Sữa mẹ được hình thành như thế nào năm 2024

Để tạo được một giọt sữa thơm ngon cho con của mình, cơ thể mẹ đã phải trải qua nhiều quá trình với những sự phối hợp phức tạp của các hormone trên tuyến sữa. Việc bắt đầu tạo sữa xảy ra khá sớm từ tuần 10 của thai kỳ và xuyên suốt trong thời gian cho con bú. Để đơn giản hoá và dễ hiểu, mẹ có thể hình dung việc tạo sữa gồm 2 pha chính.

Trong pha đầu tiên – pha mammogenesis , hệ thống cấu trúc nang tuyến của vú phát triển dẫn đến gia tăng thể tích mô vú sẵn sàng cho quá trình tiết sữa của pha lactogenesis. Pha thứ 2 – pha lactogenesis: gồm 2 giai đoạn để tạo ra những giọt sữa cuối cùng.

Sữa mẹ được hình thành như thế nào năm 2024

+ Giai đoạn 1: mô tuyến vú chế tiết những thành phần đầu tiên của sữa mẹ như casein, lactose…., đây chính là giai đoạn tạo sữa non và sữa chuyển tiếp. Đặc biệt, đây chính là những giọt sữa đầu tiên và vô cùng quý giá cho đứa bé, có khả năng bảo vệ con yêu khỏi những nguy cơ mầm bệnh trong môi trường mới – nơi mà con sắp phải bắt đầu làm quen. Nói vậy là vì sữa non rất giàu chất dinh dưỡng, giúp cung cấp hàm lượng lớn những dinh dưỡng thiết yếu. Và sữa non chứa rất nhiều kháng thể – được ví như văcxin đầu đời của con giúp bảo vệ con khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn.

Advertisement

+ Giai đoạn 2: chế tiết sữa trưởng thành, bắt đầu khoảng từ ngày thứ 10 -15 sau sanh kéo dài suốt thời gian cho con bú.

2. Cơ chế hình thành và tiết sữa mẹ

Thế đấy, các mẹ có thấy rằng việc tạo sữa sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc cho con bú và sự gắn kết của người mẹ với đứa con. Vậy nên để con mình luôn được no nê và lớn lên trong bầu sữa mẹ, thì mẹ hãy tăng cường cho con bú mẹ, cho bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu để trẻ nhận được lượng sữa non và kích hoạt cơ chế tạo sữa sớm nhất. Cho bé bú theo nhu cầu, thông thường từ 8-10 lần cách nhau 2,5-3h. Sau khi bé ti xong hãy vắt hết sữa còn dư còn sót lại trong bầu ngực. Thường xuyên massage, bóp nhẹ đầu ngực khi cho con ti để giúp đẩy sữa. Còn một điều hết sức quan trọng, mẹ hãy tăng cường một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng và ngủ nghỉ hợp lý để đảm bảo sữa về đều và đạt chất lượng.

Sữa mẹ được hình thành như thế nào năm 2024

Muốn có được một chu trình tạo sữa hoàn chỉnh như trên cần có sự tham gia và quyết định của 4 loại hormone, bao gồm : estrogen, progesterone, prolactine, và oxytocin. Cụ thể, bạn có thể lướt qua vai trò của từng hormone như sau :

Estrogen, progesterone giúp bầu vú lớn hơn, sẵn sàng cho việc sản xuất và trữ sữa. Khi mẹ mang thai, cơ thể sẽ giải phóng 2 hormone này. Estrogen làm tăng số lượng, kích thước ống dẫn sữa. Progesterone giúp phát triển nang và tuyến sữa. Khi mang thai, thai nhi còn trong bụng người mẹ, nồng độ estrogen và progesterone cao sẽ ức chế việc tạo sữa. Khi em bé chào đời, hàm lượng estrogen & progesterone giảm, cơ thể sẽ hiểu đã đến lúc tạo sữa và sẵn sàng tiết sữa đều đặn.

Prolactin kích thích hoạt động sản xuất sữa. Và bạn biết không, cơ thể mẹ sẽ bài tiết Prolactin khi có động tác mút vú của trẻ, sau đó hormone này theo máu tới vú làm vú sản xuất sữa.Vì vậy trẻ bú mẹ càng nhiều thì vú mẹ lại càng tạo nhiều sữa. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm, nên để sữa về đều về đủ người mẹ nên ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Oxytocin có tác dụng giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực. Khi bé ngậm vú và mút, oxytocin co bóp cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống sữa dẫn tới núm vú và chảy vào miệng trẻ. Không chỉ vậy, phản xạ phun sữa còn được tác động bởi sự gắn kết yêu thương, gần gũi của mẹ dành cho đứa con. Vậy nên, các mẹ ơi! đừng bỏ qua bất kể khoảnh khắc, giây phút nào được ở bên gần gũi con, vỗ về và yêu thương con mình nhé! Những cảm xúc của mẹ đều sẽ ảnh hưởng lên sự tạo sữa cho con đấy. Ngoài ra, prolactin & oxytocin cũng thúc đẩy và hình thành sự khao khát, nhung nhớ, gắn bó của người mẹ với đứa trẻ. Đây là điểm khác biệt mà ở sữa công thức không có được, đó là làm tăng gắn kết giữa người mẹ và đứa con của mình.

Chưa dừng lại ở đó, còn một yếu tố tham gia vào quá trình này đó là FIL.protein. Đây là một loại protein có trong vú mẹ. Khi hàm lượng FIL thấp cơ thể mẹ sẽ hiểu rằng con cần thêm sữa và quá trình tạo sữa sẽ được kích hoạt để sản xuất nhiều sữa hơn. Ngược lại, khi hàm lượng FIL cao thì việc sản xuất sữa sẽ giảm đi. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyên mẹ hãy cho con bú cạn một bên bầu ngực rồi mới chuyển bên. Điều này không chỉ giúp bé nhận trọn vẹn chất dinh dưỡng do bú cân đối sữa đầu và cuối, mà còn giúp mẹ sản sinh thêm nhiều sữa hơn. Vậy cách để tạo sữa thêm chính là cho con bú mẹ nhiều và bú hết sữa, nếu bé bú dư mẹ hãy nhớ vắt sữa ra hết cạn nhé!

3. Cách gọi sữa về nhiều các mẹ cần biết

Thế đấy, các mẹ có thấy rằng việc tạo sữa sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc cho con bú và sự gắn kết của người mẹ với đứa con. Vậy nên để con mình luôn được no nê và lớn lên trong bầu sữa mẹ, thì mẹ hãy tăng cường cho con bú mẹ, cho bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu để trẻ nhận được lượng sữa non và kích hoạt cơ chế tạo sữa sớm nhất. Cho bé bú theo nhu cầu, thông thường từ 8-10 lần cách nhau 2,5-3h. Sau khi bé ti xong hãy vắt hết sữa còn dư còn sót lại trong bầu ngực. Thường xuyên massage, bóp nhẹ đầu ngực khi cho con ti để giúp đẩy sữa. Còn một điều hết sức quan trọng, mẹ hãy tăng cường một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng và ngủ nghỉ hợp lý để đảm bảo sữa về đều và đạt chất lượng.

Sữa mẹ được hình thành như thế nào năm 2024

Với những thông tin đã chia sẻ phía trên, hy vọng có thể giúp các mẹ phần nào hiểu thêm về cơ thể mình, cũng như những điều kỳ diệu mà tạo hoá đã ban tặng cho bà mẹ và đứa con của họ. Những giọt sữa ngọt lịm từ bầu ngực mẹ chính là món quà quý giá nhất mà người mẹ có thể dành cho đứa con yêu trong giai đoạn đầu đời, nó không chỉ giúp con lớn lên từng ngày, mà còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn con, dạy con biết yêu thương biết hạnh phúc và biết nhận ra người đặc biệt nhất trong cuộc đời mình – đó là Mẹ.

Ba Mẹ ơi, có phải Ba Mẹ đang cần tìm hiểu thêm thông tin thai kỳ và chăm sóc con nhỏ?

Ứng dụng mẹ bầu Momby với nhiều kiến thức hữu ích dành cho mẹ và bé trong thai kỳ và sau sinh, 100% được xây dựng và kiểm duyệt bởi Bác sĩ chuyên khoa. Ba Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại các kênh chính thức của Momby nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên tải ngay Momby miễn phí trên Appstore/Google Play để trải nghiệm các tính năng trợ lý tuyệt vời khác ba mẹ nhé!

Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn gì?

Bà mẹ cho con bú nên kiêng ăn gì?.

Tuyệt đối kiêng rượu bia. ... .

Tránh đồ uống chứa caffeine khi cho con bú ... .

Không nên ăn cá chứa nhiều thủy ngân. ... .

Mẹ cho con bú hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn. ... .

Thận trọng với các loại thảo mộc. ... .

Các loại gia vị có hương vị mạnh ảnh hưởng tới sữa mẹ ... .

Chú ý các thực phẩm dễ gây dị ứng cho em bé.

Sữa mẹ được tạo ra trong bao lâu?

Sau khi bé ra đời, nhau thai đã bong, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn. Sau khoảng 5 – 14 ngày từ khi bé ra đời, cơ thể mẹ sản xuất sữa chuyển tiếp. Từ ngày thứ 14 trở đi, lượng sữa cơ thể mẹ tiết ra sẽ tiếp tục tăng, đổi màu trắng và loãng hơn, gọi là sữa trưởng thành.

Sữa mẹ vắt ra để bên ngoài được bao lâu?

Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ. Trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ. Trong ngăn đá tủ lạnh: Loại tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): Tối đa là 2 tuần.

Thức ăn bao lâu thì chuyển thành sữa mẹ?

Một chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe cho mẹ sẽ giúp người mẹ khỏe mạnh, dồi dào nguồn sữa. Vậy thức ăn bao lâu chuyển thành sữa mẹ? Thông thường, khi mẹ ăn một loại thức ăn nào đó thì sớm nhất là 1h, muộn nhất là 24h và mất trung bình khoảng 4-6h để thức ăn đó chuyển vào sữa mẹ.