So sánh thị trường kỳ hạn và giao sau

Vậy hợp đồng kỳ hạn là gì? Có đặc điểm như thế nào? Hợp đồng kỳ hạn & tương lai có những điểm khác biệt gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

So sánh thị trường kỳ hạn và giao sau
Hợp đồng kỳ hạn (hay Forward contract) là loại hợp động được sử dụng nhiều trong chứng khoán

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là một loại hợp đồng, mà các bên thỏa thuận mua bán hoặc trao đổi một tài sản hay sản phẩm tài chính cụ thể trong tương lai, với một giá đã ấn định trước tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

So sánh thị trường kỳ hạn và giao sau
Trước khi lựa chọn hợp đồng kỳ hạn, bạn nên biết về những đặc điểm của nó

  • Thanh toán và trao đổi tài sản cơ sở được thực hiện vào ngày đáo hạn không có thanh toán ban đầu khi ký kết hợp đồng.
  • Hợp đồng phải được thực hiện theo thỏa thuận vào ngày đáo hạn.
  • Hợp đồng được thỏa thuận và ký kết trực tiếp giữa hai bên mà không thông qua trung gian và không có phí giao dịch.
  • Tài sản cơ sở có thể là bất kỳ loại tài sản nào
  • Hợp đồng kỳ hạn không được niêm yết trên thị trường tập trung và chỉ giao dịch trên thị trường OTC (Over-the-Counter).
  • Người tham gia hợp đồng có thể đóng vị thế bằng cách mở một vị thế ngược đối với một hợp đồng kỳ hạn tương tự.
  • Không yêu cầu đặt ký quỹ.
  • Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp, dẫn đến rủi ro cao hơn.

Tuy nhiên, các hợp đồng cụ thể có thể có những điều khoản và quy định riêng biệt phụ thuộc vào loại tài sản hoặc sản phẩm tài chính được giao dịch.

Các yếu tố cấu thành hợp đồng kỳ hạn

Các yếu tố cấu thành hợp đồng kỳ hạn bao gồm:

  • Tài sản cơ sở (Underlying asset): Có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Giá trị và tính chất của tài sản cơ sở sẽ ảnh hưởng đến giá trị và tính chất của hợp đồng kỳ hạn.
  • Các bên tham gia hợp đồng (Parties to the contract): Hợp đồng kỳ hạn liên quan đến ít nhất hai bên tham gia. Bên mua hợp đồng được gọi là người mua (buyer), và bên bán hợp đồng được gọi là người bán (seller). Cả hai bên đều đồng ý tuân thủ các điều kiện và quy định trong hợp đồng kỳ hạn.
  • Thời điểm xác định trong tương lai (Maturity date): Đây là thời điểm mà hợp đồng kỳ hạn kết thúc và thanh toán diễn ra. Thời điểm này được xác định trước khi hợp đồng được ký kết và có thể được quy định bằng một ngày cụ thể hoặc theo một khoảng thời gian nhất định sau khi hợp đồng được kích hoạt.
  • Giá kỳ hạn xác định thanh toán (Forward price): Đây là giá trị mà người mua và người bán đồng ý trao đổi tài sản cơ sở tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Giá kỳ hạn xác định thanh toán được xác định tại thời điểm hợp đồng được ký kết và có thể được quy định theo giá thị trường hiện tại hoặc theo một cách khác.
  • Cơ chế thanh toán: Hợp đồng kỳ hạn định rõ cách thức thanh toán giữa các bên. Thanh toán có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc thông qua việc chuyển nhượng tài sản tương ứng.

Các loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến hiện nay.

So sánh thị trường kỳ hạn và giao sau
Có 6 loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến nhất

  • Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (Equity forward contract): Hợp đồng này dựa trên cổ phiếu làm tài sản cơ sở. Người mua và người bán thỏa thuận mua bán cổ phiếu tại một giá cố định vào một thời điểm tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu (Forward contract on bond): Đây là hợp đồng mua bán trái phiếu vào một thời điểm tương lai với giá cố định. Tài sản cơ sở trong hợp đồng này là trái phiếu.
  • Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ (Currency forward contract): Đây là hợp đồng mua bán tiền tệ vào một thời điểm tương lai với tỷ giá cố định. Hợp đồng này giúp giảm rủi ro tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế.
  • Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (Commodity forward contract): Loại hợp đồng này liên quan đến việc mua bán hàng hoá như dầu, vàng, lương thực, kim loại,… vào một thời điểm tương lai với giá cố định.
  • Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (Interest rate forward contract): Hợp đồng này dựa trên lãi suất hoặc tỷ lệ thay đổi lãi suất. Người mua và người bán thỏa thuận trao đổi lãi suất hoặc tiền lãi dựa trên một số tiền cố định vào một thời điểm tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (NDF): đây là một loại hợp đồng tài chính được sử dụng để giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp hoạt động quốc tế. NDF thường được sử dụng trong việc giao dịch các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi hoặc những nước có hệ thống tài chính chưa phát triển mạnh.

Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn

Các bên tham gia sẽ phải đối mặt với những rủi ro dưới đây:

  • Rủi ro giá cả: Một trong những rủi ro chính của hợp đồng kỳ hạn là biến động giá cả. Nếu giá của tài sản hay sản phẩm tài chính tăng hoặc giảm mạnh so với giá cố định được thỏa thuận trong hợp đồng, có thể xảy ra lợi nhuận hoặc lỗ rất lớn cho các bên tham gia.
  • Rủi ro thanh toán: Nếu một trong các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng kỳ hạn, có thể xảy ra rủi ro về thanh toán. Điều này có thể gây ra mất mát tài chính cho bên bị thiệt hại và gây tổn thất đáng kể trong quá trình giao dịch.
  • Rủi ro hạn chế thanh khoản: Hợp đồng kỳ hạn có thể gặp rủi ro hạn chế thanh khoản, đặc biệt khi tài sản hay sản phẩm tài chính liên quan không được giao dịch rộng rãi hoặc không có đủ người mua hoặc người bán trong thị trường. Điều này có thể làm tăng rủi ro không thể thực hiện giao dịch hoặc khó khăn trong việc thoát khỏi hợp đồng trước thời hạn.

Hợp đồng kỳ hạn so với hợp đồng tương lai

So sánh thị trường kỳ hạn và giao sau
Dựa vào đặc điểm và từng trường hợp, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng về quy định giá, tính thanh khoản, quyền và nghĩa vụ, yêu cầu tiềm lực tài chính và phạm vi áp dụng, cụ thể:

Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Giống nhau Thanh toán Thanh toán và trao đổi tài sản cơ sở vào ngày đáo hạn Quản lý rủi ro Giúp giảm thiểu rủi ro biến động giá trên thị trường Khác nhau Ngày đáo hạn Cố định, không thể thay đổi Có thể thay đổi được thông qua quy định của nơi giao dịch Đặt cọc Không yêu cầu đặt cọc Yêu cầu đặt cọc (ký quỹ) Giao dịch Giao dịch trên thị trường OTC (Over-the-Counter) Giao dịch trên thị trường tập trung, có sự niêm yết Định giá Thỏa thuận tỷ giá hoặc giá cơ sở tại thời điểm ký kết hợp đồng Dựa trên giá cơ sở tại thời điểm thanh toán hợp đồng Tính thanh khoản Thấp, không linh hoạt Cao hơn, linh hoạt hơn Bảng so sánh sự giống và khác nhau của hợp dồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Và trên đây là câu trả lời cho câu hỏi hợp đồng kỳ hạn là gì? Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn so sánh cũng như phân biệt được 2 loại hợp đồng (kỳ hạn và tương lai) . Hãy tiếp tục theo dõi DNSE để có thêm những kiến thức bổ ích khác nhé!