Tác hại của lối học hình thức cầu danh lợi

   Lối học hình thức là lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu, học mà không biết vận dụng, không biết phát huy tác dụng của việc học vào việc hành, xử đạo ở đời. Học như thế chỉ có cái danh hão mà không có thực chất.Lối học hình thức hòng cầu danh lợi không con phù hợp với xã hội đang phát triển như đất nước ta ngày nay. vì đây là hình thức học tủ, học vẹt của một số học sinh. học như vậy chỉ lấy một tấm bằng thật nhưng kiến thức giả .Lối học này rất nguy hiểm bởi vì không thực chất.

Những câu hỏi liên quan

Câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì?

a. Phê phán lối học thực dụng, hình thức hòng mưu cầu danh lợi

b. Phê phán lối học thụ động

c. Phê phán lối học vẹt

d. Phê phán lối học sách vở, thiếu thực tiễn

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào trong “Bàn luận về phép học”? Tác hại của lối học đó là gì?

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?

[1]Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. [2]Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. [3]Chúa tầm thường, thần nịnh hót. [4]Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

[5]Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học
Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn [Từ 5-7 câu] liên hệ đến việc học của học sinh hiện nay???

#gupmihvoi

*Học hình thức là lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu, học mà không biết vận dụng, không biết phát huy tác dụng của việc học vào việc hành, xử đạo ở đời. Học như thế chỉ có cái danh hão mà không có thực chất.

* ngày nay người ta  hầu như không còn đua nhau học hình thức hòng cầu danh lợi nữa.Vì nước ta là một nước đang phát triển, nên cần những những người tâm huyết sáng tạo, có tri thức cao để vận dụng vào đời sống sản xuất.Còn những người theo lối học hình thức thì chỉ học để có tiếng chứ ko hiểu dc thực sự những kiến thức đã học nên ko thể giúp ích gì cho đất nước.

Câu 4 + Lối học hình thức là lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu, học mà không biết vận dụng, không biết phát huy tác dụng của việc học vào việc hành, xử đạo ở đời. Học như thế chỉ có cái danh hão mà không có thực chất. + Lối học hòng cầu danh lợi xuất phát từ mục đích học thực dụng, đó là: học để đỗ đạt có danh tiếng, bằng cấp, phẩm hàm, được người đời trọng vọng; học để làm quan, để được nhàn nhã, được nhiều bổng lộc, vinh hoa phú quý... +Llối học hình thức hòng cầu danh lợi không con phù hợp với xã hội đang phát triển như đất nước ta ngày nay. vì đây là hình thức học tủ, học vẹt của mootj số học sinh. học như vậy chỉ lấy một tấm bằng thật nhưng kiến thức giả .Lối học này rất nguy hiểm bởi vì không thực chất.

Câu 5:Khi còn là học sinh, chúng ta thường chỉ có suy nghĩ đơn giản: Học để được điểm chín, điểm mười, để về nhà được bố mẹ khen thưởng. Nhưng khi lớn dần, học cao lên, khó đi, mỗi chúng ta dù có ý thức hay vô thức, đều tự xác định cho mình mục đích của việc học, để từ đó có cơ sở phấn đấu vươn lên. Đầu tiên, học là để hiểu biết, để có tri thức. Một đứa trẻ, từ chưa biết gì đến trường học được học chữ, biết được vì sao Trái Đất quay quanh Mặt Trời, hiểu được lịch sử phát triển “ngàn năm văn hiến” của đất nước. Đứa trẻ ấy sẽ biết được rằng, bể tri thức của con người thật bao la, rộng lớn biết bao, sẽ càng hăng say học tập, tìm hiểu để trở thành con người có ích. Hai là,học là để hoà nhập. Việt Nam đã gia nhập WTO. Trên con đường hội nhập và giao lưu với thế giới, chúng ta rất cần những thế hộ trẻ có hiểu biết, có đạo đức. Trong Thư gửi các học sinh, Bác Hồ đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Tuy nhiên, bên cạnh những bạn xác định được mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn, thì vẫn còn một số bạn học sinh vẫn còn có những suy nghĩ lệch lạc. Có nhiều bạn học là để được điểm cao, để thi đỗ vào trường chuyên, lớp chọn. Mục đích này xét cho cùng, cũng là điều dễ hiểu. Đã là người học sinh, đến trường đi học, hẳn ai cũng muốn được điểm cao, được là học sinh giỏi. Nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì chưa đủ. Các bạn ấy có lẽ còn chưa hiểu rõ câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lại có một số bạn, học vì áp lực của cha mẹ, thầy cô. Có những bạn, cho dù sức học chỉ thuộc loại trung bình nhưng để làm “bố mẹ nở mày nở mặt phải cố gắng thi vào trường chuyên, vào trường đại học có “thương hiệu”. Trường đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Nhiều phụ huynh không hiểu được điều này, vô hình trung tạo sức ép rất lớn đối với con cái hoặc dẫn tới những hiện tượng tiêu cực như chạy điểm, chạy trường. Không những thế nhiều bạn học chỉ để đối phó, học cho đủ bài, khi kiểm tra thì học gạo cho có đủ điểm mà thực chất kiến thức không có. Hoặc có một số bạn lại không xác định được mục đích học tập của mình, chỉ vô tư nghĩ rằng: “Trẻ con thì phải đi học, đó là lẽ đương nhiên”. Các bạn không hiểu được rằng học là cho chính mình.

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

Suy nghĩ về hiện tượng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay

Không quá xa lạ khi nhắc đến hiện tượng học chay, học vẹt của học sinh ở các trường học hiện nay. Đó là cách học vô cùng tai hại, gây những tổn thất to lớn đối với nhiệm vụ giáo dục con người. Mặc dù nhà trường và chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách, ra sức nỗ lực khắc phục nhưng vẫn chưa thể cải thiện được tình hình. Học sinh ở nước ta vẫn cứ học chay, học vẹt.

Học chay là gì?

Học chay là cách học đơn lập, chỉ học lí thuyết suông mà không gắn với thực hành, thực tế để rèn luyện kĩ năng, kiện toàn và phát triển năng lực người học.

Học vẹt là gì?

Học vẹt là một cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh như cách học của con vẹt. Học sinh chỉ bắt chước sao cho giống, lặp lại trôi chảy nhưng không hiểu gì. Học vẹt là cách học thụ động, tiêu cực. Người học chỉ nhớ được cái bóng của kiến thức chứ không lĩnh hộ được nội dung, ý nghĩa. Tuy ghi nhớ nhưng hoàn toàn không thấu hiểu tri thức. Từ đó không có kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn. Học chay, học vẹt là cách học lệch lạc, sai lầm và phản khoa học.

Hiện trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay:

Trong những năm gần đây, nền giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Nội dung và phương pháp giảng dạy có nhiều thay đổi lớn. Thế nhưng, tình trạng họ chay, học vẹt của học sinh vẫn tồn tại. Thậm chí là còn rất phổ biến.

Tại các trường học, một hình thức dễ thấy nhất đó là dạy học tại lớp. Giáo viên độc giảng còn học sinh chăm chú ghi chép. Với khoảng 10 môn học bắt buộc phải có ghi chép. Tính trung bình mỗi học sinh, trong một năm học phải chép đến hơn 1000 trang vở. Ở một vài khối lớp có thể còn nhiều hơn nữa. Việc ghi chép nhiều cản trở nghiêm trọng đến khả năng lắng nghe, suy nghĩ và trình bày của học sinh.

Hầu hết các trường đều có phòng thực hành, phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chương trình các môn khoa học tự nhiên thiên về dạy lý thuyết. Bài học thiếu các bài thực hành sinh động. Học sinh học mà không được thực hành khắc sâu kiến thức. Học sinh vẫn học chay, học vẹt trên trang sách.

Nguyên nhân khiến học sinh học chay, học vẹt:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng học chay, học vẹt của học sinh. Trước hết là do chương trình giáo dục thiếu tính khoa học. Giáo dục nước ta vẫn còn nặng về lý thuyết và xem trọng việc học thuộc lòng. Bài học kém sinh động, nhàm chán, ít liên hệ và vận dụng trực tiếp vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Dù chương trình giảng dạy đã lạc hậu, trì trệ, không còn phù hợp với thực tế nhưng việc cải tiến, thay đổi lại diễn ra chậm chạp và thiếu tính quyết liệt, đột phá. Tư duy của các nhà giáo dục chưa bắt kịp với thời đại. Sự cẩn trọng vô tình khiến chúng ta tiến chậm hơn thế giới đến mấy chục năm phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta bắt đầu học tập mô hình giáo dục của một vài nước tiên tiến trên thế giới. Thế nhưng, việc vận dụng lại không phù hợp với tình hình giáo dục cảu đất nước khiến cho nền giáo dục ở nước ta giống như một bức tranh với những mảnh ghép vụng về, khập khiễng, thiếu tính đồng bộ sâu sắc.

Cơ sở vật chất và lực lượng giáo dục dù đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Chính cơ sở vật chất yếu kém làm nảy sinh lối học chay, học vẹt. Đội ngũ giảng dạy tuy đông đảo, liên tục được bồi dưỡng và nâng cao năng lực nhưng chậm biến đổi và thích ứng với phương thức giáo dục hiện đại. Nhiều thầy cô giáo vẫn kiên trì với hình thức giảng dạy truyền thống đã tồn tại trong mấy chục năm qua vốn đã rất lạc hậu và trì trệ gây ảnh hưởng sâu sắc đến cách học và phương thức tiếp cận, tiếp nhận tri thức của học sinh.

Các quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của giáo viên và học sinh tuy tích cực, tiến bộ. Song chính nó lại gây trở ngại lớn đối với người dạy học trong công tác quản lí, giảng dạy và khuyến khích học sinh hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng.

Có thể so sánh vấn đề này với Hàn Quốc. Bằng việc học tập nền giáo dục Nhật Bản, người Hà Quốc đã từng bước nâng cao nền tri thức, tiến đến sáng tạo và thành công, đưa Hàn Quốc thoát khỏi trì trệ trở thành cường quốc.

Cốt lõi của họ là vừa học tập vừa vận dụng vào thực hành. Lý thuyết và hành động phải song song. Họ không ngần ngại học cái hay, cái tốt của người khác. Điều quan trọng đối với họ đó là chương trình giáo dục có thực sự phục vụ sự tiến bộ của con người và đất nước hay không.

Một nguyên nhân khác xuất phát từ tâm lí xã hội. Nước ta vốn vừa thoát ra khỏi ý thức Nho học, nặng về giáo dục con người mang tính khuôn mẫu. Học sinh có tâm lí ỷ lại, dựa dẫm nên thường học qua loa, đối phó, không hứng thú đối tri thức khoa học và kĩ năng thực hành.

Phương pháp học tập bảo thủ và sai lầm. Con người chạy theo môn học thời thượng để cầu danh, cầu lợi mà chú trọng đến thực hành. Bởi thế học sinh Việt Nam dù giỏi về lý thuyết nhưng lại kém sáng tạo và kĩ năng vận dụng vào công việc, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống.

Cơ chế thi cử khắt khe theo kiểu kiểm tra thuộc bài, vấn đề cạnh tranh việc làm khốc liệt khiến cho học sinh phải nỗ lực thi đậu để có trường học. Họ không còn thời gian và hứng thú đối với rèn luyện kĩ năng thực hành. Học chay, học vẹt là một xu thế tất yếu phải xảy ra.

Học sinh ngày nay trở nên lười biếng và thụ động hơn các thế hệ trước. Họ ham chơi, ít học, xem thường việc thực hành và rèn luyện kĩ năng, sống buông thả, không biết lo xa.

Hậu quả đáng lo ngại của hiện tượng học chay, học vẹt đối với học sinh hiện nay:

Đầu tiên là học sinh học nhiều nhưng hiểu ít. Rất nhiều học sinh thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng và năng lực làm việc thực tế. Họ không có năng lực sáng tạo và năng động trong công việc học tập và làm việc. Thực tế cho thấy, mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường chật vật trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp hoặc làm việc việc trái ngành khá phổ biến trong xã hội.

Doanh nghiệp than không có người tài, xã hội bức bối trong vấn đề thất nghiệp của sinh viên. Một lí do rất đơn giản là sinh viên có trình độ nhưng không có kĩ năng làm việc thực tế. Học chay, học vẹt, chạy đua thành tích, trọng bằng cấp thực sự gây tai hại cho nền giáo dục nước nhà.

Đất nước đang trên đà phát triển, cần có đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhưng lực lượng lao động quá yếu kém. Đây là một vấn đề gây đâu đầu cho các nhà quản lí và tuyển dụng nhân lực trong suốt nhiều năm qua.

Học sinh học chay, học vẹt, học nhiều mà không hiểu làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, sai lầm, thiếu niềm tin vào cuộc sống. Từ đó mất định hướng, nảy sinh tâm lí bất mãn dễ dẫn đến tệ nạn xã hội và các hành vi phạm pháp. Thực tế, nó đã là hiện thực. Tỉ lệ tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng cao qua các năm là một lời cảnh báo toàn xã hội về vấn đề giáo dục con người ngay trên ghế nhà trường.

Nền tảng tri thức thấp kém là nguyên nhân dẫn đến các hành vi hối lộ, tham nhũng, tệ nạn quan liêu trong xã hội. Hiện tượng mua việc, chạy việc, bổ nhiệm bất hợp lí vốn là vấn đề được đề cập khá nhiều trên báo chí, gây nhức nhối trong xã hội. Một khi hiện tượng này còn tiếp diễn sẽ tiếp tục gây tổn thất lớn lao cho học sinh, gia đình và đất nước.

Giải pháp khắc phục hiện trạng học chay, học vẹt, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường:

Để chấm dứt tình trang học chay, học vẹt của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước không còn cách nào khác là nhà nước và nhân dân phải vào cuộc, kiên quyết hành động cùng nhau tháo gỡ.

Trước hết là phải đầu tư cải cách toàn diện nền giáo dục. Thay đổi từ chương trình cho đến phương pháp giáo dục. Hướng đến giáo dục phát triển toàn diện năng lực người học. Gắn việc đào tạo với nhu cầu công việc trong thực tế. Cải cách phương thức kiểm tra, thi cử, tuyển dụng. Tạo điều kiện cho người học tiếp cận nền tri thức tiến bộ và dễ dàng tìm được việc làm trong đời sống.

Nâng cao tri thức nền tảng trong xã hội. Nhà trường kiên quyết thực hiện chống hiện trạng học chay, học vẹt, học đối phó, chạy theo thành tích. Mỗi học sinh phải tự nỗ lực nâng cao nhận thức, ra sức học tập, rèn luyện tri thức toàn diện cho bản thân, hướng đến kiện toàn kĩ năng, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ trong đời sống ở tương lai.

Tuyên truyền, khuyến khích học tập và làm việc tiến bộ trong đời sống. Phải tạo được môi trường toàn dân học tập, cùng hướng đến sự thịnh vượng chung của đất nước.

Phê phán:

Học chay, học vẹt là cách học sai lầm. Nó hoàn toàn phản khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạc hậu và suy thoái tri thức, nhân cách con người. Những người lười biếng, ngại thay đổi, chọn lựa điều dễ, tránh việc khó, lựa chọn cách học đối phó, nguy hại, sớm muộn gì cũng rước thất bại vào thân. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Nhận thức rõ tác hại của lối học chay học vẹt, học đối phó, cần phải loại bỏ nó ngay lập tức.  Học phải đi đôi với hành. Học không phải để cầu danh cầu lợi. Học để sống và làm việc thành công trong sống.

Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Và chắc chắn rằng chẳng có kẻ lười biếng nào mà đạt được thành công chân thực cả. Là học sinh phải phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp, tránh lối học chay, học vẹt nguy hại. Xác định mục đích học tập đúng đắn để trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Chúc bạn học tốt :] 

Video liên quan

Chủ Đề