Tại sao ăn đậu đỏ vào ngày thất tịch

Nhiều ý kiến cho rằng ngày Thất Tịch ăn đậu đỏ giúp cơ thể bồi bổ sức khỏe đồng thời mang lại lộc lá và may mắn. Trong khi đó, giới trẻ cho rằng việc ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp đường tình duyên suôn sẻ. Bởi màu đỏ sẫm của đậu đỏ thường mang lại cho người khác cảm giác may mắn. Đồng nghĩa với việc đường tình duyên lẫn tiền tài của người sở hữu đậu đỏ sẽ phát triển mạnh mẽ. 

Họ cho rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp cho đường tình duyên của họ trở nên thuận lợi hơn và tin rằng sẽ có một phép màu thần kỳ giúp họ tìm ra được một nửa kia của đời mình.

Nhưng không phải ai ăn và sở hữu đậu đỏ đều trở nên may mắn. Về mặt phong thủy tượng trưng là thế nhưng việc ăn chè đậu đỏ có giúp ước mơ trở thành sự thật hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Mỗi người có một số mệnh khác nhau, đồng thời, đi kèm với đó là yếu tố bản thân cũng chiếm một phần không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người.

Có nên ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch?

Đậu đỏ chỉ nên được coi là một yếu tố tượng trưng, một biểu tượng của niềm tin và hy vọng để ta cố gắng. Đừng nghĩ đậu đỏ sẽ là một bảo bối thần thánh giúp chúng ta tránh xa khỏi những khó khăn, thử thách.

Tại Trung Quốc, việc sử dụng đậu đỏ cũng trở nên rất phổ biến bởi màu sắc phong thủy của nó mang lại. Đậu đỏ thường được kết thành các vòng tay, vòng cổ hoặc được bỏ vào lọ thủy tinh với mục đích trang trí hoặc để tặng cho người mình yêu quý.

Tại một số nơi ở Trung Quốc, họ còn cầu hôn bằng những trang sức làm từ đậu đỏ với lòng tin đôi lứa sẽ bên nhau đến trọn đời trọn kiếp.

Chè đậu đỏ cũng là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và ngon miệng, đồng thời, rất phù hợp cho các cặp đôi ăn cùng nhau vào ngày lễ tình nhân của Đông Á.

Đậu đỏ được xem là một loại đậu giàu chất xơ, làm cho quá trình chuyển hóa của tinh bột chậm đi.

Đậu đỏ còn có công dụng làm giảm cảm giác thèm ăn, vì thế, chè đậu đỏ là một công cụ hữu ích trong quá trình lấy lại vóc dáng thon gọn.

Trong đậu đỏ có các chất sinh học cần thiết như là saponin và catechin có công dụng củng cố và duy trì mật độ xương, làm các bệnh về xương, cơ bắp giảm đi đáng kể.

Ngày Thất Tịch ăn các món ăn có đậu đỏ còn có công dụng điều tiết và cung cấp chất ẩm nhằm giúp cân bằng đồng đều chức năng của thận.

Và việc sử dụng và ăn chè đậu đỏ cũng được các chuyên gia khuyên rằng là phải dùng để hỗ trợ sức khỏe của bản thân. Một hợp chất cực kỳ quan trọng để cân bằng và điều chỉnh có trong chè đậu đỏ đó là Kali.

Nhiều bà nội trợ hay truyền tai nhau về việc nấu chè đậu đỏ Thất Tịch nhất là khi trong nhà có người cao tuổi để củng cố sức khỏe và giữ được một thể trạng tốt nhất.

Món ăn chính của ngày lễ Thất tịch

Tại Trung Quốc, các hoạt động mừng lễ Thất Tịch diễn ra sôi nổi hơn cả. Vào ngày này, các cô gái còn độc thân thường đi chùa cầu duyên và tham gia các hoạt động thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay như "xâu kim Khất Xảo".

Món ăn chính của ngày lễ Thất tịch là bánh xảo quả.

Người phụ nữ tham gia trò chơi sẽ xâu sợi chỉ ngũ sắc xuyên qua liên tiếp 7 hoặc 9 lỗ kim dưới ảnh trăng. Ai có thể xâu thành công trong thời gian ngắn nhất sẽ được gọi là "Đắc Xảo", như một danh hiệu chứng minh cho sự khéo léo và được nàng Chức Nữ ban phúc trong đường tình duyên.

Ngoài ra, vào ngày này người Trung Quốc còn gieo 5 loại hạt đỗ hay tiểu mạch trong chiếc đĩa thấm ẩm, đến khi chúng nảy mầm lại dùng một sợi dây đỏ kết thành 1 bó, gọi là "Ngũ Sinh bồn", với mong muốn cầu phúc trong đường con cái.

Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác như thả hoa đăng, sơn móng tay, rửa lược,...

Bánh Xảo quả là một món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc. Một loại bánh ngọt rán mỏng với thành phần chính gồm dầu, bột mỳ, đường, mật ong và mè đen.

Xảo quả không đơn giản chỉ là một món ăn, tặng Xảo Quả cho người thương trong ngày Thất Tịch đồng nghĩa với lời tỏ tình ngọt ngào say đắm nhất, như vị ngọt của chính loại bánh này. Xảo quả thường được trưng bày cùng với các loại quả khác trên mâm cúng để bày tỏ lòng biết ơn trong ngày lễ này. Mọi người tin rằng, ăn bánh xảo quả sẽ giúp vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ đoàn tụ trên cầu Ô Thước. 

Tại Việt Nam, các hoạt động trong ngày lễ Thất Tịch không đa dạng và đặc sắc như các quốc gia Đông Á. Tuy nhiên, những năm gần đây, giới trẻ trong nước cũng bắt đầu hình thành những trào lưu nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Nhiều cặp đôi còn đưa nhau đến chùa để cầu nguyện hay ăn đậu đổ để hi vọng sẽ tìm được tình yêu son sắt vững bền như tình yêu của Ngưu Lang – Chức Nữ dành cho nhau.

Ngày Thất tịch [7/7 âm lịch] là ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau. Sự tích này có trong kho tàng truyện dân gian của cả Việt Nam và một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Nguồn gốc ngày Thất tịch

Chuyện kể rằng, Ngưu lang, một người phàm trần chăn trâu và Chức nữ - nàng tiên dệt vải, con gái của Vương mẫu nương nương trên thiên đình yêu và cưới nhau. Do thân phận kẻ tiên người tục nên họ phải chia tay nhưng vẫn luôn nhớ thương nhau. Cuối cùng, Vương mẫu cũng cảm động, đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đúng ngày 7 tháng 7 âm lịch, được gọi là ngày Thất tịch.

Mỗi năm một ngày, đàn chim ác tạo thành một cây cầu băng qua ngân hà đưa họ đến với nhau. Vào ngày này trời thường mưa rả rích, người ta gọi đó là mưa ngâu, đó chính là nước mắt của Ngưu lang và Chức nữ khi gặp lại nhau sau bao ngày xa cách.

Thất tịch - ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau, nhằm vào mùng 7 tháng 7 âm lịch.

Ngày lễ Thất tịch cũng đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu. Truyện Ngưu lang Chức nữ hay sự tích ông Ngâu bà Ngâu lý giải vì sao trời thường mưa vào ngày này.

Trong câu chuyện của người Việt, chàng trai nghèo tình cờ gặp Chức nữ trong rừng khi nàng cùng các tiên nữ khác xuống hồ tắm. Bị chàng trộm mất đôi cánh tiên, Chức nữ không thể về trời và ở lại làm vợ chàng. Khi đã có con với nhau, một hôm khi chồng đi vắng, nàng phát hiện ra đôi cánh tiên của mình giấu trong thúng thóc, bèn đưa con chiếc lược dặn trao cho cha, rồi về trời mất.

Người chồng mang con lặn lội trải qua bao nhiêu khó khăn mới lên được cung trời tìm vợ, nhưng mối nhân duyên của họ không được nhà trời chấp nhận nên họ chỉ có thể lén lút gặp nhau. Luật trời cấm người trần ở lại thượng giới nên sau vài hôm, Chức nữ đành tiễn chồng con ra về. Cùng với cơm ăn đường, nàng đưa cho 2 cha con chiếc trống, dặn khi xuống đến nơi thì đánh để trên này biết mà cắt dây.

Dọc đường, con đói, người chồng mang cơm ra cho con ăn. Đứa trẻ làm cơm vãi lên mặt trống, đàn quạ sà vào mổ. Chức nữ nghe tiếng trống, cắt dây khiến hai cha con rơi xuống biển. Ngọc hoàng biết chuyện thương xót, cho đưa cả hai cha con lên trời, giao cho chàng trai công việc chăn trâu [vì thế chàng được gọi là Ngưu lang] ở bên kia sông Ngân. Ở bên này sông, Chức nữ ngày ngày dệt vải mà đau lòng nhớ chồng con. Mỗi năm họ chỉ được phép gặp nhau 1 ngày vào 7/7, đàn quạ phải đội đá bắc cầu cho họ. Ngày hội ngộ này vợ chồng Ngưu lang ôm nhau khóc nên trời mưa tầm tã...

Vì sao ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch?

Thất tịch vốn là ngày lễ quan trọng với người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Trong ngày này, nhiều người kiêng cưới hỏi vì sợ gặp cảnh chia ly như Ngưu lang và Chức nữ. Thay vào đó, người ta thường đi chùa cầu duyên, cầu bình an và thuận lợi trong con đường tình duyên.

Món ăn từ đậu đỏ luôn được ưa chuộng vào ngày Thất tịch.

Đặc biệt vào dịp này, các bạn trẻ thường rủ nhau ăn các món từ đậu đỏ để cầu nhân duyên, mong sớm gặp ý trung nhân. Tuy đó chỉ là một lời kêu gọi vui vẻ, không nhiều người tin nhưng lại được các bạn trẻ hưởng ứng mãnh liệt, lan tỏa nhiều nơi. Vì thế, những năm gần đây cứ gần đến ngày 7/7 âm lịch là thanh niên độc thân bắt đầu rủ nhau ăn chè đậu đỏ hoặc chia sẻ công thức chế biến món ăn từ loại hạt này.

Theo quan niệm dân gian của nhiều nước phương Đông, đậu đỏ được xem là một vật mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tương trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, hạnh phúc. Mọi người cho rằng sự may mắn ấy cũng "ứng" với chuyện tình duyên nếu đậu đỏ được ăn vào ngày Thất tịch; món chè đậu đỏ sẽ giúp tình yêu đôi lứa thêm bền vững, người độc thân sẽ sớm tìm được ý trung nhân.

Cách nấu chè đậu đỏ cho ngày Thất tịch

Người trẻ ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch để cầu nhân duyên.

Nguyên liệu: 340 gr đậu đỏ, 300 gr đường, 2 lít nước

Cách làm: Đậu đỏ cho vào thau nước để loại bỏ những hạt xấu, hạt lép nổi lên trên. Rửa sạch đậu rồi cho vào nồi áp suất cùng với 2 lít nước. Đun lửa to vừa cho đến khi nồi bắt đầu xì hơi [khoảng 10-12 phút] thì hạ lửa nhỏ. Đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp [nếu là bếp điện, còn với bếp gas thì đun khoảng 4-5 phút].

Mở nắp ra, cho đường vào, nấu thêm cho chè sôi lại và đường tan hết là được.

Hạ Vy [Tổng hợp]

Mỗi khi nhắc đến lễ Thất Tịch là nhiều người lại nghĩ ngay đến chè đậu đỏ. Vậy, trào lưu này bắt nguồn từ đâu và tại sao lễ Thất Tịch lại ăn chè đậu đỏ? Cùng GIAIDAPVIET.COM  tìm hiểu sau hơn tại sao lại ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch nhé.

Ý nghĩa của việc ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch

Cũng trong lễ Thất tịch, người xưa quan niệm, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt. Hay trong đêm 7/7 Thất Tịch, hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ sẽ mãi mãi được hạnh phúc bên nhau.

Ngoài ra, người ta còn truyền tai nhau, ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch cũng là một cách để cầu nhân duyên may mắn.

Theo quan niệm phương Đông, ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau, mọi người nên ăn đậu đỏ, để cầu cho tình duyên gặp may mắn thuận lợi, sớm gặp được ý trung nhân hoặc đến được với người mình đang yêu. Còn nếu đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ bạn sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững.

Có rất nhiều món ăn được làm từ đậu đỏ như chè đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ, bánh rán doremon, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ… Nếu không tự làm được, bạn có thể ghé các địa điểm bán chè tha hồ lựa chọn các vị đậu đỏ cho mình. Chẳng hạn như chè đậu đỏ thập cẩm, chè sữa chua đậu đỏ, trà sữa đậu đỏ, bingsu đậu đỏ… Vào ngày này, đảm bảo món chè hay đồ giải khát kèm đậu đỏ vô cùng đắt hàng. Mặc dù không rõ ăn đậu đỏ có đem lại sự may mắn thực sự cho những ai thoát kiếp độc thân hay không nhưng hương vị thơm ngon hấp dẫn do đậu đỏ đem lại cũng đáng để bạn thử vô cùng.

Nguồn gốc của trào lưu ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch

Lễ Thất Tịch vốn là ngày lễ tình nhân quan trọng với người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Song, khi những ngày lễ như Valentine bắt đầu trở nên phổ biến thì cũng là lúc lễ Thất Tịch cùng những giá trị truyền thống gắn liền với ngày lễ này dần không còn thịnh hành.

Cho đến năm 2001, Chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu là Chu Diệu Đình đã quyết định tạo ra một sự kiện đặc biệt vào ngày Thất Tịch có tên “Thất Tịch – Hồng Đậu Tương Tư Tiết”, sau này đổi thành “Hồng Đậu Thất Tịch Tiết”. Vốn dĩ “hồng đậu” theo nghĩa gốc là một loại hạt cứng, dùng làm trang sức chứ không ăn được. Nhưng khi đọc, cụm từ này lại có cùng âm “hóngdòu” giống với đậu đỏ. Chính vì vậy, đậu đỏ trở thành món ăn được nhiều người lựa chọn để ăn vào ngày Thất Tịch, nhằm cầu mong những điều tốt đẹp trong tình yêu đôi lứa. Song, lúc này việc ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch chưa được phổ biến rộng rãi ở các nước khác.

Sau đó, vào năm 2019, Qing An, một nhân vật khá nổi tiếng trong cộng đồng Hoa ngữ, đã đăng tải một status trên Facebook với nội dung kêu gọi bạn bè thân thiết ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch để cầu duyên. Ban đầu, dòng status này chỉ được đăng cho vui, nhưng không ngờ lại được cộng đồng mạng hưởng ứng mãnh liệt, sau đó lan rộng ra nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Từ đó đến nay, trào lưu ăn chè đậu đỏ được giới trẻ tiếp nhận và hưởng ứng một cách nhiệt tình mỗi dịp Thất Tịch.

Video liên quan

Chủ Đề