Sụn tăng trưởng nằm ở đâu

Nâng niu... sụn tăng trưởng

Chấn thương gây ảnh hưởng đến sụn tiếp hợp [hay sụn tăng trưởng] ở trẻ em thường khó chẩn đoán và để lâu có thể bị lệch chi, chi ngắn, chi dài

Bệnh nhi N.T.Y [13 tuổi] được cha mẹ đưa đến bệnh viện [BV] can thiệp khi cổ chân một bên đã bị vẹo vào trong mà không rõ nguyên nhân. Sau khi thăm khám, các bác sĩ [BS] phát hiện chân của cô bé có một tổn thương sụn tiếp hợp ở đầu dưới xương chày đã khá lâu, khiến xương này không tiếp tục phát triển trong khi xương mác bên cạnh lại vẫn dài ra khi cô bé tiếp tục lớn lên dẫn đến vẹo cổ chân.

Khó chẩn đoán, điều trị

BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, người đã phẫu thuật cho cô bé, kể lại: “Chúng tôi nghĩ đến việc kéo dài xương [một phẫu thuật vẫn thường được dùng để điều chỉnh 2 chi không đều hay trong phẫu thuật thẩm mỹ làm tăng chiều cao]nhưng trước giờ người ta thường kéo dài một lúc 2 xương ở cẳng chân, còn kéo mỗi xương chày thì chưa từng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nỗ lực điều trị và rất mừng là sau vài tháng, chân của cháu đã bình thường lại”.

Phẫu thuật chỉnh hình cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM

Theo BS Mai Văn Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp - chỉ đạo tuyến BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, ông cũng từng gặp một ca tổn thương sụn tiếp hợp nhưng may là được phát hiện khá sớm. “Bé trai 7 tuổi đi chơi hè ở quê thì bị ngã, bầm đầu gối, gia đình đưa đến BV tỉnh khám nhưng không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, 2 tuần sau, khi trở lại thành phố, chân cháu bé tiếp tục đau nên cha mẹ đưa đến BV kiểm tra. Sau cùng, kết quả X-quang kỹ thuật số đã cho thấy có tổn thương sụn tiếp hợp ở vùng đầu gối, cháu bé được phẫu thuật ngay và sau 1 năm theo dõi, sự phát triển đôi chân đã có dấu hiệu bình thường” - BS Thu nói.

Trao đổi thêm về vấn đề này, BS Đỗ Trọng Ánh cho biết ông gặp khá nhiều bệnh nhân đến BV khi tay, chân đã bị lệch, vẹo khá nặng và không còn nhớ các chi bị tình trạng như vậy từ khi nào. Trong thực tế, tổn thương ở sụn tiếp hợp rất khó thấy ngay cả khi đã được chẩn đoán hình ảnh nên dễ bị bỏ qua khi bệnh nhân đi khám lúc chấn thương. Đôi khi bên ngoài bệnh nhân chỉ bị bầm, trầy xước và vẫn đi lại, sinh hoạt bình thường nên nhân viên y tế cũng không nghĩ đến tổn thương bên trong. Trẻ em thường cũng không biết cách “báo động” với cha mẹ nếu cơn đau có hơi dai dẳng trong những tuần sau đó. Vì bị bỏ qua nên xương ở vùng bị tổn thương không dài thêm khiến chi đó bị ngắn hoặc bị lệch, vẹo vào trong hoặc chênh ra ngoài giống như trường hợp cô bé nêu trên. Lúc đó, việc khắc phục sẽ khó khăn hơn nhiều, đôi khi không thể giúp bệnh nhân phục hồi như bình thường được.

Cẩn thận chấn thương vùng khớp

Theo BS Mai Văn Thu, tổn thương sụn tiếp hợp thường gặp ở các bệnh nhân bị va đập, té ngã, tai nạn… liên quan đến vùng khớp xương. Đôi khi một cuộc mổ xẻ vô tình đụng chạm đến sụn tiếp hợp cũng có thể gây tổn thương.

BS Đỗ Trọng Ánh khuyến cáo sụn tiếp hợp đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Vì vậy, cần hết sức chú ý khi có những va chạm làm tổn thương các vùng như khuỷu, cổ tay, đầu gối, cổ chân… Cho dù nhìn bên ngoài tổn thương có vẻ không nghiêm trọng nhưng nếu cơn đau cứ kéo dài dai dẳng lâu không hết thì nên quay lại BV kiểm tra sớm vì có thể có các tổn thương cơ - xương - khớp tiềm ẩn, trong đó có tổn thương sụn tiếp hợp. Nếu chi đã bị ngắn, di lệch thì nên điều trị càng sớm càng tốt bởi việc kéo dài xương cũng chỉ ở một mức độ nào đó và việc “sống chung” với chi không bình thường - nhất là vùng chân - có thể khiến bệnh nhân phải vất vả tập lại dáng đi sau phẫu thuật.

Sụn tiếp hợp, còn gọi là sụn tăng trưởng, nằm ở đầu các xương dài có “nhiệm vụ” giúp trẻ cao lớn thêm theo thời gian. Khi trẻ lớn dần, thân xương không dài ra mà chính các đầu xương tăng trưởng thêm nhờ vào các sụn này. Sụn tiếp hợp tồn tại trong cơ thể trẻ từ lúc mới sinh cho đến khoảng 18 tuổi, khi đó việc phát triển chiều cao cũng dừng lại.

Vẫn có cơ hội phát triển bình thường

Theo BS Đỗ Trọng Ánh, nếu tổn thương sụn tiếp hợp được phát hiện sớm thì tình trạng chi ngắn, lệch có thể được khắc phục. Phẫu thuật khi mới chấn thương có thể giúp chức năng của sụn tiếp hợp được giữ nguyên, trẻ sẽ phát triển bình thường. Bệnh nhi cần được theo dõi tại nhà một thời gian dài để chắc chắn vùng chi đó không gặp vấn đề. Trong trường hợp tình trạng vẹo, lệch đã xảy ra, cần đưa bệnh nhi đến BV để được phẫu thuật hoặc sử dụng dụng cụ chỉnh hình.

Bài và ảnh: ANH THƯ

Phát triển chiều cao là một hành trình dài. Thông thường, chiều cao con người sẽ liên tục tăng trưởng trong khoảng 18 - 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Như vậy, sau khi kết thúc dậy thì [10 - 16 tuổi với nữ, 12 - 18 tuổi với nam], chiều cao bắt đầu phát triển chậm lại và ngừng hẳn vào khoảng 20 tuổi.

Chiều cao có thể tăng lên là do sự phát triển của phần sụn tăng trưởng nằm ở giữa các đầu xương. 18 - 20 tuổi là thời điểm phần sụn này đóng lại, chiều cao không thể phát triển thêm nữa. Các phương pháp tăng chiều cao sau tuổi dậy thì chỉ được áp dụng thành công nếu phần sụn này còn mở/hoạt động.

Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở mỗi người có sự khác nhau, tùy vào cơ địa, môi trường sống, chế độ sinh hoạt. Nam giới dậy thì muộn hơn nên có khả năng tăng chiều cao đến năm 22 tuổi, tuy nhiên mức tăng sau dậy thì khá chậm.


Lớp sụn tăng trưởng giúp xương dài ra

3 giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao không thể bỏ qua

Bào thai

Ở giai đoạn này, khung xương bắt đầu hình thành và phát triển nhanh. Mẹ cần chú ý dinh dưỡng ở thời điểm này để thai nhi khỏe mạnh, có nền tảng vững chắc để phát triển chiều cao sau này.

3 năm đầu đời

Sau 3 năm đầu đời, trẻ có thể tăng đến 45cm chiều cao. Kết quả này phụ thuộc vào chiều cao của con khi vừa chào đời cùng chế độ ăn đủ chất bên cạnh sữa mẹ.

Dậy thì

Đây là giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng diễn ra mạnh mẽ nhất quyết định chiều cao của con khi trưởng thành. Cha mẹ đừng bỏ lỡ giai đoạn này, áp dụng các mẹo tăng chiều cao, đầu tư dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để con cao hết tiềm năng.

Những lưu ý giúp con tăng chiều cao

Chú trọng dinh dưỡng

Trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, dinh dưỡng chiếm đến 32%. Bên cạnh việc cho con ăn uống đủ bữa, đủ chất, cha mẹ cần tăng cường các loại thực phẩm chứa dưỡng chất có lợi cho chiều cao trong bữa ăn hằng ngày.

Khuyến khích trẻ vận động

Thói quen vận động tác động 20% đến khả năng phát triển chiều cao. Thường xuyên tập thể dục, chơi các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, bóng chuyền... giúp thúc đẩy tăng trưởng, rèn luyện hệ xương khớp chắc khỏe. Cha mẹ hãy cố gắng duy trì 30 - 45 phút cho con vận động mỗi ngày.


Luyện tập thể thao mỗi ngày thúc đẩy xương phát triển [Ảnh minh họa]

Chăm sóc giấc ngủ

Theo nhiều nghiên cứu, 90% sự phát triển của xương diễn ra khi con nghỉ ngơi, nhất là lúc ngủ. Đặc biệt khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu giấc, nội tiết tố tăng trưởng được liên tục sản sinh từ tuyến yên chính là yếu tố cần thiết cho hệ xương khớp phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, một giấc ngủ đúng giờ [trước 22h] và đủ giấc từ 8 - 10 tiếng là điều kiện để con yêu phát triển toàn diện.

Sử dụng thực phẩm bổ sung

Cuộc sống hiện đại bận rộn, cha mẹ không có nhiều thời gian để nấu nướng, chăm sóc bữa ăn cho con được trọn vẹn. Việc sử dụng thêm sản phẩm bổ sung là phương án cần thiết bên cạnh dinh dưỡng từ bữa ăn hằng ngày. Những sản phẩm này cung cấp thêm các dưỡng chất quan trọng nuôi dưỡng xương khớp và kích thích sự tăng trưởng diễn ra mạnh mẽ. Từ đó con yêu dễ dàng đạt được chiều cao tối ưu khi trưởng thành.

Cha mẹ cần đầu tư đúng thời điểm để con có cơ hội sở hữu chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Đừng đợi đến độ tuổi ngừng phát triển chiều cao mới tìm cách… tăng chiều cao. Nhanh chóng xây dựng một kế hoạch phát triển chiều cao khoa học, phù hợp với thể trạng, tập trung bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao là việc cha mẹ cần làm ngay hôm nay.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NuBest Tall

giúp hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu

Tại nước ta, thói quen ăn uống của nhiều gia đình hiện nay vẫn chưa thực sự khoa học, khiến trẻ không có đủ dinh dưỡng để cao lớn hết tiềm năng. Do đó, lựa chọn và sử dụng viên uống tăng chiều cao chất lượng, uy tín là giải pháp cần thiết để cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng, tạo điều kiện để chiều cao phát triển tối đa, tăng cơ hội gặt hái được nhiều thành công trong tương lai đồng thời nâng tầm chiều cao cho người Việt.

NuBest Tall là một trong những sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao được nhiều phụ huynh trên toàn thế giới yêu thích, chọn lựa cho con em mình. Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn của FDA Hoa Kỳ và đạt các tiêu chuẩn chất lượng sản xuất Quốc tế như: cGMP, HACCP. Hiện nay, NuBest Tall đã được cấp phép bán trên các website thương mại điện tử uy tín như Amazon, Walmart, Ebay,... tiếp cận với người tiêu dùng toàn cầu.

NuBest Tall giúp bổ sung Nano Canxi và các dưỡng chất hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ em và thanh, thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển, giúp tăng chiều cao hiệu quả đặc biệt trong giai đoạn dậy thì.

NuBest Tall sử dụng hiệu quả cho những trường hợp:

- Thanh thiếu niên và trẻ em từ 5 tuổi trở lên

- Trẻ bị còi xương, chậm lớn, gãy xương, hư hỏng răng.

Tham khảo chi tiết thêm tại:

- Website: //www.nubesttall.vn/hoặc //nubest.vn/

- Hotline tư vấn: 1800 1030 [miễn cước] / 08.247.11111

Phân phối trên Toàn Cầu bởi: NuBest Inc. - Hoa Kỳ

Phân phối tại Việt Nam bởi: Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hoàn Mỹ [TVBUY]

Địa chỉ: 361 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP. HCM

Số xác nhận quảng cáo: 00563/2017/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Video liên quan

Chủ Đề