Tại sao không nên an rau muống khi bị thương

Sẹo lồi là sẹo hình thành do quá trình tăng sinh quá mức các sợi collagen lành tính. Sẹo lồi thường được hình thành do sự đáp ứng dư thừa của mô đối với vùng tổn thương trên da trong quá trình hồi phục vết thương.

Khi cơ thể có một vết thương hở thì quá trình lành sẹo của vết thương cũng đồng thời xảy ra. Quá trình liền vết thương diễn ra nhanh hay chậm, xấu hay đẹp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước và độ sâu vết thương, mô bị dập nhiều hay ít, chế độ ăn uống, cơ địa….

Rau muống là loại thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin và các thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong 100gr rau muống có thể chứa đến 2,5 g carbohydrate; 3,2 g protein; 1 g chất xơ và nhiều khoáng chất khác, cung cấp khoảng 23 Kcal năng lượng cho cơ thể.

Quan niệm ăn rau muống gây sẹo lồi cho người có vết thương hở, người vừa phẫu thuật thật ra chỉ là quan niệm lưu truyền dân gian theo kinh nghiệm. Trong thực tế, chưa có một tài liệu khoa học này khẳng định điều này.

Theo các bác sĩ thuộc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng, việc có hình thành sẹo lồi hay không còn liên quan đến cơ địa, chế độ ăn uống và sử dụng các loại thuốc phục hồi sau phẫu thuật. Vì vậy, có thể có sự trùng lặp ngẫu nhiên ở người có cơ địa này với việc ăn rau muống khi bị thương, nên người ta đổ oan cho thứ thực phẩm thông dụng này.

Nếu vẫn lo lắng ăn rau muống sẽ gây sẹo lồi thì trong thời gian hồi phục vết thương, chúng ta có thể hạn chế ăn chúng và thay bằng các loại rau khác tốt cho sức khỏe.

Người có vết thương hở, người vừa phẫu thuật nên ăn những đồ như sau:

- Nên ăn các loại rau như rau ngót, rau má, rau cải, diếp cá, hành tây….vì chúng lành tính, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm lành vết thương nhanh chóng.

- Nên ăn thịt lợn kho cùng nghệ tươi. Trong nghệ có 1 lượng lớn curcumin có khả năng chống oxy hóa cao, kháng viêm giúp ngăn chặn hình thành sẹo lồi.

- Nên ăn trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể, tăng sức đề kháng và tốt cho vết thương hở.

Video: Thực hư thông tin ăn rau muống chưa chín gây xơ gan 

Để tránh tối đa sẹo lồi, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên tránh ăn những thực phẩm như:

 - Không nên ăn hải sản vì dễ gây ngứa ngáy, dị ứng, hình thành sẹo lồi.

- Không nên ăn các món từ gạo nếp vì chúng có tính nóng, dẻo, dễ gây xưng và mưng mủ cho vết thương.

- Không nên ăn thịt gà vì chúng dễ khiến vết thương lâu lành, gây sẹo lồi.

- Không nên ăn trứng gà, thịt bò, thịt xông khói, đồ cay nóng, trà và cà phê….

Bị vết thương kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu để nhanh lành là thắc mắc chung của nhiều người khi không may gặp phải tổn thương trên cơ thể. Nếu những tổn thương kín bên trong cơ thể cần phải được tư vấn chuyên môn từ bác sĩ để có cách chăm sóc tốt nhất, thì vết thương hở thường phổ biến hơn và cũng dễ “đối phó” hơn, nhất là về việc ăn uống phù hợp. Dưới đây là những thực phẩm mà người có vết thương hở nên tránh ăn hàng ngày.

– Bị vết thương nên kiêng ăn thịt chó: Thịt chó chứa nhiều năng lượng và protein, nên khi da đang trong quá trình lành lặn nếu gặp phải chúng sẽ gây nên tình trạng sẹo lồi, hơn nữa vết sẹo lại sần và cứng hơn.

– Không nên ăn rau muống: Rau Muống có tính mát, có thể giải độc, nhuận trường, lợi tiểu, sinh da thịt… Vì vậy khi bị thương bạn nên tránh ra thực phẩm này.

Bị vết thương kiêng ăn gì – nhớ tránh rau muống

– Bị vết thương nên kiêng ăn hải sản, đồ tanh: Hải sản được coi là một loại thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị khâu vết thương, loại thực phẩm này lại không tốt chút nào. Vì khi ăn hải sản hoặc đồ tanh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương. Chính vì vậy khi bị thương không nên ăn hải sản để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo về sau.

– Không nên ăn thịt hun khói, bánh kẹo ngọt: Những món ăn này sẽ khiến cơ thể hao hụt bớt vitamin và khoáng chất thiết yếu trong quá trình tái tạo tế bào, khiến cho vết thương lâu lành hơn.

Ăn nhiều bánh kẹo khiến cho vết thương lâu lành hơn

– Nên kiêng thịt gà: Khi thịt gà khiến vết thương bị ngứa và lâu lành hơn, nên tốt nhất bạn hãy cố kiêng loại thực phẩm này cho đến khi lành hẳn.

– Cần kiên ăn trứng: Trứng cũng nằm trong nhóm các thực phẩm cần kiêng trong giai đoạn vết thương đang lên da non. Do trứng cũng có đặc tính đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô sợi collagen làm đùn da thừa thái quá dẫn tới sẹo lồi. Còn khi bạn bị lang ben hay da đang sậm màu nếu ăn trứng có thể làm lan rộng ra hơn. Do đó, trong thời kỳ sẹo đang lên da non, bạn cần kiêng kỵ, loại bỏ trứng khỏi thực đơn trong các bữa ăn hàng ngày nhé.

Trứng cũng nằm trong nhóm các thực phẩm cần kiêng trong giai đoạn vết thương đang lên da non

– Không nên ăn thịt bò: Thịt bò là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng này lại khiến vết thương sậm màu hơn và từ đó hình thành sẹo thâm. Vì vậy những ai đang thắc mắc bị vết thương nên kiêng ăn thịt bò. Đối với những người bị mụn trứng cá cũng nên kiêng thịt bò.

– Cần kiêng ăn các món ăn chế biến từ gạo nếp: Chắc hẳn nhiều người đã nghe nói đồ nếp dễ làm vết thương nhức, mưng mủ và tạo sẹo xấu. Tuy các món ăn được chế biến từ gạo nếp rất quen thuộc với người Việt Nam. Song các bác sĩ cho biết món ăn từ gạo nếp có đặc điểm rất nóng khiến cho vết thương dễ mưng mủ, viêm nhiễm. Nếu ăn đồ nếp thường xuyên sẽ dễ gây ra sẹo lồi. Do vậy, đồ nếp cũng là một trong danh sách các món giải đáp câu hỏi, người bị vết thương kiêng ăn gì. Đặc biệt, khi vết thương đang lên da non, mọi người cần tránh ăn món này để hạn chế để lại sẹo xấu trên da.

Đồ nếp cũng là một trong danh sách các món giải đáp câu hỏi, người bị vết thương kiêng ăn gì

2. Lưu ý cần nhớ trong thời gian kiêng ăn

2.1. Thời gian kiêng trong bao lâu?

Trên thực tế, việc cắt giảm một số thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người đang bị vết thương hở gây ra không ít bất tiện. Nhiều người phải hạn chế các món ăn ưa thích, hoặc gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày. Chính vì thế, thời gian kiêng ăn trong bao lâu cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm.

Tùy theo cơ địa và mức độ xâm lấn của vết thương mà thời gian kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày, hoặc thậm chí dài hơn. Đây là khoảng thời gian đủ để tái cấu trúc các mô bị thương tổn, và bạn có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu như: vết thương đã khép miệng, liền da và khô. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cơ địa mỗi người là khác nhau, do vậy thời gian ăn kiêng có sự chênh lệch tương ứng.

Để vết thương mau lành, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ: vệ sinh và chăm sóc vết thương hàng ngày; xây dựng khẩu phần ăn khoa học, lành tính; bổ sung đầy đủ nước và vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra, cần tránh các tác động tiêu cực bên ngoài vào vết thương đang hồi phục, tuyệt đối không gãi, bóc, cậy,… vì có thể để lại sẹo xấu trên cơ thể. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng hỗ trợ xóa sẹo, làm mờ vết thương.

2.2. Kiêng khem khắt khe có thể ảnh hưởng tới sức khỏe

Việc đột ngột cắt giảm các chất dinh dưỡng ra khỏi khẩu phần ăn dễ khiến cơ thể của bạn đối diện với một số vấn đề sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn rằng bị vết thương hở kiêng ăn gì và nên ăn gì để vết thương mau lành. Đừng kiêng khem quá khắt khe vì bạn có thể vô tình khiến cơ thể bị thiếu chất. Song song với việc kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên, bạn hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm trong cùng nhóm chất để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, tránh mệt mỏi, uể oải vì thiếu năng lượng.

Video liên quan

Chủ Đề