Tại sao bà bầu hay gặp ác mộng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong nhịp sinh học của con người. Ở giai đoạn mang thai, đa số các bà bầu bị rối loạn về giấc ngủ, trong đó trên 90% bà bầu bị mất ngủ.

  • Rối loạn giấc ngủ khi mang thai là triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Mất ngủ khi mang thai không nguy hiểm cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm giảm sức khỏe của bà bầu và tăng cảm giác khó chịu, mệt mỏi...
  • Mất ngủ là một trong những rối loạn về giấc ngủ. Biểu hiện có thể thấy rất khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khó duy trì giấc ngủ, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ [mỗi lần 30 phút trở lên], dậy quá sớm hoặc ngủ dậy vẫn không thấy thoải mái, cảm giác mệt mỏi. Đa số bà bầu thường bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ cũng có trường hợp mất ngủ hầu như trong suốt thai kỳ. Mất ngủ làm tăng sự khó chịu, căng thẳng cho bà bầu ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất.

Nguyên nhân làm bà bầu mất ngủ do nhiều lý do:

  • Khi có thai mang kéo theo nhiều thay đổi như sự phát triển của thai nhi làm bụng mẹ to dần lên làm mẹ bầu khó tìm ra một tư thế ngủ phù hợp.
  • Việc điều chỉnh tư thế nằm suốt đêm nên bà bầu than vãn mất ngủ trong cuối thai kỳ đặc biệt 3 tháng cuối.
  • Dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm do tử cung phát triển chèn ép lên bàng quang, hơn nữa thận phải tăng thêm 30 - 50% công suất nên bạn phải dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm làm bạn khó ngủ lại.
  • Đau lưng, xương hông và chân: Do thai nhi ngày càng lớn, khối lượng cơ thể của bạn tăng nhanh làm cột sống và chân bạn chịu thêm "tải trọng".
  • Bị ợ hơi và táo bón: Do dạ con phát triển đẩy dạ dày lên trên, thức ăn bị giữ lại lâu hơn nên làm bạn bị ợ hơi và táo bón.

Cơn đau lưng khi khối lượng thai nhi tăng lên khiến mẹ bầu mất ngủ

  • Nghén khi mang thai trong 3 tháng đầu: Những khó chịu trong giai đoạn đầu thai kỳ như buồn nôn, sợ mùi vị, mệt mỏi,... cũng làm bạn mất ngủ.
  • Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai ảnh hưởng nhịp thở làm bạn hít thở rất khó khăn trong giai đoạn mới mang thai. Giai đoạn sau 3 tháng cuối khi tử cung chiếm chỗ và chèn ép lên cơ hoành bà bầu càng khó thở hơn.
  • Chuột rút cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thai kỳ ở những tháng cuối thường xuyên xuất hiện những cơn co cơ, chuột rút ngày càng xuất hiện nhiều về đêm khiến bạn đau điếng và tỉnh dậy giữa đêm.
  • Những căng thẳng cuộc sống, lo lắng trong suốt quá trình mang thai, những giấc mơ hoặc ác mộng làm bạn không thể ngủ ngon, cũng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
  • Thai nhi đạp mẹ cũng làm cho bạn khó ngủ hơn đặc biệt vào ban đêm.

  • Ban ngày bạn nên làm việc bình thường. Có thể vận động tay chân nhiều hơn.
  • Nên tắm nước ấm vào buổi chiều tối.
  • Đọc sách trước khi ngủ giúp bạn thư giãn dễ ngủ nên chọn những loại sách mang tính giáo dục hoặc vui cười.
  • Không nên ăn quá no trước khi ngủ.
  • Tạo thói quen thức ngủ đúng giờ.
  • Tránh dùng các chất kích thích.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn

  • Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng những liệu pháp y học cổ truyền như xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân bằng nước ấm,...
  • Tránh những stress căng thẳng nên tìm người để giải tỏa
  • Chăn màn sạch sẽ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
  • Khi mang thai mẹ bầu không nên dùng những đồ uống có ga hay chất kích thích như cà phê rượu bia, trà vào buổi tối.
  • Tránh xem các phim, các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ.
  • Nếu mẹ bầu bị mất ngủ kéo dài và không khắc phục được bằng các biện pháp trên thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn thích hợp.

Cần chú ý tư thế ngủ của bà bầu:

  • Nên mua chiếc gối mềm những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp cho mẹ thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu lại dễ có giấc ngủ ngon hơn. Kê một chiếc gối ở trước hoặc sau khi ngủ. Kê phía trước và phía sau nhằm mục đích làm giảm trọng lượng của bụng, giữ cho cột sống được thẳng, giảm sức ép của trọng lượng chân này lên chân kia mang đến cho bà bầu một giấc ngủ bình yên.
  • Các nghiên cứu cho thấy bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái để ngủ, tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất.

Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Vinmec được nhiều mẹ bầu quan tâm và sử dụng

Khoảng thời gian 9 tháng 10 của thai kỳ vừa mang đến nhiều khó khăn và cũng nhiều niềm hạnh phúc đối với người mẹ. Chính vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Đặc biệt, bệnh mất ngủ xảy ra trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Khi có bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào xảy ra, sản phụ cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm để giảm thiểu hậu quả không đáng có.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện đa chuyên khoa, sản phụ ngoài việc kiểm tra sức khỏe trong thời gian mang thai tại khoa Sản, nếu có những bệnh lý phát sinh cần sự hội chẩn từ các bác sĩ của các chuyên khoa khác [Tim mạch, Nhi, Cơ xương khớp,....] đều có thể thực hiện một cách thuận tiện, khoa học. Bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Video đề xuất: Tác hại trầm cảm khi mang thai

XEM THÊM:

Giấc mơ hay ác mộng thường xuất hiện trong giấc ngủ của con người. Nó là một quá trình phức tạp mà ý thức không thể kiểm soát được. Theo các nghiên cứu, giấc mơ và ác mộng là cách ý thức xử lý cảm xúc và khám phá tiềm thức của mình.

Sự mệt mỏi, lo lắng khiến mẹ bầu dễ gặp ác mộng hơn.

Nguyên nhân các cơn ác mộng ở mẹ bầu

Những sự thay đổi về thể chất và tâm lý khi mang thai khiến mẹ dễ gặp các cơn ác mộng hơn. Có ba nguyên nhân được biết đến là những lý do trực tiếp gây ra các cơn ác mộng ở mẹ bầu:

Lo lắng

Cảm xúc của mẹ bầu trong thai kỳ thường đảo lộn bất thường với các cung bậc vui mừng, phấn khích, sợ hãi, hồi hộp và đặc biệt luôn lo âu. Chính việc phải đối mặt với những vấn đề chưa hề có kinh nghiệm như mang thai, sinh nở và viễn cảnh chăm sóc dạy dỗ con cái, cũng như các áp lực về tâm lý và các biến động về tình hình sức khỏe khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái lo lắng. Ác mộng chính vì vậy được hình thành.

Các vấn đề về giấc ngủ

Mẹ bầu thường gặp các rối loạn về giấc ngủ điển hình như: mất ngủ, giật mình giữa đêm, thiếu ngủ… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn, đồng hồ sinh học thay đổi do các hormone thay đổi, khó chịu về tiêu hóa hay sự cử động của thai nhi…

Những giấc ngủ chập chờn cũng kích thích thần kinh sinh ra các giấc mơ không ngọt ngào cho mẹ bầu.

Tác động của hormone cortisol

Đây là một hormone đặc biệt có tác động mạnh đến cơ chế giấc mơ của cơ thể. Càng nhiều hormone cortisol thì con người càng dễ mơ hơn. Trong thai kỳ, hormone này tăng dần theo tuổi thai. Chính vì vậy mẹ bầu dễ gặp các giấc mơ hơn bình thường rất nhiều.

Giải mã những cơn ác mộng khi mang bầu

Những cơn ác mộng thai kỳ không phải là điềm báo nên mẹ bầu đừng quá hoang mang.

Khoảng 42% các mẹ bầu thường mơ thấy con mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng đây chỉ là cách tâm lý chuẩn bị cho sự ra đời của bé, nó không phải là các điềm báo nên mẹ bầu đừng lo lắng nhé. Không chỉ các bà mẹ mà các ông bố cũng có thể có những cơn ác mộng liên quan đến sự an toàn của con.

Một số cơn ác mộng khi mang thai có những điểm tương đồng với những lo lắng trong cuộc sống hiện tại. Chỉ cần mẹ bầu quan sát chúng và tìm hiểu lại cuộc sống của mình để thay đổi thì các giấc mơ xấu cũng tự nhiên biến mất.

Đánh tan ác mộng trong thời kỳ bầu bí

Các cơn ác mộng có thể khiến mẹ bầu thêm lo lắng, hoang mang và hoảng sợ vì đôi khi chúng mang đến cảm giác quá chân thật. Nhưng đó chỉ là những tác động tiêu cực của chúng, mẹ bầu cần phải đẩy lùi các cơn ác mộng để có giấc ngủ tốt hơn, củng cố cho sức khỏe thai kỳ.

Một vài mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp mẹ bầu đánh tan cơn ác mộng và ngủ thật yên giấc:

- Một vài động tác thư giãn trước khi ngủ như thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu hay thiền là cách để mẹ bầu cải thiện chất lượng giấc ngủ.

- Đọc những cuốn sách dễ thương, tình cảm là cách để hướng trí tưởng tượng của mẹ đến những điều tốt đẹp. Đừng đọc những cuốn sách kinh dị hay gây ra cảm xúc tiêu cực như buồn thương nhé.

- Nghe nhạc cũng là cách để tinh thần mẹ bầu thư giãn.

- Mẹ bầu không nên dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… nếu không muốn bị gặp ác mộng.

- Uống một cốc sữa nóng hay ăn một chút thức ăn nhẹ giàu đạm trước khi ngủ cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Một cốc sữa nóng có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

- Mẹ bầu cũng nên đi ngủ sớm và không nên làm việc quá sức.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng cân bằng hàng ngày, vận động nhẹ nhàng đều đặn và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ là những phương thuốc chống lại ác mộng hiệu quả mà mẹ bầu nên duy trì trong suốt thai kỳ của mình.

Yeutre.vn [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề