả và
Vốn chủ sở hữu của Lehman Brothers, các chuyên gia đã chỉ ra rằng thực chất những
tài sản của Lehman được hình thành từ nguồn vay nợ. Ngân hàng này đã huy động vốn
vay bằng nhiều cách như bán khống và cầm cố chứng khoán, vay mượn vốn thông qua
nghiệp vụ Repo chứng khoán, huy động vốn dài hạn đầu tư bất động sản. Mô hình kinh
doanh của Lehman là đi vay kết hợp đầu tư vào các danh mục rủi ro, được duy trì và
phát triển qua nhiều năm. Trong cơ cấu vốn của Lehman Brothers thì vốn chủ sở hữu
chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong giá trị tổng tài sản, từ 3-4%. Đây là một cơ cấu vốn
ẩn chứa nhiều rủi ro vì nó nói lên nguy cơ về khả năng thanh toán của Lehman. Bảng
cân đối kế toán cũng phần nào nói lên cách thức kinh doanh rối ren, vay mượn lẫn
nhau trong thị trường tài chính Hoa Kỳ mà ở đó Lehman vừa là chủ nợ đồng thời cũng
là con nợ lớn.
Bên cạnh đó, khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Lehman Brothers, có
thể thấy rằng mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm từ 2004 đến 2007 và
dòng tiền có sự cải thiện qua các năm, tuy nhiên bản chất dòng tiền ấy cho thấy một sự
rủi ro lớn. Dòng tiền của Lehman chủ yếu là từ hoạt động tài chính, thông qua phát
hành các khoản nợ [Issuance retirement of debt]. Lehman đã đẩy nhanh việc phát hành
nợ từ 12 tỷ USD vào năm 2005 lên 38 tỷ USD trong năm 2006, và 48 tỷ USD trong
năm 2007. Lehman đã dùng nợ để đầu tư vào các tài sản chứng khoán và bất động sản.

11


Và khi giá của hai loại hàng hoá này trên thị trường sụt giảm nghiệm trọng thì Lehman
đã không đủ tiền để chi trả các khoản nợ vay.
“Mục đích của Báo cáo tài chính là phải cung cấp những thông tin có thể hiểu
được mà qua đó giúp nhà đầu tư và chủ nợ có thể dự báo được dòng tiền của doanh

nghiệp. Nhà đầu tư và chủ nợ muốn thông tin về dòng tiền bởi vì dòng tiền ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán nợ và cổ tức của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán”. Điều này có vẻ trái ngược với những
gì xảy ra với thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Lehman và quyết định của
những người sử dụng thông tin kế toán. Rõ ràng ban lãnh đạo Lehman, nhà đầu tư và
chính phủ Mỹ đã không quan tâm đến những thông tin về dòng tiền, và giá cổ phiếu
của Lehman cũng tăng đều đặn trước khi phá sản dù dòng tiền của họ qua các năm thể
hiện quá nhiều rủi ro. Đây cũng là một trong những điểm thiếu sót của hệ thống kế toán
chuẩn tắc đương đại.
2.2. Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Enron
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn Enron được thành lập vào năm 1985, trên cơ sở sáp nhập hai công ty
lớn cùng thuộc lĩnh vực năng lượng là Houston Natural Gas và Internorth of Omaha.
Enron là một tập đoàn đa quốc gia, hùng mạnh bậc nhất trong lĩnh vực kinh doanh
năng lượng và mở rộng, đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác như kinh doanh giấy, kim
loại, điều hành một loạt nhà máy nước và cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như nhiều
loại hình dịch vụ khác trên toàn cầu. Thương hiệu Enron được đánh gía cao, luôn được
xếp hạng trong danh sách “Những công ty tốt nhất để làm việc” và 6 năm liền đạt giải
thưởng “Công ty đột phá nhất nước Mỹ” do tạp chí Fortune trao tặng. Enron cũng xây
dựng hình ảnh doanh nghiệp gương mẫu điển hình, bằng các báo cáo xã hội, thể hiện
sự thận trọng với hệ lụy đến môi trường và quan điểm chống tham nhũng hối lộ trong
công ty.
Enron có khoảng 20.000 nhân viên và mạng lưới công ty hoạt động tại hơn 30
quốc gia trên thế giới, sở hữu 14 nhà máy điện đang hoạt động và 51 nhà máy đang
trong quá trình xây dựng, cùng khối tài sản ước tính 33 tỷ USD vào năm 2000.

12


Từ đỉnh cao vào tháng 8/2000 ở mức 90 USD, giá cổ phiếu Enron dần tụt dốc

thảm hại xuống chưa đầy 1 USD vào cuối năm 2001. Enron lần đầu tiên công bố lỗ 618
triệu USD trong quý III năm 2001, gây chấn động thị trường, nhưng mức lỗ trên thực
tế bị giấu đi lại lên tới 1,2 tỷ USD. Tháng 12 năm 2001, tập đoàn Enron nộp đơn xin
phá sản, khiến cho toàn bộ nhân viên Enron mất việc làm và cơ số các nhà đầu tư phải
gánh chịu mất mát hàng tỷ USD.
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến phá sản
Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Enron và các công ty con năm 2000
không cho thấy bất kỳ dấu hiệu gì của việc kinh doanh thua lỗ mà trái lại, các chuyên
gia và nhà phân tích vẫn tích cực đánh giá cao và tư vấn cho khách hàng đầu tư vào cổ
phiếu Enron. Nhưng thực chất mức doanh thu được công bố lại là kết quả của một loạt
các hoạt động gian lận trong kế toán, che giấu thua lỗ bằng nhiều thủ đoạn tinh vi của
các nhân vật chủ chốt ở Enron. Hành vi gian lận có lẽ vẫn sẽ tiếp diễn nếu như không
có những sự kiện lớn xảy ra đầu thế kỷ 20 như sự kiện vỡ bong bong công nghệ [hay
bong bóng dot-com], cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hay sự lớn mạnh gia tăng của các tổ
chức khủng bố,... là nguy cơ dẫn đến bất ổn định về kinh tế và góp phần châm ngòi cho
vụ phá sản lớn nhất lịch sử nước Mỹ lúc bấy giờ. Trong khi thị trường chứng khoán
đang có những dấu hiệu đi xuống, cấp lãnh đạo công ty lại phớt lờ những yếu tố không
thuận lợi trên cũng như các dấu hiệu cảnh báo khác, và bất ngờ đưa ra thông báo lỗ 618
triệu USD, giảm giá trị vốn cổ đông xuống 1,2 tỉ USD với lý do là để điều chỉnh những
sai sót kế toán trong quá khứ. Việc này có thể coi là việc khởi nguồn cho câu chuyện
sụp đổ chóng vánh của Enron, khi giá cổ phiếu đang trên đà giảm mạnh và châm bùng
lên các nghi vấn xung quanh tập đoàn này, khiến cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ và sau
đó là Bộ Tư pháp tiến hành điều tra hình sự.

13


2.2.3. Chi tiết các gian lận
Vậy bằng những thủ thuật nào mà Enron có thể qua mặt được giới đầu tư trong
một thời gian dài như vậy?

Đầu tiên, Enron đã thuê nhiều kế toán viên công chứng được cấp phép [CPA] và
các kế toán viên đã tham gia xây dựng quy tắc kế toán với Ban chuẩn mực Kế toán tài
chính [FASB] để tìm ra những cách thức mới tiết kiệm tiền cho công ty, bao gôm cả
việc tìm ra và tận dụng khai thác sơ hở trong Các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung
[GAAP], là tiêu chuẩn trong ngành.
Trong ghi nhận doanh thu, người ta đã điều tra ra được rất nhiều thủ thuật mà
Enron đã sử dụng. Hầu hết có thể quy về việc ghi nhận doanh thu không đúng giữa bản
chất và hình thức của nghiệp vụ, ghi nhận doanh thu theo phương pháp Mark-tomarket và ghi nhận doanh thu chưa thực hiện. Thông thường các nhà cung cấp năng
lượng sử dụng mô hình đại lý, ở đó các giao dịch được thực hiện và doanh thu được
tính là mức chênh lệch trung gian. Thay vào đó, Enron lựa chọn mô hình thương nhân
để báo cáo toàn bộ giá trị của giao dịch là doanh thu. Cách thức này đem lại nhiều tích
cực trong kết quả kế toán, do vậy cũng dần được thông qua và áp dụng bởi các công ty
khác trong ngành kinh doanh năng lượng.
Phương pháp Mark-to-market hay hạch toán theo giá thị trường là phương pháp
đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý, dựa trên mức giá của thị trường tại thời điểm hạch
toán thay vì giá gốc. Trong trường hợp của Enron, công ty sẽ xây dựng tài sản, và ngay
lập tức tuyên bố lợi nhuận dự kiến trên sổ sách của nó, dù trên thực tế chưa thu được
một đồng nào. Cụ thể như vào năm 2000 Enron kí một hợp đồng với hãng giải trí
Blockbuster Video để cung cấp dịch vụ giải trí. Sau khi thí điểm một vài dự án, Enron
lập tức công nhận lợi nhuận ước tính 110 triệu USD đạt được từ hợp đồng. Mặc dù dự
án dịch vụ giải trí thất bại, phía Blockbuster rút khỏi hợp đồng, Enron vẫn giữ nguyên
khoản lợi nhuận tương lai đã ghi nhận.
Việc sử dụng các công ty phục vụ mục đích đặc biệt [SPE] nhằm phóng đại
doanh thu, giấu những khoản nợ hay thua lỗ khỏi báo cáo tài chính cũng không còn lạ
với các doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng trường hợp doanh nghiệp khi sở hữu
bốn hay năm SPE đã được coi là vượt quá mức bình thường, trong khi Enron sở hữu
900 các SPE, đều được đặt ở các quốc gia có luật thuế và kế toán lỏng lẻo.
14



SPE [Special Purpose Entity] hay còn có tên khác là SPV [Special Purpose
Vehicle], được thành lập ra nhằm phục vụ một mục đích nhất định, trong một khoảng
thời gian có hạn. Về một vài mặt chúng cũng tương tự như các công ty con, nhưng SPE
là đối tượng nằm ngoài bảng cân đối kế toán của công ty mẹ, có thể dùng để đứng tên
tài sản, tách biệt các khoản tài sản hoặc khoản nợ, tách biệt rủi ro tài chính với công ty
mẹ. Chính vì vậy chúng có thể được lợi dụng để thổi phồng doanh thu và lợi nhuận.
Phổ biến nhất là các giao dịch bán tài sản từ Enron sang các SPE tạo một nguồn lợi
nhuận, tài sản này sẽ được SPE thế chấp vay tiền, tạo thêm một nguồn vốn, nhưng sau
tất cả Enron vẫn có quyền sử dụng tài sản đó. Các khoản lỗ khổng lồ từ việc ghi nhận
doanh thu không hợp lí cũng được chuyển giao sang các SPE, nên sổ sách kế toán của
Enron luôn thể hiện doanh thu vượt trội.
Dù gánh chịu những khoản lỗ lớn, nợ nhiều và rất ít vốn chủ sở hữu, các SPE
vẫn có thể hoạt động và tiếp tục vay ngân hàng. Đó có thể coi là một hình thức tín
chấp, khi các chủ nợ tin tưởng vào liên kết giữa SPE và tập đoàn Enron hùng mạnh.
Xét về khía cạnh luật kế toán thì việc lợi dụng SPE không hề vướng phải trở
ngại gì, vì theo quy định khi Enron chỉ sở hữu dưới 50% cổ phần của SPE, thông tin kế
toán của SPE sẽ độc lập, tức là những khỏa nợ nần thua lỗ sẽ không được phản ánh vào
báo cáo của Enron.
Quy định cũng chỉ rõ rằng trong tổng số cổ phần của SPE mà doanh nghiệp lập
ra, doanh nghiệp phải sở hữu ít nhất 3%, nếu ít hơn mức này doanh nghiệp sẽ buộc
phải hợp nhất SPE vào báo cáo tài chính của mình. Và điều đó đã xảy ra với Enron khi
khoản lỗ của các SPE vượt ra ngoài tầm kiểm soát trong thời điểm khủng hoảng nhiên
liệu năm 2000. Sự việc sau đó diễn ra như vòng lặp không thể kết thúc: những khoản
lỗ được báo cáo ra thị trường, giá cổ phiếu Enron giảm, dẫn đến tài sản của Enron đầu
tư vào SPE giảm, tiếp tục phải hợp nhất vào báo cáo tài chính của Enron, những khoản
nợ từ đó lần lượt được đưa ra ánh sáng...
Công ty kiểm toán của Enron, Arthur Andersen cũng chịu trách nhiệm lớn trong
vụ việc này. Arthur Andersen bị buộc tội áp dụng bừa bãi các chuẩn mực vào việc kiểm
toán, vì xung đột lợi ích do vừa thực hiện kiểm toán, vừa thực hiện công việc tư vấn và
được Enron chi trả khoản lệ phí đáng kể. Việc kiểm toán được cho là hoặc chỉ hoàn

15


thành để nhận lệ phí, hoặc thiếu kiến thức chuyên môn trong việc kiểm định chính xác
những ghi nhận doanh thu, những đơn vị đặc biệt,... Hành động tiêu hủy phần lớn tài
liệu liên quan đến việc kiểm toán cho Enron cũng bị coi là cản trở tới công cuộc điều
tra. Dù cáo buộc đối với Arthur Andersen sau này được gỡ bỏ, công ty thuộc Big Five
kiểm toán một thời này cũng phải đóng cửa hoạt động do mất uy tín và không còn
khách hàng.
Nói chung, Enron đã lợi dụng những lỗ hổng trong quy tắc chuẩn mực kế toán,
điều mà khó thể tránh khỏi khi thực hiện kế toán dựa trên lý thuyết chuẩn tắc. Do đó
việc phân tích xem xét lại thông tin kế toán dựa trên lý thuyết thực chứng là cần thiết
để tránh xảy ra những vụ việc như vậy. Theo quan điểm thực chứng, nhà nghiên cứu có
thể chỉ rõ những điều bất hợp lí trong quá trình làm việc của Enron, từ việc ghi nhận
doanh thu dự kiến cho đến tính pháp lý của các SPE, tính minh bạch trong việc mở
nhiều và thực hiện vô số những giao dịch với SPE, những giao dịch dù không mang lại
lợi ích kinh tế nhưng vẫn mang lại doanh thu cho Enron.
2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các trường hợp trên
Đối với chính phủ trong công tác quản lí nền kinh tế vĩ mô, không thể bàng
quan trước những biến động nhanh chóng của thị trường. Quan trọng nhất là việc nhận
định tình hình thị trường của những nhà hoạch định chính sách, cần dựa vào cơ sở lý
thuyết vững vàng để phân tích đánh giá, từ đó mới đưa ra được những chính sách đúng
đắn.
Đối với các công ty kiểm toán hoạt động độc lập, cần phải giữ vững lập trường
và tôn trọng giá trị nghề kiểm toán. Kiểm toán là dịch vụ có tầm quan trọng thiết yếu
đối với thị trường, là cơ sở bảo đảm độ tin cậy của thông tin tài chính. Vì vậy các công
ty phải tuân thủ các quy định và chuẩn mực để tránh bị chi phối bởi lợi ích. Ngoài ra
cũng phải kiểm soát tốt những thông tin kế toán thu nhận được, nhìn nhận các lỗ hổng
trong nguyên tắc thực hành kế toán để nâng cao chất lượng kiểm toán.
Trong doanh nghiệp, nhà quản trị cũng phải biết cách sử dụng thông tin kế toán

khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Nhưng để tránh việc tư lợi cá nhân, rất cần thiết
có hội đồng quản trị và các tổ chức công đoàn để kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau, tránh

16


tình hình lạm quyền, gian dối có tổ chức, đồng thời bảo vệ quyền lợi cổ đông và nhân
viên doanh nghiệp.
Sau những vụ bê bối như Lehman Brothers và Enron, các nhà đầu tư là những
người chịu hậu quả nặng nề nhất. Bài học cho nhà đầu tư là không thể sử dụng hình
ảnh và danh tiếng doanh nghiệp, thậm chí là báo cáo tài chính công khai làm cơ sở cho
quyết định đầu tư của mình. Họ cần phải có cái nhìn phản biện với thông tin kế toán,
tức là vận dụng kinh nghiệm cá nhân, vận dụng quan sát và phân tích thực tế để tỉnh
táo hơn khi tham gia vào một thị trường đầy rủi ro.
3. Thực trạng và để xuất trong việc áp dụng kế toán thực chứng ở Việt Nam
3.1. Thực trạng kế toán thực chứng ở Việt Nam
Qua kết quả cuộc khảo sát về hiểu biết chung của nhân viên doanh nghiệp về kế
toán thực chứng tại Việt Nam, có thể thấy, nhìn chung các doanh nghiệp hầu như chưa
tiếp cận với kế toán thực chứng.
Tại các doanh nghiệp được khảo sát, việc ghi nhận, xử lý thông tin kế toán và
lập báo cáo tài chính hoàn toàn dựa trên cơ sở luật pháp, cụ thể là chuẩn mực kế toán
hiện hành. Việc này do phòng ban kế toán [85%] hoặc do một cá nhân đảm nhiệm
[10%]. Điều này bảo đám tính pháp lý của thông tin kế toán, cũng như đối tượng chịu
trách nhiệm cho chúng, tuy nhiên lại khiến quá trình thực hành kế toán mang tính chất
nội bộ, những thông tin công khai không phản ánh được đúng bản chất.
Đối tượng được khảo sát chủ yếu là kế toán viên, chiếm 60%, ngoài ra còn có
các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lí, nhân viên các tổ chức tín dụng và sinh viên
kinh tế, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết quả trả lời khảo sát giữa các nhóm đối tượng
cũng có sự khác nhau rõ rệt.
Đối với câu hỏi về quan điểm lý thuyết kế toán thiên về kế toán chuẩn tắc: “Lý

thuyết kế toán diễn giải cho chúng ta các quy định của khung nguyên tắc kế và các
chuẩn mực kế toán. Lý thuyết kế toán quy định các nghiệp vụ phát sinh thì cần phải
được ghi nhận và công bố như thế nào.”, nhóm nghiên cứu nhận được rất nhiều câu trả
lời đồng ý [85%], số còn lại không đưa ra ý kiến gì thêm.
17


Nhưng đối với quan điểm về lý thuyết kế toán thực chứng: ” Lý thuyết kế toán
giải thích và dự báo các hoạt động kế toán diễn ra hàng ngày trong thực tế. Cho chúng
ta cơ hội khám phá và giải thích những sự vật hiện tượng chưa từng xuất hiện hoặc đã
xuất hiện nhưng chúng ta chưa quan sát thấy trong thế giới tài chính và kế toán.” chỉ
nhận được 55% câu trả lời nhận được là đồng ý, và những câu trả lời này đều đến từ
đối tượng nhà quản lí hoặc chủ doanh nghiệp.
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu thấy rằng lý thuyết kế toán thực chứng chưa
được biết đến và chấp nhận rộng rãi trong doanh nghiệp Việt Nam. Đối tượng quan tâm
chủ yếu là cấp lãnh đạo quản lí trong doanh nghiệp, và một số ít những kế toán – kiểm
toán viên cùng sinh viên đã có nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Khảo sát cũng đã
phản ánh được phần nào thực trạng kế toán ở Việt Nam hiện chỉ thiên về duy nhất lý
thuyết kế toán chuẩn tắc.
3.2. Đề xuất trong việc áp dụng kế toán thực chứng ở Việt Nam
Trước hết, để các doanh nghiệp tiếp cận được với lý thuyết kế toán thực chứng
thì cần phải có thêm nhiều những nhà nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Hiện nay, ở nước ta có rất ít những đề tài nghiên cứu về lý thuyết kế toán thực chứng.
Đây cũng là một trong những trở ngại khiến cho nó chưa được biết đến rộng rãi ở các
doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực có hiểu biết sâu
rộng trong lĩnh vực kế toán tài chính cũng là một vấn đề cấp thiết. Các trường đại học
trong khối ngành kinh tế cần đẩy mạnh việc giảng dạy, đưa lý thuyết kế toán thực
chứng gần gũi với sinh viên ngành kế toán tài chính hơn nữa. Thông qua các cuộc thi
sinh viên nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên tiếp cận với lý thuyết kế toán này cũng
là một ý tưởng độc đáo.

Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả một quá trình. Để lý thuyết kế toán
thực chứng được vận dụng một cách có hiệu quả tại các doanh nghiệp và thị trường tài
chính Việt Nam thì đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư
mà còn cần sự phối hợp từ phía các cơ quan ban ngành, bộ tài chính. Các cấp lãnh đạo
cần phải có biện pháp đưa lý thuyết thực chứng vào sử dụng, biến chúng thành công cụ
kế toán kiểm toán để đảm bảo tính minh bạch của báo cáo tài chính ngay từ giai đoạn
18


đưa ra công bố. Đối với những doanh nghiệp đang hoạt động, nhất là doanh nghiệp có
dấu hiệu gian lận, chính phủ, các cơ quan kiểm toán và các bên liên quan cần tích cực
sử dụng lý thuyết thực chứng vào phân tích thông tin kế toán, để giảm nguy cơ xuất
hiện những vụ bê bối phá sản tốn kém sau này. Đó cũng là việc phải làm đối với những
sự kiện bê bối kinh tế đã từng xảy ra, là trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu để tạo
dựng được cơ sở phân tích thực nghiệm cho lý thuyết thực chứng tại Việt Nam.

19


KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng lý thuyết về
kế toán thục chứng dù đã khá phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở
Việt Nam. Công tác thực hành kế toán ở Việt Nam hiện nay vẫn đi theo hướng kế toán
chuẩn tắc theo quy định, vì tồn tại nhiều ưu điểm như hệ thống chuẩn mực rõ ràng cụ
thể, làm cơ sở thực hành cũng như đối chiếu nhanh chóng. Kế toán thực chứng thì
ngược lại, chỉ là cách thức sử dụng phân tích đánh giá thực tế trên thị trường, người sử
dụng kế toán thực chứng có rất ít hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như pháp lý, và kết
quả phân tích bằng kế toán thực chứng cũng chỉ được dùng với mục đích tham khảo.
Tuy vậy nếu được đưa vào sử dụng rộng rãi, kế toán thực chứng có thể là bước đi mới
trong công cuộc làm minh bạch thị trường tài chính. Vì các chuẩn mực kế toán từ trước

đến nay không được xây dựng trên thực tế kế toán, không lường trước được những
hành vì làm thay đổi căn bản kế toán như chuyển đổi doanh thu, lợi dụng cách thức ghi
nhận khác nhau, lạm dụng các thực thể kế toán,... nên việc sử dụng kế toán thực chứng
sẽ tránh được những rủi ro tiềm tàng này, tránh được các hậu quả khôn lường về sau.
Qua những phân tích và đề xuất đã nêu về lý thuyết kế toán thực chứng, nhóm nghiên
cứu hy vọng đã làm rõ được bản chất của trường phái lý thuyết này và cung cấp cho
các nhà quản lý, nhà đầu tư, kế toán – kiểm toán viên cũng như những ai quan tâm một
số thông tin vầ hiểu biết cần thiết, một tài liệu tham khảo để phát triển hoạt động ứng
dụng kế toán thực chứng ở nước ta.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anthony H. Catanach Jr. & Shelley Rhoades-Catanach, 2003, Enron: A Financial
Reporting Failure.
Arline Savage & Cynthia Miree, Financial Analysts and Enron: Asleep at the Wheel.
Bala G.Drahan & William R. Bufkins, Red Flags in Enron’s Reporting of Revemues and
Key Financial Measures.
Cernuşca Lucian & Dima Cristina, 2007, Fraud Case Analysis: Enron Corporation.
Vũ Hữu Đức, 2010, Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, NXB Lao động.
Enron, 2000. Enron Annual Report.
Phan Lê Thành Long, 2010, Gian lận kế toán trong vụ phá sản của Lehman Brothers.
//cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/gian-lan-ke-toan-trong-vu-pha-san-cua-lehmanbrothers-20100320122028346.chn
Phan Lê Thành Long, 2014, Kế toán thực chứng: Hướng đúng phát triển ngành kế toán
Việt

Nam,

//www.kiemtoan.com.vn/ke-toan-thuc-chung-huong-dung-phat-trien-


nganh-ke-toan-viet-nam/
McCullough Research, 2002, Deconstructing Enron’s Collapse.
Ts. Bùi Thị Thanh Tình, 2015, Bàn về kế toán thực chứng ở Việt Nam, Tạp chí nghiên
cứu

Tài

chính

kế

toán

Số

11

[148],

//www.cantholib.org.vn/Database/Content/4289.pdf
Đoàn Thị Thảo Uyên, 2009, Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ
cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, //text.123doc.org/document/84524-bai-hoc-vagiai-phap-nang-cao-vai-tro-thong-tin-ke-toan-tu-cuoc-khung-hoang-kinh-te-2008pdf.htm
Bùi Văn, 2004, Bài thảo luận: Câu chuyện Enron, Chương trình giảng dạy kinh tế
Fullbright.
Bài học mang tên Lehman Brothers, //gsneu.edu.vn/bai-hoc-mang-ten-lehmanbrothers__187751.html

21



Bong bóng tài sản - Căn nguyên khủng hoảng [kỳ 1]: Một số điển hình.
//www.baomoi.com/bong-bong-tai-san-can-nguyen-khung-hoang-ky-1-mot-sodien-hinh/c/9761538.epi
Chân

tướng

về

sự

sụp

đổ

của

Lehman

Brothers

.

//vics.vn/TinTuc/TinKinhTe/47660/chan-tuong-ve-su-sup-do-cua-lehmanbrothers.aspx
Enron, //en.wikipedia.org/wiki/Enron
Enron Scandal, //en.wikipedia.org/wiki/Enron_scandal
Enron

Scandal:

The


Fall

of

a

Wall

Street

Darling,

//www.investopedia.com/updates/enron-scandal-summary/
History of Lehman Brothers. //www.library.hbs.edu/hc/lehman/history.html
Mark To Market – MTM, //www.investopedia.com/terms/m/marktomarket.asp
Special

Purpose

Vehicle/

Special

Purpose

Entity

-


SPV/SPE

//www.investopedia.com/terms/s/spv.asp

22


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG
TẠI VIỆT NAM
Chương III của nghiên cứu có sử dụng kết quả của mẫu khảo sát này để đánh giá về
tình hình hiểu biết và vận dụng lý thuyết kế toán thực chứng tại Việt Nam.
Câu hỏi
1. Vị trí công việc hiện tại của anh/chị tại
doanh nghiệp:
 Nhà quản lí
 Chủ doanh nghiệp
 Kế toán viên
 Nhân viên tổ chức tín dụng
 Khác.
2. Độ tuổi của anh chị là:
 25-30
 30-35
 35-45
 Khác.
3. Việc ghi nhận báo cáo tài chính tại
doanh nghiệp dựa trên cơ sở:
 Chuẩn mực
 Chế độ Luật hiện hành
 Ý kiến của kế toán viên

 Cơ sở chỉ đạo của ban lãnh đạo công
ty
 Khác.
4. Việc lập báo cáo tài chính tại doanh
nghiệp dựa trên cơ sở:
 Chuẩn mực, nguyên tắc, thông tư và
các quy định của Bộ Tài chính
 Các giả định được khảo sát
 Kết quả điều tra thực nghiệm, khảo sát
 Các nghiên cứu thực nghiệm
 Khác.
5. Tại doanh nghiệp anh/ chị, việc lập
báo cáo tài chính do:
 Phòng, ban kế toán riêng
 Do 1 người kiêm nhiệm
 Khác.
6. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “ Lý
thuyết kế toán giải thích và dự báo các

Kết quả

23


hoạt động kế toán diễn ra hàng ngày
trong thực tế. Cho chúng ta cơ hội khám
phá và giải thích những sự vật hiện tượng
chưa từng xuất hiện hoặc đã xuất hiện
nhưng chúng ta chưa quan sát thấy trong
thế giới tài chính và kế toán.”

 Đồng ý
 Không đồng ý
 Khác.
7. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Lý
thuyết kế toán diễn giải cho chúng ta các
quy định của khung nguyên tắc kế và các
chuẩn mực kế toán. Lý thuyết kế toán
quy định các nghiệp vụ phát sinh thì cần
phải được ghi nhận và công bố như thế
nào.”
 Đồng ý
 Không đồng ý
 Khác.

24



Chuẩn tắc hay thực chứng

Positive vs Normative

® Giải Nobel: ARROW, 1972 – DEBREU. 1983 – FRIEDMAN, 1976 – HICKS, 1972 – MYRDAL, 1974 – SEN, 1998

Trong kinh tế học, khi người ta nói đến một quan niệm “thực chứng” thì điều này thường có nghĩa là quan niệm này được giải phóng khỏi những đánh giá giá trị của nhà kinh tế, và chỉ duy nhất hướng đến việc xem xét những sự kiện và việc tìm kiếm những qui luật. Theo nghĩa này, sự tồn tại của những lí thuyết thực chứng đã là đối tượng của những cuộc tranh luận gay gắt từ phiá trường phái lịch sử Đức, cũng như từ chủ nghĩa Marx và từ phiá xã hội học về nhận thức; vấn đề này cũng là mục tiêu của những phê phán đến từ những nguồn chiết trung hơn [Myrdal, 1958]. Ở đây sẽ không đề cập mấy đến cách phân biệt đầu giữa “thực chứng” và “chuẩn tắc”. Nếu ta cẩn thận tách biệt nhà khoa học với người “thực chứng”, vốn thật ra chỉ là ý đồ của nhà khoa học, thì dường như ta có thể, mặc dù có những phản bác, nhanh chóng đi đến kết luận là có, trong thực tế và một cách chính đáng, một kinh tế học “thực chứng”. Những phương pháp mà kinh tế học này tuân thủ, lợi ích của những kết quả mà bộ môn này sản sinh ra hợp thành một vấn đề hoàn toàn khác, một vấn đề rộng và khó.

Ngược lại khiá cạnh chuẩn tắc của sự phân biệt bao phủ những được thua tức thì phức tạp và có một tầm quan trọng lớn về mặt khoa học luận. Ngay cả trong nội bộ của truyền thống chính thống, các nhà kinh tế không nhất trí với nhau để xem là phải có một nhánh của khoa học của họ chuyên về những vấn đề chuẩn tắc hay không. Vả lại những tác giả khẳng định là có một chuyên ngành như thế có những ý tưởng định hướng cụ thể khác nhau cho bộ môn này. Trong bài này chúng tôi đề nghị xem xét những cuộc tranh luận trong nội bộ của kinh tế học được gọi là tân cổ điển. Khó khăn của công việc này là ở ngữ nghĩa trôi nổi của từ “chuẩn tắc” được những tác giả khác nhau sử dụng. Họ đã gán dụng từ này, và đây là một điều tự nhiên, với những lí tưởng khác nhau về vấn đề thù lao và chia sẻ – với những lí tưởng truyền thống, như chủ nghĩa bình đẳng và chủ nghĩa công lợi, cũng như với những lí thuyết anglo-saxon gần đây về công bằng phân phối. Nhưng họ cũng gọi bằng chuẩn tắc những lập luận về phúc lợi kinh tế và tính hiệu quả của những thị trường được welfare economics [kinh tế học phúc lợi] chọn làm đối tượng, những điều kiện trừu tượng do lí thuyết lựa chọn xã hội và những lí thuyết có quan hệ chặt chẽ với lí thuyết này, và cuối cùng, bằng việc mở rộng ngữ nghĩa chưa làm chủ được hoàn toàn, tất cả những nhận định có vẻ kéo theo một đánh giá giá trị của nhà kinh tế. Do không thể tức khắc loại trừ những bấp bênh về mặt ngữ nghĩa nên chúng tôi đã chọn điểm qua những trường phái hay xu hướng có ảnh hưởng nhất. Hi vọng là việc so sánh những quan niệm cục bộ này sẽ làm nổi lên những luận đề được sự đồng thuận và những luận đề còn tranh cãi.

John Neville Keynes, chủ nghĩa thực chứng và cương vị của kinh tế học chuẩn tắc

Hình như là trước nửa sau của thế kỉ XIX không có sự phân biệt thuật ngữ giữa một hình thức thực chứng và một hình thức chuẩn tắc của kinh tế học. Một số tác giả tưởng là đã thấy các nhà kinh tế cổ điển vận dụng về mặt khái niệm sự phân biệt này. Đối với một số kiến giải khác, kinh tế chính trị học cổ điển vẫn còn gần với một quan niệm về qui luật tự nhiên, điều này hoàn toàn ngăn cấm cô lập cái thực chứng với cái chuẩn tắc; và một số tác giả khác nữa, cùng với élie Halévy [1901-1904], thấy trong kinh tế học cổ điển sự phóng chiếu của triết học công lợi, những tác giả này có một luận cứ lịch sử khác để phản bác tính xác đáng của sự phân biệt trên. Dù sao đi nữa, cách trình bày rõ ràng là của John Neville Keynes, trong một đoạn nổi tiếng của tác phẩm ông, The Scope and Method of Political Economy [Phạm vi và phương pháp của kinh tế chính trị học] [xuất bản lần thứ nhất 1890; xuất bản lần thứ tư 1917]. Keynes tách biệt ba hoạt động khác nhau của nhà bác học: “Ta có thể định nghĩa một khoa học thực chứng như một số những hiểu biết có hệ thống nhằm vào điều gì là [what is]; một khoa học chuẩn tắc, hay điều tiết, như một số những hiểu biết có hệ thống liên quan đến những tiêu chí về điều phải là [what ought to be], và do đó xử lí cái lí tưởng đối lập với cái hiện thực; một nghệ thuật như là một số những qui tắc nhằm đạt đến một cứu cánh nhất định” [1917, trang 34].

Do đó người ta sẽ phân biệt một khoa học thực chứng của kinh tế học chính trị nhằm khám phá ra những qui luật của lĩnh vực của khoa học này, một “đạo đức học của kinh tế chính trị học” nhằm phát biểu những lí tưởng kinh tế, và cuối cùng một “nghệ thuật của kinh tế chính trị học” nhằm cung cấp những qui tắc hành động. Ví dụ, lí thuyết thực chứng nghiên cứu những qui luật quyết định mức thực tế của lãi suất; lí thuyết chuẩn tắc xem xét đâu là mức công bằng của lãi suất; cuối cùng nghệ thuật – ngày nay ta gọi là là kĩ thuật – tìm kiếm những phương tiện, chủ yếu là những can thiệp của Nhà nước, cho phép trong thực tế đến gần lãi suất công bằng này [như trên, trang 33].

Phân biệt bộ ba này mang tính vật chất, có nghĩa là chỉ ra những bộ môn con của khoa học kinh tế, chứ không phải chỉ là những quan điểm khác nhau ta có thể chọn để nhìn khoa học này. Từ đó Keynes tiến hành lập luận một cách tuần tự mà ta thường gặp lại sau này: 1] về mặt logic có thể xử lí những vấn đề thực chứng tách riêng khỏi những vấn đề chuẩn tắc và những vấn đề ứng dụng; 2] về mặt phương pháp luận nên xem xét một cách có hệ thống những vấn đề thực chứng độc lập với những vấn đề chuẩn tắc. Luận đề [1] là kết quả của sự khác biệt, được giả định là không thể không thừa nhận, giữa những mệnh đề về cái là [is] và những mệnh đề về cái phải là [ought]. Còn luận đề [2] có tính phát hiện chứ không có tính logic. Cần phải đưa thêm luận đề này vào để biện minh cho việc chia cắt của khoa học thành những chuyên ngành khác nhau. Bằng cách nêu bật những luận đề chung này trong kinh tế học, John Neville Keynes đặc biệt đối lập với trường phái lịch sử Đức, với những tác giả như Knies và Roscher, muốn xây dựng một khoa học xã hội ngay từ đầu có ý đồ đạo đức [ít ra theo cách hiểu của ông về trường phái này].

Luận đề thứ nhất gần với nhưng không trùng với điều mà triết học anglo-saxon gọi bằng luận đề Hume: luận đề này khẳng định, một cách chính xác hơn một tí, là ta không thể suy ra một mệnh đề về cái phải là từ những mệnh đề chủ yếu nhằm vào cái là. Còn luận đề thứ hai có thể được gọi là luận đề Bacon để ghi nhớ một đoạn nổi tiếng của Novum Organum, được Keynes nhắc lại [“light-bringing, not fruit-bringing experiments are to be sought for”], trong đó những nhà chú giải đọc thấy một lời khuyến cáo rõ ràng nên vun đắp lí thuyết thuần tuý: nên khám phá qui luật của những hiện tượng trước khi tìm cách biến đổi chúng, và càng biến đổi tốt hơn nếu trước đấy đã gạt bỏ mọi định kiến, thậm chí mọi ý tưởng ứng dụng. Cả hai luận đề đều là những điều sáo mòn của quan niệm thực chứng về khoa học mà sau đây, vượt ra khỏi trường hợp đặc biệt của Keynes, chúng tôi sẽ nhắc lại ảnh hưởng của quan niệm này trên các nhà kinh tế.

Trong phiên bản kinh tế của chủ nghĩa thực chứng thì chủ nghĩa này xuất phát từ John Stuart Mill hơn là từ Auguste Comte, một tác giả mà, như ta biết, không ủng hộ nguyên lí có một kinh tế chính trị học riêng biệt. Truyền thống của Mill còn dai dẳng tới thế kỉ XX với Milton Friedman của Essays in Positive Economics [Những tiểu luận về kinh tế học thực chứng] [1953] hay với Richard Lipsey của Introduction to Positive Economics [Nhập môn kinh tế học thực chứng] [1966]. Những tác giả này lấy lại ý về một khoa học kinh tế “thực chứng”, tách biệt rõ ràng với những quan điểm chuẩn tắc cũng như với những ứng dụng. Họ dành cho những quan điểm này một vị trí quan trọng nhưng không thật sự thừa nhận là phải có thêm một chuyên ngành kinh tế nữa, dành riêng cho những vấn đề chuẩn tắc. Đây là một thái độ thường gặp ở các nhà thực chứng, được Kolakowski [1976] ghi nhận, nhằm tước giảm giá trị nhận thức của diễn ngôn về các chuẩn. Mặc dù không phải lúc nào cũng gặp song thái độ này có thể đi kèm với niềm tin là bản chất của những tranh chấp chính trị có tính thực chứng hơn là chuẩn tắc. Về chính sách kinh tế Friedman [1953, trang 5-7] không nói gì khác hơn điều trên cả: những đối kháng trong lĩnh vực này xuyên qua công luận phần lớn sẽ tan biến nếu những vấn đề có tính sự kiện về lạm phát và thất nghiệp được giải quyết trước. Quả là không thể cường điệu hoá hơn nữa ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng trên lí thuyết kinh tế, và những quan niệm chung quanh lĩnh vực này ngày nay còn chịu nặng nề ảnh hưởng này. Dưới mắt của nhiều nhà thực tiễn ngày nay, những công trình chuẩn tắc thuộc về một no man’s land [vành đai trắng] nằm bên lề của bộ môn của họ, và lợi ích của những công trình này là không hiển nhiên.

Điều đáng ghi nhận là, tuy vừa tự đặt mình trong truyền thống thực chứng, John Neville Keynes đã không lập luận như thế: giữa kinh tế học thực chứng và nghệ thuật, hay kinh tế học ứng dụng, ông đặt một nhánh đặc biệt của bộ môn, vùa mang tính thực tiễn [do cốt lõi là những đánh giá và khuyến cáo hành động] vừa mang tính lí thuyết [vì không quan tâm đến những sự kiện đặc thù và do đó không được ứng dụng]. Sẽ là thú vị khi đối chiếu quan điểm này với quan điểm – có ảnh hưởng hơn – của John Stuart Mill. Tác giả của Hệ thống logic [1843] khẳng định là “phương pháp của đạo đức học không thể khác với phương pháp của nghệ thuật hay của thực tiễn nói chung” [V, 12, 1]. Do mọi nghệ thuật xuất phát từ một cứu cánh đặt ra lúc đầu được tác giả xem xét những phương thức để hoàn thành cứu cánh này nên phải chỉ ra mục đích của hình thức nghệ thuật đặc biệt này, tức đạo đức học, là gì. Đối với Mill, đó chỉ có thể là hạnh phúc phổ cập [V, 12, 6]. Thế mà hạnh phúc là cứu cánh xa vời của tất cả những nghệ thuật khác: tất cả các nghệ thuật này cuối cùng chỉ khác với đạo đức học trong chừng mực mà đạo đức học nhắm đến cứu cánh tột cùng, trong lúc những nghệ thuật này nắm bắt cứu cánh tột cùng này một cách gián tiếp, thông qua những mục đích kĩ thuật có tính phụ thuộc. Quan niệm khoa học luận của Mill [cũng được phát biểu trong tiểu luận công bố năm 1836 về kinh tế chính trị học] đối lập trên hai mặt với quan niệm được Keynes bảo vệ: không những quan niệm của Mill không biết đến sự phân biệt giữa khoa học chuẩn tắc và khoa học ứng dụng mà cuối cùng còn đòi hỏi một lí thuyết chuẩn tắc đặc biệt, lí thuyết này không gì khác hơn là một hình thức của chủ nghĩa công lợi.

Robbins, Weber và vấn đề những đánh giá giá trị

Trong tác phẩm Essay on the Nature and Significance of Economic Science [Tiểu luận về bản chất và ý nghĩa của khoa học kinh tế] [xuất bản lần thứ nhất 1932, lần thứ hai 1935], Robbins không chỉ bằng lòng với việc lặp lại luận điệu quen thuộc: các nhà kinh tế có thể và phải tách biệt những mối quan tâm chuẩn tắc của mình với việc tìm kiếm những qui luật. Ông còn đi đến việc chối bỏ rằng “về mặt logic có thể” kết hợp kinh tế và đạo đức một cách khác hơn là “đơn giản đặt kề nhau” [trang 148]. “Giữa những khái quát hoá của những nghiên cứu thực chứng và chuẩn tắc có một vực thẳm logic, được xác định dứt khoát, mà sự khéo léo nhất không che giấu được và việc chồng lên nhau trong không gian và thời gian không lắp nổi” [như trên]. Làn ranh giữa những mệnh đề thực chứng và những mệnh đề phát biểu những “đánh giá và nghĩa vụ” được xem gạt ra khỏi đạo đức toàn bộ kinh tế học. Tuy không rút ra kết luận song không vì thế mà kết luận có thể né tránh được: không thể nào tồn tại một chuyên ngành kinh tế về những vấn đề chuẩn tắc. Xuất phát từ cùng một tiền đề bề ngoài hiền lành – một hình thức của luận đề của Hume – Robbins đi đến một kết luận hoàn toàn khác với kết luận của John Neville Keynes. Tuy không thuộc trường phái này nhưng trên điểm này quan điểm của ông giống với quan điểm triệt để nhất của chủ nghĩa thực chứng trong kinh tế học.

Robbins không có ý định khuyên các nhà kinh tế tránh mọi dấn thân cá nhân: đó là tuỳ mỗi người thậm chí, theo ông, nên mong là các nhà kinh tế không để cho duy chỉ các chính khách hay công luận xác định những cứu cánh được các nhà kinh tế dùng làm điểm xuất phát cho những lập luận của họ. Trong một trường hợp như thế, nhà kinh tế ở cương vị một con người về mặt chức năng tách ra khỏi nhà kinh tế ở cương vị nhà kinh tế. Sau này sự phân biệt này sẽ tràn ngập kinh tế học phúc lợi và coi như cung cấp một hình thức cụ thể cho luận điểm tách biệt “bằng cách đặt kề nhau”. Một điểm chủ yếu khác cần làm rõ: tất nhiên là kinh tế học [tân cổ điển] ít ra cũng tính đến một số đánh giá: đó là đánh giá của những tác nhân mà hành vi được kinh tế học này nghiên cứu. Bởi thế, cần phải nói thêm là chính những đánh giá của nhà kinh tế mới vượt ra ngoài lĩnh vực của kinh tế học. Sau đây là một ví dụ thô thiển: một nhà kinh tế nghiên cứu thị trường thịt lợn và đi đến kết luận là không tán thành việc tiêu dùng thịt lợn. Còn những đánh giá của các tác nhân, trong chừng mực mà chúng được thừa nhận là những đánh giá của các tác nhân thì sự có mặt của chúng không phương hại đến tính chặt chẽ khoa học của phân tích [như trên, trang 90].

Ta cảm nhận trong cách trình bày trên âm vang của một luận đề nổi tiếng của Max Weber. Nhân nói về lịch sử, nhưng cũng là về xã hội học và kinh tế học, tác giả này đã khẳng định khả năng có một “khoa học trung lập về mặt đạo đức” theo một nghĩa rất gần với nghĩa mà Robbins quan tâm đến. Weber nói là ta có thể nghiên cứu quan điểm của một thành viên nghiệp đoàn bằng cách qui quan điểm này về hình thức logic nhất quán nhất, tìm hiểu những điều kiện thực nghiệm của sự hình thành quan điểm này nhưng không vì thế mà tìm cách chứng minh là phải trở thành hay tránh trở thành một thành viên nghiệp đoàn [1917, trang 439]. Trong một bài viết khác đúng hơn là bàn về công việc của nhà sử học, Weber khẳng định là những khoa học xã hội đã thành công trong việc gìn giữ “tính khách quan” trong lúc tất yếu là những khoa học này quan tâm đến những “giá trị” [1904]. Những khẳng định này, rất dễ nắm bắt trên ví dụ của thành viên nghiệp đoàn, đều qui chiếu về sự phân biệt trừu tượng giữa “đánh giá giá trị” [Werturteil] và “quan hệ với giá trị” [Wertheziehung]. Khái niệm đầu được hiểu theo nghĩa bình thường của một đánh giá về một trạng thái của sự vật, điển hình là một đánh giá tốt hay xấu [hay, bằng những thuật ngữ tương đối, là ưu việt hơn hay không ưu việt bằng một trạng thái sự vật khác]. Khái niệm thứ hai, một khái niệm thuần tuý weberian, chỉ việc nhà bác học phát hiện những ý nghĩa hay những cứu cánh tự tại nhằm đối chiếu để hiểu hành động, sự nghiệp, trình tự lịch sử được nhà bác học nghiên cứu. Đồng thời “quan hệ với giá trị” chỉ thời điểm nhà bác học ý thức rõ quan điểm đánh giá của bản thân sẽ định hướng toàn bộ nghiên cứu, kể cả việc chọn lọc dữ liệu thực nghiệm, và do đó cũng tất yếu giới hạn nghiên cứu. Bằng cách tách biệt những giá trị, cứu cánh, mục tiêu [Weber và những môn đồ của ông không mấy cẩn thận với những phân biệt này] được gán cho người khác và những giá trị, cứu cánh, mục tiêu mà mình chấp nhận, nhà khoa học giữ được tính khách quan. Điều mà các nhà tân cổ điển lặp lại cùng với Robbins là một ứng dụng đặc biệt của cái Wertheziehung vào những sở thích cá thể: nhà kinh tế có thể đề cập những sở thích này mà không cần phải chấp nhận chúng, bằng cách xem chúng như những đối tượng.

Sự phân biệt bình diện người quan sát với bình diện chủ thể nghiên cứu càng trấn an hoàn toàn Weber bao nhiêu thì ông càng thất vọng bấy nhiêu khi thấy con ngươời không bao giờ hoà giải cứu cánh hay giá trị của mình bằng con đường duy lí. Ta cũng gặp lại chủ đề thống thiết này về “cuộc chiến những giá trị”. Lấy lại, tuy không nói ra, ví dụ của Keynes, ông đột ngột và mạnh mẽ viết là: “Nếu chúng ta bất đồng nhau về tính chất đạo đức của lãi suất, […] thì không có chỗ cho một cuộc bàn luận” [như trên, trang 150]. Do đó kinh tế học và đạo đức học không kề nhau như hai khoa học đặt cạnh nhau mà như một khoa học, kinh tế học, và một diễn ngôn chủ quan không thể chữa trị được, nói một cách nghiêm ngặt là phi lí, tức đạo đức học. Ý tưởng cho rằng có thể tồn tại những khoa học chuẩn tắc – hay, dù thế nào đi nữa, ý tưởng cho rằng có thể kể đạo đức học vào trong số những khoa học chuẩn tắc, bên cạnh logic học và mĩ học, thể theo một phân loại xưa – là xa lạ với học thuyết Weber bị giáo điều hoá.

Đến đây, chủ nghĩa tân Kant [được hiểu đúng ít hay nhiều] gặp kết luận chủ bại mà một số nhà thực chứng đạt đến bằng một cách khác: những cuộc tranh luận chuẩn tắc không có bất kì giá trị nhận thức nào cả. Nhưng ngược lại với những nhà weberian trượt dài vào sự thống thiết, ta đã thấy là các nhà thực chứng có xu hướng giảm bớt tính trầm trọng của kết luận này bằng cách viện đến giả thiết là con người, hơn là người ta tưởng, không mấy khác nhau về những cứu cánh của xã hội.

Những so sánh liên cá thể về sự thoả mãn và kinh tế học phúc lợi thứ nhất

Trong kinh tế học, những giả thiết về việc so sánh liên cá thể sự thoả mãn là trường ứng dụng quen thuộc nhất của những luận điểm phương pháp luận trên. Dưới mắt của Robbins, những giả thiết này hợp thành ví dụ mang tính hệ chuẩn của đánh giá giá trị không được dung nạp. Bàn luận của tập Essay [1935, trang 138-139] dựa trên hai tiền đề khác nhau, một mặt sự nối kết từ nay đã thành quen thuộc: chuẩn tắc, do đó là không khoa học, mặt khác, là một ý khá đặc biệt: những đánh giá về những trạng thái tâm lí nằm về phiá cái chuẩn tắc chứ không ở phiá cái thực chứng. Những so sánh liên cá thể, về sự thoả mãn hay về bất kì hiệu ứng nào khác được cảm nhận một cách chủ quan, cuối cùng cũng vẫn có cùng bản chất với những đánh giá đơn giản, giống như đánh giá của nhà kinh tế tuyên bố chống đối việc tiêu dùng thịt lợn. Dù cho Robbins đã biết cách ảnh hưởng đến các nhà kinh tế hay dù ông chỉ đơn giản là người phát ngôn của họ thì “luận chứng” của ông sẽ giữ một vai trò hàng đầu trong lí thuyết kinh tế kể từ những năm 1920-1930. Những năm này là một bước ngoặt. Trước đấy, tất cả phân tích kinh tế về “phúc lợi” [welfare] đòi hỏi vận dụng đến những so sánh như thế.

Trong một thời gian dài các nhà kinh tế đã mượn của học thuyết công lợi khái niệm phúc lợi. Ta biết là Bentham đã đặt cơ sở cho học thuyết của ông trên một dạng chủ nghĩa hoan lạc thực chứng và, trên bình diện chuẩn tắc, trên nguyên lí hạnh phúc lớn nhất cho mọi người, the greatest happiness principle. Những nhà chú giải vẫn còn tiếp tục tranh luận về những ý nghĩa đa dạng của công thức này. Dù sao đi nữa, cách kiến giải nổi lên dần trong số những nhà kinh tế của thế kỉ XIX là như sau: ta gán một con số chỉ báo sự thoả mãn, tượng trưng cho phúc lợi cá thể cho mỗi thành viên của xã hội, và ta ước lượng những trạng thái khác nhau của xã hội bằng cách lấy tổng giá trị của những chỉ báo này. Ngày nay ta gặp cùng một cách mô hình hoá này trong các sách, có khác chăng là con số chỉ báo – từ nay được gọi một cách phổ cập là một “hàm lợi ích” – không còn tất yếu được diễn giải như một chỉ báo phúc lợi cá thể.

Trong tâm trí của các nhà kinh tế một trạng thái của xã hội tối đa hoá tổng những chỉ báo có nghĩa là trạng thái này, theo quan điểm được chọn, là tốt nhất, chứ không phải là bắt buộc phải hoàn thành trạng thái đó. Học thuyết Bentham mang một âm hưởng đạo đức đậm nét hơn, đối với các nhà kinh tế không có một âm hưởng tương tự như thế. Thường họ không có tham vọng xử lí tất cả những nguyên nhân có thể của sự thoả mãn hay của phúc lợi, nhưng chỉ xử lí những nguyên nhân kinh tế, nghiã là chủ yếu xử lí những số lượng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ [thị trường hay công cộng], những số lượng tiết kiệm, thời gian lao động. Bằng cách đơn giản hoá thêm nữa, thường họ gộp tất cả những yếu tố kinh tế này vào một yếu tố duy nhất: của cải cá nhân. Trong trường hợp mà những chỉ báo chỉ phụ thuộc vào biến “của cải” thì một kết quả đáng chú ý [từng được Bentham thoáng thấy] thu được là: nếu các chỉ báo tuân thủ nguyên lí những thoả mãn cận biên giảm dần và nếu những chỉ báo này đều giống nhau cho mỗi cá thể thì tổng của chúng được tối đa hoá bởi việc phân phối bình đẳng tổng của cải. Kết luận này đã gây ấn tượng mạnh đến độ, vào đầu thế kỉ XX, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lạm dụng kết luận này để đồng hoá học thuyết công lợi với chủ nghĩa bình quân. Nhưng những tác giả biết điều nhất trong số các nhà kinh tế hiểu rằng việc giới hạn phân tích của họ ở những nguyên nhân kinh tế nghiêm cấm họ xem việc hoàn thành trạng thái bình đẳng là có tính bắt buộc: “định lí” vừa nêu, trong trường hợp tốt nhất, chỉ có thể cung cấp một chỉ báo.

Kinh tế học phúc lợi thứ nhất đạt đến đỉnh điểm với tác phẩm muộn màng của Pigou, The Economics of Welfare [Kinh tế học phúc lợi] [1920]. Tác phẩm này hoàn toàn thể hiện hai xu hướng trên: một học thuyết công lợi trước hết được quan niệm như một công thức kĩ thuật tính toán, một phần thoát khỏi những định kiến học thuyết, và một chủ nghĩa bình đẳng rất đậm nét về sự phân phối thu nhập. Phân tích đương đại còn giữ chút ít dấu ấn của những xu hướng này. Để làm rõ một vài kết luận về mặt thuế khoá, lí thuyết tài chính công [xem Atkinson & Stiglitz, 1980] không ngần ngại quay về công thức tổng những lợi ích cá thể. Ý tưởng cho rằng việc san bằng nhau thu nhập [có thể là tỉ lệ với tiêu chí xác đáng này hay tiêu chí xác đáng khác] làm tăng tổng phúc lợi của xã hội thấm đậm những công trình về lí thuyết kinh tế những bất bình đẳng [xem Fleurbaey, 1996, chương 5]. Ảnh hưởng của kinh tế học phúc lợi thứ nhất được phát hiện đặc biệt trong những công trình ứng dụng.

Về mặt toán học, phép tổng những chỉ báo đòi hỏi phải có hai giả thiết về tính so sánh, trong mỗi cá thể và liên cá thể, cần phải xem là khác nhau. 1] Chỉ báo sự thoả mãn của mỗi cá thể phải là một chỉ báo bản số [người ta cũng gọi là “đo được”], điều này có nghĩa là chỉ báo được dùng để so sánh không những các mức độ thoả mãn mà còn để so sánh những khác biệt thoả mãn cá thể. Chỉ báo này không chỉ cho phép nói rằng sự thoả mãn do 1.000 ₤ mang lại là bằng, nhỏ hơn hay lớn hơn sự thoả mãn do 10.000 ₤ mang lại; mà còn cho phép nói được là sự thoả mãn do có được thêm 1 ₤, khi cá thể đã có 1.000 ₤ là bằng, nhỏ hơn hay lớn hơn sự khác biệt thoả mãn tương ứng khi cũng cá thể đó đã có 10.000 ₤. Người ta đối lập những chỉ báo bằng số thuộc kiểu trên với những chỉ báo thứ tự, những chỉ báo thứ tự này chỉ cho phép so sánh những mức độ thoả mãn. Xếp hạng những thí sinh sau một cuộc thi tuyển là một chỉ báo thứ tự trong lúc nhiệt độ là những chỉ báo bản số. Người theo học thuyết công lợi cần đến những so sánh tiến hành được bằng một chỉ báo kiểu thứ hai, nhưng còn muốn chuyển chỉ báo này từ một cá thể cô lập sang nhiều cá thể, và điều này dẫn đến một giả thiết khác; 2] Tất cả những so sánh thoả mãn được tiến hành trên cùng một cá thể cũng có thể được tiến hành trên những cá thể khác nhau. Nhập chung [1] và [2] kéo theo là ta có thể nói rằng sự khác biệt thoả mãn do việc một cá thể đã có 1.000 ₤ có thêm được 1 ₤ là bằng, nhỏ hơn hay lớn hơn sự khác biệt thoả mãn do việc một cá thể khác đã có 10.000 ₤ có thêm được 1 ₤.

Phân tích trên nay đã trở thành cổ điển, đặc biệt là nhờ những công trình soi sáng của Sen [1970 và 1982]. Phân tích cho phép đánh giá tốt hơn sự gián đoạn diễn ra vào khoảng 1920-1930. Trong chừng mực mà kinh tế học phúc lợi thứ nhất, về mặt kĩ thuật, dựa trên phép tính tổng thì kinh tế học này phơi mình hai nhóm phản bác khác nhau nhưng đều hội tụ về mục tiêu. Phê phán của Robbins đặc biệt nhằm vào [2]. Không kém phần ảnh hưởng, những phê phán mà giả thiết [2] gợi lên có một nguồn gốc khác là lí thuyết của Pareto về những lựa chọn kinh tế vi mô. Trong Manuel d’économie politique [Giáo trình kinh tế chính trị học], Pareto đã tiến hành xây dựng lại lí thuyết tân cổ điển về cầu chỉ bằng những đường bàng quan của người tiêu dùng. Phương pháp này qui lại thay thế chỉ báo thoả mãn có tính bản số của lí thuyết trước đó bằng một chỉ báo đơn giản có tính thứ tự. Những lí thuyết gia của thập niên 1930, như Hicks, Allen, Samuelson sẽ tiếp tục đến nơi đến chốn dự án ban đầu. Dưới mắt những nhà paretian, được thua cuối cùng là loại trừ một khái niệm, tính bản số, được họ xem là không có tầm quan trọng thực nghiệm: những so sánh bản số trong nội bộ mỗi cá thể, những so sánh các khác biệt thoả mãn, là không thể quan sát được, ngược lại với những so sánh thứ tự mà, ít ra về mặt nguyên tắc, ta có thể gán với những lựa chọn quan sát được. Do đó chương trình của Pareto đặt cơ sở cho một phê phán học thuyết công lợi, một phê phán khác về mặt lí thuyết với phê phán mà Robbins là người phát ngôn nhưng không kém phần dũng mãnh.

Cho dù hai lập luận trên là khác nhau nhưng bản chất của chủ nghĩa thực chứng tiềm tàng trong các nhà kinh tế – được củng cố, kể từ 1920, bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của Câu lạc bộ Wien[1] – tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh đồng hai phê phán trên. Trước đấy Pareto đã tổng hợp hai trào lưu, vì tác phẩm Manuel không chỉ phản bác bản số luận mà còn phản bác cả những so sánh liên cá thể, bị đẩy sang phiá “nguỵ khoa học” [1909, trang 68-70]. Sự hợp đồng lực lượng này đã đánh gục kinh tế học phúc lợi thứ nhất và cũng tạo nên cấu hình đặc trưng của kinh tế học phúc lợi thứ hai.

Kinh tế học phúc lợi thứ hai và thứ tự luận

Người ta gọi bằng thứ tự luận quan điểm không thừa nhận tính bản số và tính so sánh được, và do đó chỉ biết có những hàm lợi ích thứ tự, những hàm này được xác định một cách độc lập với nhau. Những hàm lợi ích thứ tự này được xem là biểu trưng cho sở thích của các tác nhân, nghĩa là khả năng lựa chọn của các tác nhân này – chứ không phải biểu trưng trực tiếp cho sự thoả mãn hay phúc lợi của các tác nhân. Có lẽ sẽ có người hỏi là có thể so sánh được chăng những trạng thái của nền kinh tế từ một thông tin giới hạn như thế? ít ra ta có thể sắp xếp những trạng thái này theo tiêu chí kĩ thuật của tính tối ưu Pareto [được gọi như thế vì tiêu chí này đã có mặt trong Phụ lục toán học của Manuel d’économie politique]. Trạng thái x của nền kinh tế là ưu việt hơn, theo nghĩa của Pareto, trạng thái y nếu những hàm lợi ích của tất cả những cá thể có những giá trị trong trạng thái x ít ra cũng lớn bằng những giá trị trong trạng thái y, và ít nhất một hàm trong trạng thái x là có một giá trị cao hơn giá trị của hàm này trong trong trạng thái y [ở đây ta chỉ giữ lại có khái niệm, được gọi là mạnh, về tính ưu việt Pareto, nhưng lí thuyết đương đại đề xuất nhiều biến thể khác]. Theo định nghĩa, tiêu chí không nói gì cả về những thay đổi từ x sang y, những thay đổi có thể kéo theo một cuộc xung đột quyền lợi – một gia tăng của chỉ báo cho một số cá thể và một sụt giảm của chỉ số cho một số cá thể khác. Người ta gọi bằng tối ưu Pareto một trạng thái thực hiện được x của nền kinh tế sao cho không có trạng thái y nào là thực hiện được và ưu việt hơn trạng thái x theo nghĩa của Pareto. Do tiêu chí so sánh không giải quyết được tình thế những cuộc xung đột quyền lợi nên thoạt nhìn đặc tính tối ưu Pareto là tương hợp với vô số trạng thái thoả mãn điều kiện tối ưu này. Như Pareto đã lờ mờ nhận ra, tiêu chí và khái niệm tối ưu đi cùng với tiêu chí này có thể áp dụng được vào việc phân tích cân bằng cạnh tranh hoàn hảo. Lí thuyết đương đại nêu bật hai kết quả sau: mọi cân bằng chung cạnh tranh của nền kinh tế là một tối ưu Pareto [“định lí cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi”]; có thể đạt đến mọi tối ưu Pareto như là một cân bằng chung cạnh tranh của nền kinh tế, miễn là ấn định đúng cách việc phân phối những nguồn lực ban đầu [“định lí cơ bản thứ hai của kinh tế học phúc lợi”]. Mệnh đề trực tiếp gợi lên luận điểm bàn tay vô hình của Adam Smith và thường có mặt trong lập luận của các nhà kinh tế tự do. Tinh tế hơn, mệnh đề đã tạo lí do cho chủ nghĩa xã hội thị trường của Oscar Lange, theo đó thì có thể hoàn thành một cách cụ thể mục tiêu cuối cùng về phân phối bằng cách vận dụng vừa những nguyên liệu phân phối cho các tác nhận lẫn sự hoạt động tốt của thị trường.

Những hiệu ứng khuếch đại, mang tính tự do hoặc xã hội chủ nghĩa, mà hai định lí này đã khơi lên rõ ràng kéo theo những đánh giá giá trị và sự đột nhập của nhà kinh tế “với tư cách là con người”. Tế nhị hơn là vấn đề phải nên trình bày những hiệu ứng này như thế nào mà không kéo theo những đánh giá giá trị. Tất nhiên có thể trình bày một định lí của kinh tế học phúc lợi như một kết quả thuần tuý hình thức. Đó là trường hợp của phiên bản tiên đề hoá của “hai định lí cơ bản” của Debreu [1959]. Tác giả này cung cấp một định nghĩa rõ ràng của mỗi thuật ngữ được sử dụng [trạng thái của nền kinh tế, thực hiện được, cân bằng chung cạnh tranh, nguồn lực ban đầu, tối ưu Pareto] nhờ một thiết kế toán học được chỉ định rõ. Do đó coi nhẹ việc là một trong những thuật ngữ được chọn [trong trường hợp này là tối ưu Pareto] có một âm hưởng mang tính đánh giá: tên gọi này chỉ còn là một nhãn hiệu tuỳ tiện. Quan điểm tiên đề hoá là đúng nhưng rõ ràng là quá hạn chế. Vấn đề thật sự là phải biết là nhà kinh tế có lồng những đánh giá giá trị hay không khi đề xuất một kiến giải về những kí hiệu có mặt trong phát biểu hình thức. Trong khuôn khổ giới hạn của thứ tự luận, trong đó tiêu chí Pareto là cách duy nhất có thẩm quyền để so sánh giữa những trạng thái với nhau thì ta có thể qui vấn đề lại như sau: nhà kinh tế có chấp nhận hay không ẩn ý theo đó tính ưu việt theo nghĩa của Pareto thể hiện khái niệm về sự tốt hơn? Nhà kinh tế có sẵn sàng chấp nhận nói rằng sẽ là một điều tốt nếu nền kinh tế ở trạng thái tối ưu Pareto hay không?

Vấn đề những đánh giá giá trị được đặt ra cho toàn bộ những kết luận mà kinh tế học phúc lợi thứ tự luận thu được, một kinh tế học tự gọi mình là “kinh tế học phúc lợi mới” để nêu bật sự khác biệt với trường phái của Pigou. Người ta đã sôi nổi tranh luận vấn đề này trong những năm 1930 nhân việc Hicks, Kaldor và Scitovsky đề xuất những “tiêu chí bù trừ” nhằm tinh vi hoá sự sắp xếp paretian những trạng thái kinh tế. Vào chi tiết, câu trả lời tuỳ thuộc vào ngữ cảnh chính xác của phát biểu, và có thể dẫn đến một thần học nghi nghĩa [nguyên văn là casuistique, có nghĩa là chuyên giải quyết những vấn đề khó xử – ND] tinh tế, như trong tác phẩm của Little [1950]. Nhưng người ta cũng có thể đề xuất một câu trả lời chung. Các nhà kinh tế theo thứ tự luận chỉ quan tâm đến tiêu chí Pareto và, tuỳ tình hình, đến những tiêu chí bù trừ vì nhìn thấy trong đó một chỉ dẫn về phúc lợi kinh tế-xã hội [xem economic social welfare, Bergson, 1938]. Họ chỉ tính đến phúc lợi “trên quan điểm kinh tế”: giới hạn được kinh tế học phúc lợi cũ hình dung cũng vẫn còn hiệu lực đối với kinh tế học phúc lợi mới. Trong giới hạn này thì khái niệm ẩn sau hai kinh tế học phúc lợi này về điều tốt trùng khớp với khái niệm phúc lợi, và điều này đã là một đánh giá giá trị. Hơn nữa, cả hai kinh tế học này luôn giả định, mà không bao giờ nói rõ – một điều đáng lí ra phải làm – rằng phúc lợi kinh tế của cá thể tăng trực tiếp theo một tỉ lệ với sự thoả mãn những sở thích của cá thể.

Ta gặp lại kết luận này ở những nhà phê phán khá khác nhau như Little [1950] và Arrow [1951] và cuối cùng đã tự khẳng định được, mặc dù có một vài tác giả li khai: “kinh tế học phúc lợi mới” không thoát khỏi những đánh giá giá trị. Ngày nay quan điểm của kinh tế học phúc lợi thứ hai thống trị những giáo trình về welfare economics [cho dù, như đã nói, trong đó đôi lúc nổi lên lại quan điểm của kinh tế học phúc lợi thứ nhất]. Những nhà kinh tế đương đại, ví dụ như Broadway và Bruce [1984], sẵn sàng làm rõ những đánh giá giá trị cần thiết để tiến hành đến nơi đến chốn những phân tích của họ về phúc lợi kinh tế. Nhưng định vị như thế nào các nhà kinh tế đương đại này đối với những cấm chỉ của Robbins và của các nhà thực chứng? Nhân danh thứ tự luận, các tác giả đương đại lấy lại ý cho rằng những so sánh liên cá thể là những đánh giá giá trị cần phải tránh. Nhưng chống lại Robbins và chủ nghĩa thực chứng, họ tin là có thể xây dựng một khoa học kinh tế lấy cảm hứng từ những đánh giá giá trị, có thể nói là được chọn tốt hơn. Tất cả các bên tranh luận cuối cùng dường như chấp nhận mệnh đề có điều kiện sau: nếu phải có một kinh tế học chuẩn tắc thì kinh tế học này phải xuất phát từ một vài đánh giá giá trị do chính bản thân nhà kinh tế phát biểu, chứ không chỉ là những đánh giá giá trị quan sát được hay được thừa nhận. Thừa nhận điều này rồi, thì một số tác giả bác bỏ là cần phải có một chuyên ngành kinh tế học chuẩn tắc, trong lúc đối với một số tác giả khác thì sự tồn tại của chuyên ngành này là không thể phủ nhận và chấp nhận là không thể né tránh những đánh giá giá trị.

Như Arrow [1963, trang 37], đã từng nhận xét về những tác giả của những năm 1930, cái giá mà kinh tế học phúc lợi phải trả có vẻ là tương đối thấp. Khi giới hạn ở việc sử dụng tiêu chí Pareto thì kinh tế học này giả định một đánh giá giá trị dường như được khoanh vùng và ít ràng buộc: một khi đã nhận ra đánh giá giá trị này thì không thể né tránh được. Tính quyến rũ tầm thường của tiêu chí Pareto là do tiêu chí này giả định sự nhất trí của những đánh giá cá thể. Như vậy có vẻ là tiêu chí này được suy ra từ nguyên lí tổng quát cho rằng nguồn gốc duy nhất của những đánh giá là cá thể. Vả lại Abraham Bergson [1938] trực tiếp bảo vệ tiêu chí này dưới dạng một nguyên lí “cá nhân chủ nghĩa”. Hơn nữa, dường như bằng một kiểu nhân đôi lặp lại không tránh được, bản thân một tiêu chí có hiệu lực chỉ riêng cho những đánh giá nhất trí phải dấy lên sự đồng tình nhất trí. Một số những phân tích sau này đã xác lập là không thể trả giá nhẹ như thế để có được một tiêu chí có sức thuyết phục đến thế [trên điểm này xem Mongin & d’Aspremont, 1999]. Nhưng những phân tích này đã không lay chuyển nổi niềm tin của các nhà kinh tế vào tiêu chí này.

Về lí thuyết lựa chọn xã hội và kinh tế học chuẩn tắc gần đây

Việc phê phán kinh tế học phúc lợi dẫn đến, về mặt lịch sử và logic, việc xem xét lí thuyết lựa chọn xã hội, nhưng điều này vượt quá những những giới hạn của bài viết này. Chúng tôi chỉ nhắc lại là chuyên luận nổi tiếng của Arrow, Social Choice and Individual Values [Lựa chọn xã hội và những giá trị cá thể] [1951] quả thật đã rọi một tia cực sáng vào những vấn đề so sánh liên cá thể và tính nhất trí paretian, cũng như, một cách chung hơn, vào những vấn đề về tính chuẩn tắc trong kinh tế học. Có thể đọc được trong tác phẩm này một biện minh thanh thản về sự cần thiết của những đánh giá giá trị nói chung, cũng như một sự đồng ý rõ rệt đặc biệt đối với một vài đánh giá giá trị nói riêng; cũng có thể đọc được ở đấy, nhưng phải đọc giữa các dòng, một ngợi ca gián tiếp những đánh giá giá trị thường xuyên bị chỉ trích: những đánh giá so sánh liên cá thể. Cách đọc như vậy không phải là một điều hiển nhiên. Những chuyên gia đương đại về lựa chọn xã hội thường khẳng định một luận đề khác [được trình bày trong Fleurbaey, 1996, chương 1]: nhờ việc tách bạch việc hình thức hoá với những kiến giải mà phương pháp tiên đề hoá của Arrow và những tác giả nối bước ông cho phép, nên có thể xem xét tác động của những đánh giá giá trị mà không cần là bản thân mình phải đồng tình với những đánh giá này. Luận đề này qui lại là mở rộng đến những giá trị trừu tượng, được lí thuyết chọn là đối tượng nghiên cứu, phạm vi của Wertbeziehung của Weber.

Phải tiếp tục cuộc điều tra với kinh tế học chuẩn tắc của những năm 1980, mà những nguồn gốc khái niệm là lí thuyết công bằng của Rawls [1971], và dự án rõ ràng, của Kolm, Sen, Dworkin, Roemer và của vài tác giả khác, nhằm phát biểu lại chủ nghĩa bình đẳng ở một mức độ lí thuyết tinh vi thích hợp. Một cách thô sơ, có thể xếp một số những lí thuyết về công bằng phân phối này dưới tên gọi chi trả theo năng lực và một số khác dưới tên gọi cơ hội bình đẳng [xem Fleurbaey, 1996; Roemer, 1996]. Mục tiêu mà những lí thuyết này nhắm đến không phải là một sự bằng nhau về mặt số học của những thu nhập. Chính bản chất của biến phải làm ngang bằng là đối tượng của một phần bàn luận, và sự công bằng được bàn đến gần như bao giờ cũng được hiểu là có tính tỉ lệ, chứ không phải là công bằng tuyệt đối. Do đó nếu học thuyết bình đẳng vẫn còn dai dẳng nơi các nhà kinh tế thì ngày nay học thuyết này đã khá xa với học thuyết bình đẳng của Pigou. Vấn đề không còn là bảo vệ học thuyết này trên cơ sở của học thuyết công lợi, nhưng những biến được chọn để mô tả tình hình kinh tế của các cá thể không phải bao giờ cũng là những hàm lợi ích. Kinh tế học chuẩn tắc mới không phải là một “kinh tế học phúc lợi mới” mới. Kinh tế học này, không giống như “kinh tế học phúc lợi mới” đã từng làm, không quan tâm đến một chuẩn độc nhất mà nó sẽ dài dòng xem xét đầu đuôi. Kinh tế học này xét những lí tưởng phân phối khác nhau nhằm so sánh, nối kết, phân loại những lí tưởng này. Kinh tế học này có thể là hoá thân muộn màng của cái “đạo đức của kinh tế chính trị học” mà John Neville chỉ mới định nghĩa, và là bằng chứng sờ mó được cho thấy rằng Robbins đã sai lầm khi phủ nhận khả năng logic của một khoa học chuẩn tắc. Một kết luận như vậy tự bản thân nó gây sốc cho những tiên kiến của đa số các nhà kinh tế. Không thể rút ra kết luận ấy mà không trước đó đào sâu những vấn đề khó nhất có tính triết học của bài viết này: ý tưởng về một khoa học chuẩn tắc có tương hợp với việc có những đánh giá giá trị không, hay là nên giữ lại giải pháp của Weber bằng “quan hệ đối với những giá trị”? Phải chăng các nhà kinh tế đã thường loại bỏ các đánh giá vì không phân biệt được rõ ràng chúng với những chuẩn bắt buộc? Những so sánh liên cá nhân về sự thoả mãn phải chăng là không chắc chắn như các nhà kinh tế đã nói và nên chăng tính những so sánh này vào số những đánh giá giá trị hơn là vào số những đánh giá sự kiện?

ARROW K., Social Choice and Individual Values, New Haven, Yale University Press, 1951, [2e éd. révisée, 1963; trad. fr., Choix collectifs et préférences individuelles, Paris, Calman-Lévy, 1974]. – ATKINSON A. & STIGLITZ J., Lectures on Public Economics, London, MacGraw Hill, 1980. – BERGSON A., “A reformulation of certain aspects of welfare economics”, Quarterly Journal of Economics, 1938, t. 32., p. 310-334.. – BOADWAY R. & BRUCE N., Welfare Economics, Oxford, Blackwell, 1984. – DEBREU G., Theory of Value, New Haven, Yale University Press, 1959 [trad. fr., Théorie de la valeur, Paris, Dunod, 1984]. – FLEURBAEY M., Théories économiques de la justice, Paris, Économica, 1996. – FRIEDMAN M., Essays in Positive Economics, Chicago, Chicago University Press, 1953. – HALÉVY É., La formation du radicalisme philosophique, Paris, Félix Alcan, 3 t., 1901-1904 [éd. révisée, Paris, PUF, 1995]. – KEYNES J. N., The Scope and Method of Political Economy, 1890 [4e éd., 1917, Kelley Reprints of Economic Classics, New York, 1963] – KOLAKOWSKI L., La philosophie positive, Paris, Denoel, 1974 [dịch từ tiếng Ba Lan]. – LIPSEY R., An Introduction to Positive Economics, London, Weidenfeld & Nicholson, 1966. – LITTLE L., A Critique of Welfare Economics, Oxford, University Press, 1950 [2nd ed., 1957]. – MILL J. S., A System of Logic, London, Longman’s Green, 1843 [7e éd. révisée, 1868]. – MONGIN P. & D’ASPREMONT C., “Utility Theory and Ethics” in BARBERA S., HAMMOND P. & SEIDL C., Handbook of Utility Theory, t. I, Dordrecht, Klwer, 1999. – MYRDAL G., Value in Social Theory, London, 1958. – PARETO V., Manuel d’économie politique, 1909 [rééd. Genève, Droz, 1966]. – PIGOU A., The Economics of Welfare, London, Macmillan, 1920. – RAWLS J., A Theory of Justice, Cambridge [Mass.], Harvard University Press, 1971 [trad. fr., Paris, Le Seuil, 1987]. – ROBBINS L., An Essay on the Nature and Significance of Economic Science, London, MacMillan, 1932 [2e éd, révisée 1935]. – ROEMER J., Theories of Distributive Justice, Cambridge [Mass.], Harvard University Press, 1996. – SEN A., Collective Choice and Social Welfare, San Francisco, Holden Day, 1970; Choice, Welfare and Measurement, Oxford, Blackwell, 1982. – WEBER M., Gesammelle Aufsọtze zur Wissenschaftslehre, Tüỹbingen, Mohr & Siebeck, 1992 [trad. fr. partielle, Essais sur la théorie de la science, Paris, Plon, 1965].

Philippe MONGIN

Giám đốc nghiên cứu CNRS

Nguyễn Đôn Phước dịch

® Bất bình đẳng; Hệ chuẩn; Hiệu quả hay công bằng; Khoa học luận; Kinh tế học: đối tượng và phương pháp; Phúc lợi xã hội và lựa chọn xã hội; Tối ưu.

Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques, sous la direction de Claude Jessua, Christian Labrousse, Daniel Vitry, PUF, Paris, 2001.

[1] Có thể tham khảo Câu lạc bộ thành Wien và tinh thần mới về khoa học [ND].

Share this:

Có liên quan

  • FRISCH Ragnar, 1895-1973
  • Tháng Một 25, 2022
  • Trong "Từ điển các khoa học kinh tế"
  • Tuyên ngôn cho khoa học xã hội
  • Tháng Một 15, 2022
  • Trong "Ý kiến chuyên gia"
  • Sau đại dịch, chủ nghĩa tân Nhà nước thay thế chủ nghĩa tân tự do
  • Tháng Mười Hai 31, 2021
  • Trong "Ý kiến chuyên gia"

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề