Sốt xuất huyết có ăn được thịt bò không

Người bị sốt xuất huyết luôn cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi, không muốn ăn uống. Do hệ miễn dịch và sức đề kháng của họ lúc này đang kém nên chế độ dinh dưỡng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Để cơ thể có sức chống chọi lại virus gây bệnh và nhanh chóng hồi phục, người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, dưới đây sẽ là câu trả lời mà bạn muốn có.

1. Sốt xuất huyết là bệnh như thế nào?

Sốt xuất huyết là bệnh có tính chất truyền nhiễm, do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn cái chứa virus Dengue là trung gian lây truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Người bị sốt xuất huyết thường có các triệu chứng sau:

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, có tính chất lây nhiễm nhanh

- Sốt rất cao, sốt liên tục và khó hạ.

- Cảm thấy những cơn đau nhức dữ dội ở đầu, mắt, xương, cơ bắp.

- Buồn nôn, phát ban hoặc nổi mẩn đỏ.

- Xuất huyết trong: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đại tiện ra máu,...

Sự tấn công của virus Dengue khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm đi nhiều, nếu không được chăm sóc đúng cách thì hệ miễn dịch càng yếu hơn, sức chống chọi lại bệnh kém, bệnh càng lâu khỏi và thậm chí còn biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

2. Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, sốt cao nên vị giác thay đổi, người bệnh sốt xuất huyết thường thấy miệng đắng chát, không muốn ăn. Đây là lí do khiến họ nhanh yếu hơn. Vì thế sốt xuất huyết nên ăn gì là vấn đề cần được quan tâm để bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

2.1. Cháo, súp

Cháo, súp hay thức ăn dạng lỏng sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn. Không những thế, món ăn này còn bổ sung nước cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng.

Cháo, súp giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, cần có trong thực đơn sốt xuất huyết nên ăn gì

Bởi vậy, đây nên là những món ăn được ưu tiên trong thực đơn của bệnh nhân sốt xuất huyết. Trong món cháo, súp hàng ngày có thể chế biến thêm bí ngô bởi nhiều vitamin A hỗ trợ tăng tiểu cầu và điều chỉnh sự sản xuất protein giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh.

2.2. Rau xanh

- Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là nguồn thực phẩm nhiều vitamin K hỗ trợ tái tạo tiểu cầu. Người bị sốt xuất huyết thường giảm tiểu cầu trong máu nên bổ sung súp lơ xanh vào thực đơn dinh dưỡng của mình là điều cần thiết. Không những thế, đây còn là loại rau chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa nên cũng rất tốt với sức khỏe người bệnh.

- Rau cải bó xôi

Sắt, axit béo omega-3 có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tiểu cầu. Những thành phần này rất cần thiết, vì thế sốt xuất huyết nên ăn gì tuyệt đối chớ nên bỏ qua cải bó xôi.

2.3. Trái cây tươi

- Đu đủ: ăn trực tiếp, ép nước uống vào buổi sáng hoặc tối mỗi ngày sẽ hỗ trợ cơ thể bệnh nhân sốt xuất huyết giảm mệt mỏi.

- Bưởi, cam, ổi: đây là loại trái cây nhiều vitamin C và chất khoáng, hỗ trợ tăng cường miễn dịch để chống lại virus. Thêm vào đó, chất xơ trong tép cam, bưởi còn giảm hiện tượng khó tiêu và Buồn nôn cho người bệnh.

Trái cây giàu vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi

- Dưa gang: do nhiều nước và khoáng chất nên dưa gang giúp giải nhiệt, hạ sốt cho người bị sốt xuất huyết rất tốt.

2.4. Thực phẩm nhiều protein

Trứng, phô mai, sữa và sản phẩm làm từ sữa, thịt gà, cá,... là nhóm thực phẩm giàu protein cần có trong thực đơn sốt xuất huyết nên ăn gì. Đây sẽ là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe chống lại virus gây bệnh.

3. Chăm sóc tại nhà cho người bệnh sốt xuất huyết

Để sức khỏe sớm được cải thiện, bệnh tiến triển tốt hơn, trong quá trình chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết cần chú ý:

- Hạ sốt và bù dịch:

Cũng như các trường hợp sốt thông thường, 3 ngày đầu sốt xuất huyết thường chưa có biến chứng nên người bệnh có thể chăm sóc tại nhà bằng cách nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát; bổ sung nước cho cơ thể bằng dung dịch điện giải theo đúng chỉ dẫn, uống nước trái cây bổ sung vitamin, ăn thức ăn lỏng giàu protein và năng lượng,...

Cơ thể người bệnh trên 38.5 độ C cần được hạ sốt bằng thuốc paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần, cách 4 - 6 tiếng, kết hợp chườm mát bằng nước ấm ở nách, bẹn, trán,... Bệnh nhân cũng cần được mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt để nhiệt được tỏa ra tốt hơn. Tuyệt đối không cho người bệnh hạ sốt bằng thuốc aspirin hoặc ibuprofen để tránh tình trạng xuất huyết đe dọa tính mạng.

- Đến viện ngay khi có dấu hiệu:

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như: bụng đau nhiều và dữ dội, chảy máu ở bất kỳ vị trí nào đó trên cơ thể, đại tiện phân đen, chân tay lạnh, vã mồ hôi, khó thở,... thì cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ có phương án điều trị ngăn ngừa biến chứng.

- Không nên:

+ Tắm nước lạnh và ra gió: tốt nhất chỉ nên dùng nước ấm lau người cho sạch vì nước lạnh làm giãn mạch nội tạng dẫn đến tử vong.

+ Uống rượu bia, dùng chất kích thích: những chất này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn nên không có đủ sức để chống lại bệnh.

+ Để muỗi đốt: điều này dễ trở thành tác nhân khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Ăn món chiên, nhiều dầu mỡ: nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ dễ gây ra các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng khiến bệnh lâu phục hồi.

Những món ăn được liệt kê trong danh sách sốt xuất huyết nên ăn gì trên đây cần được bổ sung ngay cả khi đã hồi phục sau bệnh vì hệ miễn dịch vẫn đang bị suy giảm, chưa thể phục hồi ngay được. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể sẽ giúp người bệnh có lực, sớm trở lại với hoạt động thường ngày hơn và có sức đề kháng để chống lại các tác nhân có hại khác.

Nếu vẫn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì khi bị sốt xuất huyết hay cần được tư vấn thêm về cách xử trí với bệnh lý này, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin hữu ích.

Bước sang mùa mưa nhiều, nóng ẩm, tình trạng muỗi vằn xuất hiện ở rất nhiều nơi làm dấy lên lo ngại của nhiều người về dịch sốt xuất huyết sẽ quay trở lại bất cứ lúc nào. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ và chế độ ăn uống cho người mắc sốt xuất huyết đặc biệt quan trọng. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và cần lưu ý những điều gì?

1. Khái niệm về sốt xuất huyết

sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Dengue, trong đó muỗi vằn đóng vai trò là vật trung gian lây truyền bệnh thông qua việc đốt người. Loài muỗi này sẽ hút máu người bệnh nhiễm virus Dengue, sau đó truyền sang cho người lành không mắc bệnh. Do vậy, một trong những cách giúp ngăn chặn dịch sốt xuất huyết đó là tiêu diệt muỗi vằn.

Người bị nhiễm sốt xuất huyết thường có các triệu chứng như sốt cao, đau nhức cơ thể, phát ban,... Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ chuyển biến nặng gây nên xuất huyết trong, đi ngoài ra máu, huyết áp giảm, sốc phản vệ và có thể bị tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

2. Người bị mắc sốt xuất huyết nên ăn gì?

Những món ăn người bệnh nên tiêu thụ trong giai đoạn bị bệnh:

  • Uống nhiều nước: do cơ thể khi bị sốt sẽ mất nước rất nhanh, do vậy bệnh nhân cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hoặc uống bù nước Oresol. Bên cạnh uống nước, người bệnh cũng có thể hấp thụ nước qua các thực phẩm khác như sữa, nước canh rau, nước trái cây,...

  • Nước ép từ các loại rau, củ, quả: nước ép chiết xuất từ rau củ chứa nhiều Vitamin C hoặc Vitamin A rất tốt cho cơ thể đang yếu và mất nước. Ngoài ra chúng cũng giúp bệnh nhân hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn qua đường uống;

  • Các loại súp, cháo loãng, thực phẩm đun mềm và lỏng: vì khi ốm sốt, người bệnh cần ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh đồ dầu mỡ, cay nóng. Khẩu vị của bệnh nhân cũng thay đổi so với lúc khoẻ mạnh, hay bị đắng miệng, chán ăn. Vì thế khi chế biến không nên chế biến quá mặn và cần làm mềm, làm lỏng đồ ăn hơn ngày bình thường.

Người bị sốt xuất huyết nên ăn các loại cháo, súp loãng để dễ tiêu hoá

Các loại hoa quả người bị sốt xuất huyết nên ăn:

  • Cam quýt, bưởi, ổi: những loại trái cây nhiều nước thường cung cấp nhiều Vitamin C cho người bệnh giúp cải thiện sức khỏe, cơ thể không bị mệt mỏi vì thiếu nước. Người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống. Nếu ăn trực tiếp thì múi cam sẽ giúp bổ sung thêm một lượng chất xơ đáng kể;

  • Dưa gang: đây cũng là một loại dưa giàu chất khoáng và chứa nhiều nước, giúp bệnh nhân giải nhiệt hiệu quả;

  • Đu đủ: thành phần có trong đu đủ chứa nhiều Vitamin A và chất xơ. Bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín sau khi đã gọt vỏ bỏ hạt, hoặc xay sinh tố ngày uống vào buổi sáng hoặc tối để bồi bổ cơ thể.

Những loại trái cây nhiều nước thường cung cấp nhiều Vitamin C cho người bệnh giúp cải thiện sức khỏe

Sau khi khỏi sốt xuất huyết, lúc này cơ thể vừa mới ốm dậy còn yếu ớt, vẫn cần được cung cấp duy trì Vitamin A và Vitamin C từ hoa quả.

Những đối tượng bệnh nhân đặc biệt bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Phụ nữ có thai:

Có thể nói người bình thường khi đã mắc sốt xuất huyết đã vô cùng nguy hiểm chưa kể đến mẹ bầu khi mắc phải loại bệnh này. Vì khi mang thai, hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ thường yếu hơn bình thường rất nhiều và sẽ rất dễ bị biến chứng nếu chẳng may bị sốt xuất huyết. Một số các biến chứng thai phụ có thể gặp phải đó là: tiểu cầu giảm, đẻ non, xuất huyết, tiền sản giật hoặc thậm chí là bị sảy thai.

Mẹ bầu khi mắc sốt xuất huyết cần tích cực bổ sung các loại Vitamin A và Vitamin C

Nếu mẹ bầu băn khoăn bị mắc sốt xuất huyết nên ăn gì, cách tốt nhất đó là bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin A, Omega 3, B12, axit amin và folate có trong rau củ quả, cá hồi, thịt gà, thịt bò,... Nên giữ cơ thể khô thoáng, sạch sẽ, mát mẻ do thân nhiệt mẹ bầu thường cao hơn so với người không mang thai và cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chứ không được tự ý mua thuốc uống.

Trẻ em:

Về thức ăn thì trẻ em cũng có thể ăn những loại cháo loãng, đồ ăn mềm và lạt vị để dễ tiêu hoá. Bổ sung Vitamin A và Vitamin C bằng rau, củ, quả, uống thêm nhiều nước ấm,...

Còn đối với những trẻ nhỏ tuổi hơn còn bú mẹ thì mẹ phải bổ sung thật nhiều dưỡng chất để tăng chất lượng sữa cho con bú. Những bé đang ăn dặm mới khỏi sốt thì phải tăng số bữa cho trẻ để bé mau lại sức, tăng cân, bù đắp số chất dinh dưỡng đã mất đi trong thời gian bé bị sốt, nếu không sau này bé rất dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.

3. Những thực phẩm cấm kỵ không nên ăn khi bị sốt xuất huyết

  • Đồ ăn sẫm màu: không nên ăn những thực phẩm có màu đỏ, đen, nâu khi bị sốt xuất huyết để nếu bệnh nhân có bị nôn mửa hay đi ngoài ra máu thì còn có thể phân biệt được nhằm điều trị kịp thời khi bệnh chuyển biến xấu;

  • Thức ăn cay nóng: gây chứng khó tiêu, kích thích dạ dày và đường ruột, cơ thể khó hạ nhiệt;

  • Thực phẩm nhiều protein: protein có trong trứng và các loại thịt cũng nên hạn chế tiêu thụ do loại thực phẩm này tạo ra một lượng nhiệt lớn, khó hạ sốt nếu ăn duy trì;

  • Tổ yến: mặc dù thông thường tổ yến có giá trị hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại mang tính hàn, ngọt, người bị sốt hay viêm nhiễm không nên ăn;

  • Trà: Trà pha đặc sẽ gây kích thích, làm tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp;

  • Đồ uống ngọt: loại đồ uống này thường chứa nhiều đường, khiến cơ thể bị nóng đồng thời các tế bào máu trắng tiêu diệt vi khuẩn sẽ chậm chạp hơn, mất thời gian hồi phục.

Thực phẩm cay nóng gây kích thích hệ tiêu hoá, khó tiêu cho nên người mắc sốt xuất huyết không nên ăn các thực phẩm này

Hy vọng với các kiến thức cơ bản trên đây, bạn đọc có thể ghi nhớ những thực phẩm quan trọng cần thiết cho quá trình chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên ăn gì và những đồ ăn thức uống nên tránh tiêu thụ trong giai đoạn này.

Khi bị mắc sốt xuất huyết, tốt hơn hết là người bệnh cần được đưa tới khám và điều trị tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh mau khỏi và không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi có nhu cầu thăm khám chữa bệnh. Được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ tận tình, tay nghề cao, MEDLATEC đảm bảo chất lượng phục vụ tốt và kết quả với độ chính xác cao.

Bệnh viện có thực hiện khám Bảo hiểm y tế, đồng thời áp dụng dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh tại 2 cơ sở BVĐK MEDLATEC - 42 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC - 99 Trích Sài - Tây Hồ vì vậy khách hàng có thể yên tâm lựa chọn cho mình nơi thăm khám với chi phí phù hợp. Hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900565656 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn miễn phí và đặt lịch khám ngay hôm nay bạn nhé!