Sự khác nhau của 2 giai đoạn xhcn và cscn

Điểm tương đồng của chủ nghĩa Xã Hội mà Chủ nghĩa Cộng sản

Chủ nghĩa xã hội (Socialism) và Chủ nghĩa cộng sản (Communism) đều bắt nguồn từ việc phản đối việc bóc lột, chế độ tư hữu của các địa chủ, các chủ doanh nghiệp giàu có trong cuộc cách mạng Công nghiệp. Chế độ ra đời nhằm phản ánh tình trạng làm việc quá sức, hết sức bóc lột người lao động thời đó, khi mà họ phải làm việc từ 12 đến 14h/1 ngày và 6 ngày/1 tuần.

Không những thường xuyên phải làm việc trong môi trường nghèo nàn mà người lao động khi đó còn làm việc trong điều kiện tệ hại như: không có các bữa trưa, thiếu sánh áng, điều kiện làm việc không an toàn, không có hệ thống thông gió, máy sưởi, máy móc thường xuyên bị hư hại,….

Để chống lại các vấn đề hết sức bóc lột của chủ nghĩa Tư bản, lý thuyết gia người Đức Karl MaxFriedrich Engels đã cho ra đời hình thái kinh tế xã hội và hệ thống tư tưởng chính trị mới: Chủ nghĩa Cộng sản.

Marx và Engels lên án, chỉ trích chế độ tư hữu, lạm dụng sức lao động của Chủ nghĩa tư bản khi đó và đưa ra giả thuyết rằng tầng lớp lao động (vô sản) cần đứng lên cầm quyền thay cho giới tư bản nhằm thiết lập trật tự xã hội mới, không còn một tư liệu sản xuất (ví dụ như: nhà máy, đất đai, máy móc…) nào là tư hữu. Tất cả đều là của chung, của cải vật chất làm ra sẽ được chia đều cho mọi người, hướng đến thiết lập một xã hội tự do, không có sự phân chia giai cấp, chủng tộc trong cộng đồng, hệ thống chính trị.

Sự khác nhau của 2 giai đoạn xhcn và cscn
Nhà xưởng, máy móc không được tư hữu trong chế độ Cộng sản

Chủ nghĩa xã hội về lý thuyết thì giống với Chủ nghĩa Cộng sản trên vài phương diện, Chủ nghĩa Xã Hội hướng đến bình đẳng giai cấp trong xã hội, tạo ra một xã hội trật tự và thường nhấn mạnh các giá trị cơ bản như bình đẳng, công bằng, đoàn kết.

Khác nhau nổi bật giữa Chủ nghĩa Xã Hội và Chủ nghĩa Cộng sản

Cả hai hệ thống tư tưởng chính trị đều hướng đến không có sự phân chia giai cấp, tuy nhiên thì cả hai đều khác nhau trong những vấn đề cơ bản. Chủ nghĩa xã hội ít thiên tả hơn – quyền lực ít tập trung vào Chính phủ.

Sự khác nhau của 2 giai đoạn xhcn và cscn
Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản luôn tồn tại những đặc trưng cơ bản khác biệt

Với Chủ nghĩa Cộng sản thì Chính phủ sẽ kiểm soát hoàn toàn tư liệu sản xuất và chia đều cho mọi người thì Chủ nghĩa Xã hội cho phép các hợp tác xã của công nhân được quyền quản lý máy móc, nhà xưởng. Lí do có sự khác biệt này là Chủ nghĩa Cộng sản thì chia đều của cải cho mọi người, trong khi đó thì Chủ nghĩa xã hội phân chia của cải dựa trên đóng góp, công sức của mỗi cá nhân vào trong xã hội.

Chủ nghĩa Cộng sản hướng đến tất cả nguồn lực kinh tế đều thuộc sở hữu công khai và do Chính phủ kiểm soát toàn bộ, không một ai được quyền tư hữu tài sản cá nhân, tất cả mọi người đều bình đẳng. Trong khi đó thì trong một Xã hội chủ nghĩa thì các cá nhân được quyền sở hữu tài sản riêng, nhưng tất cả các năng lực sản xuất (con người, cơ sở vật chất và quá trình quản lý, tổ chức sản xuất) thì thuộc sở hữu của cộng đồng và được quản lý bởi một Chính phủ được bầu ra một cách dân chủ.

Trong thực tế, việc hướng đến một Chủ nghĩa Cộng sản gần như là không tưởng, khi mà Chủ nghĩa Cộng sản thuần túy vẽ nên một bức tranh thiên đường nơi mà nguồn cung, tài nguyên, sản phẩm và phương thức sản xuất dồi dào, tiến bộ đến mức con người có quyền làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Cực kì khó để một xã hội đạt đến mức đó vì Chủ nghĩa Cộng sản đã bỏ qua những yếu tố tâm lý, sự lười biếng, lòng tham của con người. Đặt ví dụ như 100 người trong 1 xã hội và 99 người muốn hưởng thụ gấp đôi người khác, trong khi chỉ có 1 người lao động, không những tài nguyên không thể đáp ứng mà cả phương thức sản xuất tối tân cũng khó lòng đáp ứng được điều đó, dẫn đến không thể nào sản xuất ra được của cải, vật chất đáp ứng được nhu cầu của cả 100 người.

Sau cùng thì trong xã hội cộng sản các nhà quản lý sẽ lấy sản phẩm, thành quả chia đều cho mọi người một cách tùy tiện bất kể người lao động bỏ ra nhiều hay ít công sức, nhiều tầng lớp công nhân, lao động nhận ra điều đó và họ dần buông bỏ. Ngược lại thì Chủ nghĩa xã hội dựa trên tiền đề người dân sẽ được chia của cải dựa trên mức độ đóng góp của từng cá nhân vào nền kinh tế. Vì vậy, nỗ lực đóng góp, sự đổi mới của các cá nhân sẽ được hưởng thụ đúng với công sức họ góp vào nền kinh tế.

Sự khác nhau của 2 giai đoạn xhcn và cscn
Chủ nghĩa Xã hội khuyến khích các cá nhân đóng góp công sức vào phát triển kinh tế

Ngày nay trên thế giới chỉ còn hai quốc gia duy nhất theo đuổi chủ nghĩa cộng sản là Bắc Hàn và Cuba. Trung Quốc và Việt Nam đã thực hiện nền kinh tế tư bản, tuy nhiên thì vẫn giữ trật tự chính trị theo Cộng sản. Một số nước tiên tiến đã áp dụng được đường lối của chủ nghĩa xã hội kết hợp với chủ nghĩa tư bản nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản và các phúc lợi của của chủ nghĩa xã hội như: Pháp, Anh, Thụy Điển,… giúp tạo động lực phát triển kinh tế, an tâm cho người dân.

Chủ nghĩa cộng sản Vs. Chủ nghĩa xã hội

Trong cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội, nhân dân làm chủ các yếu tố sản xuất kinh tế. Sự khác biệt chính là dưới chế độ cộng sản, hầu hết tài sản và nguồn lực kinh tế đều do nhà nước sở hữu và kiểm soát (thay vì các công dân cá nhân); dưới chủ nghĩa xã hội, mọi công dân đều được chia sẻ bình đẳng về các nguồn lực kinh tế do một chính phủ được bầu cử dân chủ phân bổ. Sự khác biệt này và những thứ khác được nêu trong bảng dưới đây.

Chủ nghĩa cộng sản so với Chủ nghĩa xã hội
Thuộc tínhChủ nghĩa cộng sảnChủ nghĩa xã hội
Triết học cơ bảnTừ từng cái theo khả năng của mình, đến từng cái theo nhu cầu của mình.Từ từng cái theo khả năng của mình, đến từng cái theo sự đóng góp của mình.
Kinh tế lập kế hoạch bởiChính quyền trung ươngChính quyền trung ương
Quyền sở hữu các nguồn kinh tếTất cả các nguồn lực kinh tế đều thuộc sở hữu công khai và do chính phủ kiểm soát. Cá nhân không giữ tài sản cá nhân hoặc tài sản.Các cá nhân sở hữu tài sản riêng nhưng tất cả năng lực sản xuất và công nghiệp thuộc sở hữu của cộng đồng và được quản lý bởi một chính phủ được bầu cử dân chủ.
Phân phối sản xuất kinh tếSản xuất nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của con người và được phân phối miễn phí cho người dân.Sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội và được phân phối theo khả năng và sự đóng góp của cá nhân.
Phân biệt giai cấpGiai cấp bị xóa bỏ. Khả năng kiếm được nhiều hơn những người lao động khác gần như không có.Các lớp học tồn tại nhưng sự khác biệt ngày càng giảm. Một số người có thể kiếm được nhiều tiền hơn những người khác.
Tôn giáoTôn giáo bị xóa bỏ một cách hiệu quả.Được phép tự do tôn giáo.

Điểm tương đồng chính

Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đều xuất phát từ sự phản đối cơ sở đối với việc bóc lột công nhân của các doanh nghiệp giàu có trong cuộc Cách mạng Công nghiệp . Cả hai đều giả định rằng tất cả hàng hóa và dịch vụ sẽ được sản xuất bởi các tổ chức hoặc tổ chức tập thể do chính phủ kiểm soát chứ không phải bởi các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, chính quyền trung ương chịu trách nhiệm chính về tất cả các khía cạnh của kế hoạch kinh tế, bao gồm cả vấn đề cung và cầu .

Sự khác biệt chính

Dưới chế độ cộng sản, người dân được bồi thường hoặc cung cấp dựa trên nhu cầu của họ. Trong một xã hội cộng sản thuần túy, chính phủ cung cấp hầu hết hoặc tất cả thực phẩm, quần áo, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu khác dựa trên những gì họ coi là nhu cầu của người dân. Chủ nghĩa xã hội dựa trên tiền đề người dân sẽ được bồi thường dựa trên mức độ đóng góp của từng cá nhân vào nền kinh tế. Vì vậy, nỗ lực và đổi mới được đền đáp dưới chủ nghĩa xã hội.

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Nguyên lý cơ bản
    • 2.1 Sở hữu
    • 2.2 Phân phối
    • 2.3 Giai cấp
    • 2.4 Nhà nước
  • 3 Lịch sử phong trào cộng sản
    • 3.1 Phong trào cộng sản ra đời
    • 3.2 Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời
    • 3.3 Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ
  • 4 Các trường phái lý luận cộng sản
    • 4.1 Chủ nghĩa Marx
      • 4.1.1 Nội dung
      • 4.1.2 Trong thực tiễn
    • 4.2 Chủ nghĩa Lenin
    • 4.3 Chủ nghĩa Stalin
    • 4.4 Chủ nghĩa Mao
    • 4.5 Chủ nghĩa cộng sản châu Âu
    • 4.6 Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo
  • 5 Các đảng cộng sản tiêu biểu
  • 6 Đánh giá
    • 6.1 Tích cực
    • 6.2 Phê bình
  • 7 Thư mục
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo
  • 10 Liên kết ngoài

Từ nguyên

Thuật ngữ "chủ nghĩa cộng sản" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung "共產主義 cộng sản chủ nghĩa". Thuật ngữ "cộng sản chủ nghĩa" trong tiếng Trung được vay mượn từ tiếng Nhật. Trong tiếng Nhật chủ nghĩa cộng sản được gọi là "kyōsan-shugi" (âm đọc được ghi bằng Rōmaji), khi viết được ghi lại bằng bốn chữ Hán là "共產主義" (âm Hán Việt: cộng sản chủ nghĩa, xem bài Kanji để biết thêm thông tin về việc dùng chữ Hán trong tiếng Nhật). "共產主義" là từ người Nhật đặt ra để dịch từ tiếng Anh "communism".[5] Ý của hai chữ "共產 cộng sản" là "共有財產 cộng hữu tài sản" (tài sản thuộc về sở hữu chung).[6] Tiếng Trung Quốc vay mượn "共產主義" của tiếng Nhật nhưng không đọc bốn chữ Hán đó theo âm đọc của chúng trong tiếng Nhật mà đọc theo âm đọc của chúng trong tiếng Trung Quốc.[5]

Từ chủ nghĩa cộng sản trong tiếng Anh "communism" bắt nguồn từ tiếng Pháp "communisme" (trong tiếng Pháp có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản).[7]

Nguyên lý cơ bản

Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với các phong trào xã hội, phong trào chính trị rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ XIX, nở rộ và thoái trào trong thế kỷ XX - nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" không có biên giới quốc gia khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau. Tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong xã hội cộng sản, mỗi cá nhân được tự do phát huy mọi khả năng của mình theo triết lý "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người", tự do làm những điều không ảnh hưởng đến lợi ích và quyền tự do của người khác trên cơ sở tư liệu sản xuất chung để đảm bảo quyền tự do của tất cả mọi người. Các ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản đã có trước Marx từ rất lâu tại các nền văn minh khác nhau và được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến. Có thể tìm thấy các ý tưởng này trong Công giáo, Đạo giáo, Nho giáo và nhiều tôn giáo khác. Marx là người đưa ra khả năng hiện thực hóa các ý tưởng đó trong tương lai dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra và xem đó như một sự tiến hóa của xã hội loài người.

Theo chủ nghĩa Marx thì trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao (các phân tích dưới đây dựa trên lịch sử châu Âu, ở các châu lục khác thì có thể sai biệt về niên đại hoặc thiếu hẳn 1 giai đoạn nào đó):

  • Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy): thời nguyên thủy lực lượng sản xuất rất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Của cải vật chất thu được ít, bấp bênh, người kiếm được người thì không, do đó của cải đều là của chung và phải được phân chia đều giữa các thành viên bộ lạc để đảm bảo bộ lạc có thể duy trì sự tồn tại (đó chính là "cộng sản" thời nguyên thủy). Quan hệ sản xuất đặc trưng: hợp tác sản xuất, công hữu tài sản trong mỗi bộ lạc.
  • Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ: với sự ra đời của nông nghiệp và chăn nuôi thời kỳ đầu (khoảng 6.000 năm trước), bắt đầu có của cải dôi dư. Bắt đầu xuất hiện một nhóm người muốn chiếm lấy phần dôi dư đó, từ đó hình thành tư hữu và quý tộc. Các bộ lạc cũng bắt đầu gây chiến với nhau để tranh giành của cải và nhân lực, kẻ thua bị bắt phải trồng trọt, chăn nuôi cho kẻ thắng, từ đó hình thành chiếm hữu nô lệ. Quan hệ sản xuất đặc trưng: Chủ nô - nô lệ phục vụ không công cho chủ nô.
  • Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến: trình độ nông nghiệp và chăn nuôi phát triển hơn, đến cách đây khoảng 1800 năm, hình thức chiếm hữu nô lệ không đảm bảo năng suất cao như hình thức địa chủ - nông nô (do nông nô được giữ lại một phần sản phẩm cho mình nên sẽ có động lực lao động cao hơn nô lệ), đồng thời nô lệ bị áp bức mạnh hơn nên cũng dễ nổi loạn hơn nông nô. Chế độ chiếm hữu nô lệ dần biến mất, thay vào đó là phong kiến với các lãnh chúa cai quản nông dân. Quan hệ sản xuất đặc trưng: Địa chủ, lãnh chúa - nông dân canh tác và nộp địa tô cho địa chủ, lãnh chúa.
  • Hình thái kinh tế-xã hội chủ nghĩa tư bản: với sự ra đời của công nghiệp (từ thế kỷ XVI), của cải vật chất làm ra dần vượt xa nông nghiệp và chăn nuôi. Nhờ tích lũy được của cải, thế lực của các chủ xưởng công nghiệp ngày càng cao, dần lấn át cả địa chủ và vua chúa phong kiến. Giai cấp tư bản dần dần không chịu quy phục các lãnh chúa phong kiến, họ tiến hành các cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thay thế vào đó là hình thái tư bản chủ nghĩa. Quan hệ sản xuất đặc trưng: Chủ tư bản - công nhân làm thuê cho chủ tư bản.
  • Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa: hình thái này chưa tồn tại. Theo Marx, khi lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển, tất yếu dẫn tới nền sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa do nó đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người khiến tư hữu mất vai trò đối với lực lượng sản xuất, thay vào đó lực lượng sản xuất cần được quản lý vì lợi ích xã hội. Theo Marx: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên"[8] Quan hệ sản xuất đặc trưng: quan hệ hợp tác sản xuất bình đẳng với nhau, lực lượng sản xuất được quản lý vì lợi ích của xã hội.

Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa tự do với mục tiêu giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của nó, học thuyết này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế giới trong thế kỷ XX, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài người trong thế kỷ XX.[9] Tuy vậy, xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước, quân đội, tư hữu, giai cấp, tôn giáo, xóa bỏ các mâu thuẫn sắc tộc đến nay vẫn chỉ là lý tưởng đẹp, chưa trở thành hiện thực.

Theo Marx, một con người sống ở thời đại của một hình thái kinh tế-xã hội cũ sẽ rất khó hình dung hình thái kinh tế-xã hội mới sẽ ra sao, họ thường không tin xã hội loài người sẽ biến chuyển sâu sắc như vậy (ví dụ: một người sống ở thời phong kiến thế kỷ XVI sẽ cho rằng một xã hội không có vua chúa chỉ là chuyện hoang đường, nhưng 400 năm sau điều đó đã trở thành sự thực ở đa số các nước trên thế giới). Cũng như vậy, vào thời của Marx, người ta chưa thể mường tượng một xã hội không có các ông chủ tư bản sẽ tổ chức sản xuất ra sao, và làm thế nào mà mọi công dân đều có thể hưởng các phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế, nhà ở, ăn mặc...) một cách miễn phí. Nhiều người nghĩ mô hình do Marx tiên đoán chỉ là viển vông. Nhưng đến đầu thế kỷ XXI thì những yếu tố ban đầu đã có thể nhận thấy: các công ty cổ phần ngày càng chiếm ưu thế so với công ty một chủ sở hữu, các công nghệ mới như robot, tin học, nano, lượng tử... bắt đầu hình thành. Khi được nghiên cứu hoàn chỉnh, các công nghệ mới sẽ đẩy khả năng sản xuất lên rất cao, vượt xa nền sản xuất công nghiệp truyền thống trong khi chi phí sản xuất sẽ rất rẻ (Ví dụ: chỉ cần 1 nhóm vài người, với sự trợ giúp của robot tự động có thể làm ra lượng sản phẩm tương đương hàng vạn công nhân hiện nay; hoặc một lít nước có thể tạo ra năng lượng bằng hàng triệu tấn than thông qua phản ứng hợp hạch nhân tạo). Do sản lượng rất lớn và chi phí ngày càng thấp, các mặt hàng cơ bản sẽ được giảm giá tới mức chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của người lao động. Khi đó một người lao động không cần bỏ nhiều công sức cũng có thể nuôi sống cả gia đình ở mức sung túc.

Bên cạnh đó người lao động cũng có thể sở hữu cổ phần của chính công ty mình đang làm việc. Đồng thời hoạt động quản trị công ty cổ phần cũng bị tách ra khỏi quyền sở hữu của cổ đông. Đó chính là bằng chứng cho thấy tư bản ngày càng mang tính xã hội, do đó cần được quản trị chuyên nghiệp khiến nhà tư bản mất khả năng kiểm soát đối với lực lượng sản xuất. Đó là quá trình "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa" mà Marx tiên đoán. Tuy nhiên sự tách rời giữa sở hữu và quản trị cũng tạo ra xung đột lợi ích giữa ban quản trị và cổ đông được gọi là vấn đề ông chủ và người đại diện (agency problem) ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong mô hình kinh tế Stalinist, các công ty nhà nước cũng gặp vấn đề này khi nhà nước là chủ sở hữu tư liệu sản xuất còn những người trực tiếp quản lý không sở hữu tư liệu sản xuất do đó có lợi ích khác với nhà nước. Giải pháp cho vấn đề này là tăng cường giám sát thông tin, chủ sở hữu nắm quyền kiểm soát và tăng quyền lợi cho ban quản trị.

Sở hữu

Trong xã hội cộng sản không còn sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, không còn sự phân phối thu nhập xã hội dựa trên lao động, không còn sự tha hóa của lao động là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Con người được giải phóng khỏi phân công lao động do nền sản xuất công nghiệp tạo ra để phát huy hết sở trường của mình. Đặc điểm khác biệt của chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội chỉ đạt mục đích tư liệu sản xuất thuộc về toàn dân thông qua Nhà nước quản lý, (hay hình thức sở hữu tập thể, hợp tác, công xã hoặc sở hữu xã hội hóa - quản lý kiểu vô chính phủ), còn không hướng đến sự xóa bỏ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, xóa bỏ sự phân phối thu nhập xã hội theo lao động.

Phân phối

Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa nền sản xuất chưa phát triển đến mức đủ sức thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi thành viên trong xã hội nên nguyên tắc phân phối của cải trong chủ nghĩa xã hội là "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"[10] có nghĩa là làm đúng với khả năng, và được hưởng theo đúng đóng góp cho xã hội. Do có sự chênh lệch kỹ năng, trí tuệ, thể lực giữa các thành viên trong xã hội nên sẽ có sự bất bình đẳng trong phân phối của cải xã hội. Sự bất bình đẳng của cải sẽ được xóa bỏ khi lực lượng sản xuất phát triển cao đủ sức thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Việc phân phối thu nhập xã hội theo lao động bị thay thế bằng phân phối theo nhu cầu. Theo Marx "Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác.[11]".

Giai cấp

Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa, vẫn còn có sự phân công lao động do đó vẫn tồn tại giai cấp theo phân công lao động là công nhân và nông dân, và tầng lớp trí thức. Sự phát triển của trình độ sản xuất sẽ dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất, đưa đến sự xóa nhòa giai cấp, và xóa nhòa ranh giới lao động trí óc - chân tay. Sau khi giành được chính quyền, quốc hữu hóa các tư liệu sản xuất, giai cấp vô sản công nông tự tổ chức xã hội mới, xây dựng con người mới có đủ trình độ, ý thức để làm chủ xã hội, có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng trên tình thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, với tư liệu sản xuất chung, dần xóa nhòa ranh giới giàu - nghèo trên tinh thần cộng đồng, bác ái, bằng lao động chân chính (chứ không phải người nghèo "nhận bố thí" của người giàu trong các mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu an sinh hay thiện nguyện). Cách mạng xây dựng xã hội mới thông qua lao động mà Lenin cho rằng "Đó là bước đầu của một cuộc cách mạng khó khăn hơn, căn bản hơn, triệt để hơn, quyết liệt hơn là việc lật đổ giai cấp tư sản, vì đó là một thắng lợi đối với bệnh thủ cựu của chúng ta, đối với tình trạng lơi lỏng của chúng ta, đối với bệnh ích kỷ tiểu tư sản của chúng ta, đối với những tập quán của chủ nghĩa tư bản tệ hại đã để lại cho công nhân và nông dân[12]".

Nhà nước

Theo phương pháp luận của Marx (duy vật lịch sử) thì khi xóa bỏ giai cấp và tư hữu, thì Nhà nước tự diệt vong, vì cơ sở tồn tại của nó là tư hữu và giai cấp không còn nữa. Lúc đó chế độ cộng sản được xây dựng dựa trên nền tảng sở hữu công cộng và làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Lenin cũng cho rằng "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được."[13] Chính vì thế theo Lenin "Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi, là thủ tiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạo lực, nói chung, đối với con người. Chúng ta không mong có một chế độ xã hội mà trong đó nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo. Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ không còn cần thiết phải dùng bạo lực đối với con người, không cần thiết phải buộc người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực và không cần có phục tùng".[13]

Lenin quan niệm chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Vai trò nhà nước và pháp luật mờ dần đi khi nhân dân tự gánh vác các công việc xã hội, điều hòa lợi ích, giảm thiểu mâu thuẫn, trên cơ sở tư liệu sản xuất chung, phân phối công bằng và đầy đủ, thỏa mãn. Giai cấp vô sản giành quyền lực trên toàn thế giới, giai cấp vô sản các nước tiên tiến hơn giúp đỡ giai cấp vô sản các nước lạc hậu hơn tiến kịp. Như vậy cùng với sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cộng sản trong mỗi nước, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới là sự nghiệp chung của vô sản toàn nhân loại. Khi các nước hoàn thành xây dựng chủ nghĩa cộng sản, toàn bộ Nhà nước và hệ thống pháp luật trên toàn thế giới không còn cần thiết nữa, các quốc gia biến mất. Chủ nghĩa đại đồng cũng là để bảo đảm công bằng chiếm hữu tài nguyên của các dân tộc khác nhau trên toàn thế giới, và triệt tiêu chủ nghĩa đế quốc.

NộI Dung:

  • Biểu đồ so sánh
  • Định nghĩa về chủ nghĩa cộng sản
  • Định nghĩa Chủ nghĩa xã hội
  • Sự khác biệt chính giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội
  • Phần kết luận

Sự khác nhau của 2 giai đoạn xhcn và cscn
Có một số hệ thống chính trị phổ biến ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là hai hệ thống kinh tế như vậy, thường được nhân dân đặt cạnh nhau. Trong khi chủ nghĩa cộng sản được mô tả như một hệ thống tổ chức xã hội, nơi cộng đồng sở hữu tài sản và mỗi cá nhân đóng góp và nhận của cải theo nhu cầu và khả năng của họ.

Mặt khác, Chủ nghĩa xã hội là một lý thuyết kinh tế, trong đó các phương tiện sản xuất, phân phối và trao đổi thuộc sở hữu và kiểm soát của toàn xã hội. Phân phối của cải trong chủ nghĩa xã hội được thực hiện dựa trên những nỗ lực và đóng góp. Ở đây bạn nên biết rằng Chủ nghĩa cộng sản là một tập hợp con của chủ nghĩa xã hội. Chỉ cần đọc bài báo này để biết những khác biệt quan trọng giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.

Chỉ cần đọc bài báo này để biết những khác biệt quan trọng giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.