Quỹ bổ sung thu nhập là gì năm 2024

Ông Nguyễn Tuấn Đạt công tác tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc nhóm II. Ông có tham khảo Khoản 2 Điều 19 Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập như sau: Tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ công chức, viên chức do Nhà nước quy định.

Show

Ông Đạt hỏi, 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ công chức, viên chức do Nhà nước quy định tính theo tháng hay cả năm?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 19 Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; trong đó quy định như sau:

“2. Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ chi phí quản lý dự án do Nhà nước quy định”.

Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ chi phí quản lý dự án do Nhà nước quy định theo quy định nêu trên được tính cho cả năm, không phải tính theo tháng.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 21 Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập: “Các đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi và quản lý chi tiêu, quyết toán khoản thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của trung tâm y tế theo quy định hiện hành”.

Theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin và quản lý ngân sách, số thu dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện (kể cả số thu được BHYT thanh toán lại cho bệnh viện) được hạch toán qua tài khoản 3712 – Tiền gửi thu phí, lệ phí và thu sự nghiệp khác.

Việc trích lập quỹ bổ sung thu nhập, quỹ khen thưởng phúc lợi được thực hiện theo Điều 15 Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ. Căn cứ phần chênh lệch thu chi, thủ trưởng đơn vị quyết định mức trích lập các Quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ và theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ.

Như vậy, việc trích lập các Quỹ được thực hiện theo năm trên cơ sở số dư (chênh lệch thu chi) của năm trước đã được quyết toán và việc trích lập Quỹ theo các quý trong năm trên cơ sở đơn vị tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi gửi Kho bạc Nhà nước để trích lập quỹ, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về việc trích lập các Quỹ, không phải căn cứ vào số dư của tài khoản 3712 để thực hiện trích Quỹ.

Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi từ tài khoản 3712 theo đúng quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 quy định kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012.

1. Khi đơn vị rút dự toán vào tài khoản tiền gửi để trích lập quỹ

  • Rút thực chi:

Nợ TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 5111 – Thu hoạt động do NSNN cấp

Đồng thời Có TK 008212 (thực chi)

Và chọn tới các tiểu mục tương ứng:

7951 Quỹ bổ sung thu nhập

7952 Quỹ phúc lợi

7953 Quỹ khen thưởng

7954 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

2. Khi trích lập quỹ

Nợ TK 421 (4211, 4212) – Thặng dư (Thâm hụt) lũy kế

Có TK 431 – Các quỹ

Đơn vị trích quỹ nào thì chọn tiết khoản của TK 431 tương ứng:

TK 4311 – Quỹ khen thưởng

TK 4312 – Quỹ phúc lợi

TK 4313 – Quỹ bổ sung thu nhập

TK 4314 – Quỹ hoạt động phát triển sự nghiệp

Lưu ý: Không hạch toán trích quỹ Nợ TK 611/Có TK 431

3. Khi chi tiền từ quỹ

Nợ TK 431

Có TK 111,112,334

(Chinhphu.vn) – Ông Lâm Hữu Phước (Quảng Ngãi) làm kế toán tại Đội quản lý đô thị và các công trình công cộng huyện. Đơn vị ông là đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ công ích đô thị được NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số

Việc trích lập Quỹ bổ sung thu nhập đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được quy định như thế nào? Nguồn tài chính của đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên gồm những nguồn nào? Đây là câu hỏi của bạn Hồng Hoa đến từ Hà Nội.

Việc trích lập Quỹ bổ sung thu nhập đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
...
3. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:
a) Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
b) Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
c) Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
...

Mặc khác, điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định:

Phân phối kết quả tài chính trong năm
Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định (nếu có), nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, trích lập nguồn cải cách tiền lương theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo quy định tại Điều 14 (áp dụng đối với đơn vị nhóm 1, nhóm 2), Điều 18 (áp dụng đối với đơn vị nhóm 3) và Điều 22 (áp dụng đối với đơn vị nhóm 4) Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Thông tư này quy định một số nội dung cụ thể như sau:
...
2. Kể từ thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới do Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số 27-NQ/TW:
...
b) Đơn vị nhóm 3:
- Đơn vị trích lập Quỹ bổ sung thu nhập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP;
- Đơn vị trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Quỹ tiền lương, tiền công làm cơ sở để trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Đơn vị thực hiện tạm trích các Quỹ và chi trả thu nhập tăng thêm trong năm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
...

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3) sẽ được trích lập Quỹ bổ sung thu nhập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

Mà theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 có hiệu lực thi hành, thì việc trích lập Quỹ bổ sung thu nhập và chi thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

- Đơn vị tự bảo đảm 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị;

- Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên: Được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,5 lần quỹ lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị;

- Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên: Được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,3 lần quỹ lương cơ bản của viên chức, người lao động của đơn vị.

Quỹ bổ sung thu nhập là gì năm 2024

Đơn vị sự nghiệp công (Hình từ Internet)

Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên gồm những nguồn nào?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì nguồn tài chính của đơn vị đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên gồm những nguồn sau:

- Nguồn ngân sách nhà nước

- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp

- Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

- Nguồn vốn vay của đơn vị; nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Phân bổ, giao dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phân bổ, giao dự toán đối với đơn vị nhóm 3
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động chi thường xuyên cho các đơn vị được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ y tế dự phòng (bao gồm cả trạm y tế xã, phường, thị trấn), nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm:
a) Chi tiền lương, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công được xác định trên cơ sở số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện nhiệm vụ cung cấp y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm;
b) Chi phí vận hành, bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản chi đặc thù khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ quy định.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần theo cơ chế đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trên cơ sở số lượng đối tượng, đơn giá khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng của các đối tượng được cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí trong trường hợp đơn vị chưa tự bảo đảm được chi thường xuyên đối với các hoạt động: Khám, chữa bệnh, kiểm dịch y tế, y tế dự phòng, dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe; giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, giám định y khoa; kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, nguyên liệu làm thuốc; kiểm định vắc xin, sinh phẩm; kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, kiểm chuẩn, hiệu chuẩn.

Theo đó, phân bổ, giao dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được quy định như trên.

Chỉ bổ sung thu nhập là gì?

(Chinhphu.vn) – Chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động, chi khen thưởng, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể là các nội dung chi khác nhau từ kinh phí hành chính tiết kiệm của cơ quan Nhà nước.

Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu bao nhiêu phần trăm?

Trích tối thiểu 15% lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; 2. Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định; 3.

Việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đơn vị tư bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên được quy định là bao nhiêu?

+ Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên: Trích lập tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị. + Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên: Trích lập tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp là gì?

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp là một tập hợp các tài nguyên tài chính mà tổ chức hoặc tổ chức cụ thể thiết lập để hỗ trợ và đầu tư vào các hoạt động liên quan đến phát triển, cải thiện và duy trì hoạt động sự nghiệp của đơn vị.