Tại sao bạn phù hợp với công ty

Một trong những câu hỏi huyền thoại bạn nhận được khi đi phỏng vấn là “tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”. Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại thật khó để trả lời một cách thuyết phục.

Trả lời câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”

Trong một buổi đi giao lưu với các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, một bạn sinh viên đã hỏi chúng tôi rằng “Trong suốt 4 năm học em đã đi xin việc ở nhiều nơi, có lẽ là khoảng 12 công việc. Em nhận thấy rằng có 9/12 nhà tuyển dụng hỏi em lý do em nộp đơn vào công ty. Câu hỏi đã được hỏi rất nhiều lần nhưng đến thời điểm hiện tại khi sắp ra trường em vẫn chưa biết làm sao đến trả lời câu hỏi này.” JobsGO sẽ giúp bạn giải mã câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?” ngay nhé!

Tại sao nhà tuyển dụng hỏi bạn điều này?

Thông thường, các ứng viên sẽ nói về niềm yêu thích của bản thân với vị trí tuyển dụng và một số kỹ năng có thể hỗ trợ cho công việc. Trên thực tế nhà tuyển dụng không đánh giá câu hỏi này dựa trên sự đam mê của bạn nhiều hay ít, mà họ nhìn vào bạn đã dành bao nhiêu thời gian để tìm hiểu về vị trí này, tìm hiểu công ty. Sự tâm huyết, nhiệt tình của bạn khi làm việc ở công ty và bạn có thể gắn bó lâu dài hay không. Bên cạnh đó, một phần nhà tuyển dụng cũng muốn nhìn thấy khả năng của ứng viên, họ có thể làm được gì ở vị trí tuyển dụng.

👉 Có thể bạn quan tâm: “Mức lương cũ của bạn là bao nhiêu?” – Trả lời thế nào cho đúng?

Những điều bạn cần chuẩn bị

Một câu trả lời thuyết phục khiến nhà tuyển dụng ưng ý bạn cần làm rõ được các động cơ đã nêu ở trên. Hãy chuẩn bị một số thông tin thiết yếu để hỗ trợ tối đa cho đáp án của bạn nhé.

Hiểu rõ bản thân

Để có câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi “tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”, trước tiên bạn cần xác định và hiểu rõ về kỹ năng, kiến thức của mình. Hãy đọc thật kỹ phần mô tả công việc cũng như yêu cầu của công ty và phân tích từng điểm một xem bản thân có đáp ứng được hay không. Bạn không nên ứng tuyển vào một công việc không phù hợp với khả năng của mình.

Tìm hiểu công ty

Việc tìm hiểu kỹ về công ty như là một cách chứng minh sự mong muốn trở thành một phần của công ty. Bạn nên tìm hiểu mọi chi tiết về họ như văn hoá làm việc, mục tiêu, sứ mệnh, sản phẩm, những thành công và thất bại đã trải qua, những cơ hội và thách thức,… Hãy đảm bảo rằng bạn nghiên cứu từ những nguồn tư liệu chính thống, thông tin chính xác hoàn toàn. Cố gắng nêu bật được giá trị của doanh nghiệp, có thể lựa chọn một vài chi tiết bạn đã tìm hiểu được từ đó thể hiện sự phù hợp của bạn với công ty. 

Tìm hiểu vị trí ứng tuyển

Bên cạnh đó, việc hiểu rõ vị trí ứng tuyển cũng quan trọng không kém. Bạn cần thể hiện rằng chỗ đang trống của công ty chính là chuyên môn của bạn và bạn biết công việc của bạn là gì, sử dụng công cụ nào,… Đây là cách khác để cho nhà tuyển dụng thấy được sự đam mê, nhiệt huyết của bạn đối với công việc này.

👉 Có thể bạn quan tâm: Trả lời điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thế nào để được đánh giá cao?

Cách đưa ra câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”

Trả lời câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?” thế nào cho đúng?

Khi đã chuẩn bị kỹ càng những “vũ khí” thiết yếu, chần chờ gì mà không tham khảo ngay cách mẹo hữu ích cho câu trả lời “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”.

Thể hiện sự am hiểu về công ty và sự phù hợp của bạn

Sự mong muốn làm việc tại công ty của có thể xuất phát từ những lợi ích mà công ty mang lại cho bạn, mức lương bạn mong muốn, những bài học quý giá. Tuy nhiên, cách nói đó không hề thể hiện được sự khát khao được trở thành một phần của công ty. 

Nên nhớ rằng họ không hoạt động, trả tiền để bạn học hỏi hay trau dồi bản thân. Họ tạo ra lợi nhuận, tạo ra giá trị để phát triển, tiến xa hơn nữa. Vì vậy hãy khen ngợi đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp và bám vào nhắc đến những gì bạn có thể mang lại cho họ, bạn là người có thể hòa nhập vào công ty để tiếp tục gặt hái những mục tiêu đã đề ra. Một số ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ nhất:

Ví dụ 1:

Tôi đã theo dõi và rất ngưỡng mộ những dịch vụ đặc biệt của công ty anh/chị ngay từ khi ra mắt. Tại thời điểm hiện tại, công ty là doanh nghiệp duy nhất có những ưu đãi mới trong ngành. Với một người đam mê với ngành du lịch như tôi, tôi có một vài ý tưởng tuyệt vời để giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn về website của công ty“.

Ví dụ 2:

Trong quá trình tìm hiểu về công ty, tôi thấy rằng mục tiêu đề ra là giúp nâng cao giá trị những sản phẩm thuần Việt với tầm nhìn “Người Việt dùng hàng Việt”. Đây cũng chính là lý do tôi muốn đóng góp một phần công sức của mình trong đó. Tôi tin rằng với với sự hỗ trợ của tôi trong mảng Truyền thông có thể giúp tiến gần hơn với tầm nhìn của công ty.”

Thể hiện niềm đam mê với vị trí ứng tuyển và khả năng của bạn

Bằng sự đam mê công việc của mình, hãy thể hiện cho họ thấy một cách chân thật. Tất nhiên, nói là không đủ, cần phải hành động. Những thế mạnh riêng của bạn giúp ích thế nào cho vị trí ứng tuyển, mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, bạn muốn tiến xa đến đâu, đồng hành cùng với công ty như thế nào,… Việc thiết lập một mục tiêu nghề nghiệp góp phần nêu bật được giá trí của bạn và những kỹ năng bạn đang có. Tham khảo những ví dụ dưới đây để có câu trả lời hoàn hảo nhất nhé!

Ví dụ 1:

“Mục tiêu mà tôi đang hướng đến đó là trở thành leader cho team Thiết kế. Đó chắc hẳn là một hành trình dài vì tôi chỉ vừa mới ra trường. Tuy còn chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi tin rằng với những kỹ năng đồ hoạ mà tôi đã học hỏi suốt nhiều năm qua, cùng với sự hăng hái trong công việc tôi sẽ đạt được mục tiêu của bản thân. Vì vậy tôi rất mong có thể ứng tuyển vị trí TTS Thiết kế của công ty.”

Ví dụ 2:

“Tôi lớn lên trong một thành phố phát triển về du lịch. Chính vì vậy tôi đã được tiếp cận với công việc hướng dẫn viên từ rất sớm. Tôi nhận thấy mình rất yêu thích công việc này và đã lựa chọn học hỏi, trau dồi thêm bản thân về mảng du lịch. Bởi vậy tôi rất muốn nắm bắt cơ hội được trở thành nhân viên hướng dẫn viên du lịch part-time của công ty.”

👉 Có thể bạn quan tâm: Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho mọi đối tượng

Kết

JobsGO hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi “Tại sao bạn lựa chọn công ty chúng tôi?”.

Nhà tuyển dụng hỏi vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?

08/11/2020 02:30

Một số ứng viên thấy rằng câu hỏi "Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?" có vẻ vô nghĩa và khiến họ khó chịu, thậm chí có người còn xếp câu hỏi này vào một trong số những câu hỏi phỏng vấn ngu ngốc nhất. Nghe thì có vẻ dư thừa nhưng có chắc tất cả các ứng viên đều biết lý do họ ứng tuyển vị trí đó không? Làm thế nào để trả lời câu hỏi này một cách khéo léo, gây ấn tượng mạnh?

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn khôn ngoan cho các ứng viên

I. Tại sao nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về lý do ứng tuyển?

Trên thực tế, "Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?" là một câu hỏi quan trọng với nhà tuyển dụng vì nhiều lý do. Mục đích của họ khi đặt ra câu hỏi này là xem liệu ứng viên có thích hợp với văn hóa công ty hay không, đồng thời hiểu rõ động lực của ứng viên khi ứng tuyển công việc và liệu ứng viên đó có khả năng đảm nhận chức vụ một cách nhanh chóng hay không. Ngoài ra, họ cũng muốn biết ứng viên bị thu hút hoặc quan tâm điều gì về công ty hoặc vị trí tuyển dụng.

II. Bí quyết trả lời câu hỏi "Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?"

1. Tìm hiểu các cách để có thông tin về công ty trước khi trả lời

Bước đầu tiên trong công tác chuẩn bị cho câu hỏi này chính là thu thập thông tin về công ty, bạn không thể trả lời một cách thuyết phục mình muốn hay không muốn làm việc cho công ty nếu bạn không biết gì về họ. Vậy nên ngay sau khi có được hẹn phỏng vấn, bạn cần phải xác định được mình nên chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn, từ đó sẽ có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho phù hợp nhất.
Hãy nhớ bên cạnh việc chia sẻ về mục tiêu sự nghiệp và động lực của chính mình, câu trả lời còn cần cho thấy rằng bạn hiểu biết về công ty tuyển dụng. Nếu đã biết tại sao công ty lại phù hợp với mình, bạn có thể bỏ qua bước này và luyện tập câu trả lời. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ thì một số mẹo tìm kiếm dưới đây sẽ giúp bạn.
  • Website công ty

Đây là cách tiếp cận hiển nhiên nhưng bạn vẫn cần dành thời gian để làm điều này. Một website hiệu quả sẽ bao gồm mọi thông tin từ lịch sử doanh nghiệp cho đến tuyên bố sứ mệnh, từ các dòng sản phẩm cho đến giải thưởng và thành tích mới nhất mà công ty nhận được. Đọc trang Giới thiệu và Tin tức để nắm được thông tin mới nhất về công ty.
Xem blog của công ty nếu có. Sau đó, đăng ký nhận thư tin tức [newsletter] và xem sự hiện diện của công ty trên các trang mạng xã hội như LinkedIn, Twitter, Facebook, YouTube... Ngoài ra, một số công ty còn cung cấp thông tin về quy trình tuyển dụng trên website ở phần Việc làm/Tuyển dụng, bao gồm vị trí tuyển dụng, nơi đăng tuyển dụng và một số mẫu câu hỏi phỏng vấn.
  • Truyền thông

Mặc dù website của công ty cho bạn biết rất nhiều thông tin nhưng tìm hiểu thêm qua công cụ tìm kiếm Google cũng là điều cần thiết. Tìm kiếm các bài viết gần đây về công ty trên các ấn phẩm của ngành và báo chính thống để thu thập thông tin về xu hướng mới nhất và vị trí của công ty so với đối thủ canh trạnh trong ngành.
  • Mạng lưới quan hệ của bạn

Mạng lưới quan hệ [hoặc tài khoản LinkedIn] sẽ là nguồn tìm kiếm giá trị dành cho bạn. Liên hệ với người quen đáng tin cậy để tìm hiểu thông tin.

Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về lý do muốn ứng tuyển thông minh

2. Cách trả lời câu hỏi: "Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?"

Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một người phù hợp và mong muốn làm việc cho công ty. Một câu trả lời hay sẽ thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty và ngành kinh doanh. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị trước buổi phỏng vấn để xác định các lý do cụ thể bạn muốn làm việc cho tổ chức đó.
Lý do này có thể nằm trong số những điều sau đây:
  • Danh tiếng của công ty.
  • Danh tiếng của lãnh đạo chủ chốt.
  • Ngưỡng mộ sản phẩm/dịch vụ của công ty ngưỡng mộ sáng kiến của công ty [chiến dịch marketing, trách nhiệm với cộng đồng, các chương trình đào tạo...].
  • Văn hóa và giá trị của công ty.
  • Sự tăng trưởng/thành công của công ty.
  • Lý do khác nhưng tuyệt đối không nên là "Công ty ở gần nhà tôi".
Đừng xem nhẹ vai trò của sự phù hợp về văn hóa công ty. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trước khi phỏng vấn, nhiều doanh nghiệp tự hào quảng bá loại văn hóa họ đang nỗ lực tạo nên. Nếu bạn cảm thấy văn hóa doanh nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của mình thì đừng quên bày tỏ trong khi phỏng vấn.

Lý do ứng tuyển là câu hỏi phổ biến trong quá trình phỏng vấn

III. Mẫu câu trả lời câu hỏi "Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?" hay nhất

  • Tôi muốn được tiến xa hơn nữa trong công việc. Tôi muốn tìm cơ hội cũng như những thách thức mới để tôi có thể sử dụng được những kỹ năng của mình, giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn.
  • Điều đầu tiên là tôi muốn thay đổi môi trường, tạo mọi thứ mới mẻ cho công việc của mình. Tiếp đó là vị trí tôi ứng tuyển thật sự phù hợp với khả năng cũng như chuyên môn của tôi. Tôi hi vọng một công ty tốt về mọi mặt sẽ tạo cơ hội cho tôi phát triển sự nghiệp và cống hiến hết mình.
  • Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đem đến cho tôi sự tin tưởng về mọi mặt. Mọi công việc tôi tìm hiểu về công ty cho tôi thấy sự đi đầu về công nghệ và nắm bắt được cơ hội. Chính vì thế tôi muốn có sự nỗ lực để tạo ra những điều khác biệt, đem đến cho cá nhân mình sự phát triển nhất định về sự nghiệp và đóng góp một phần nhỏ sức mình vào sự phát triển công ty.
  • Sự nhiệt tình của sếp, sự quan tâm đến đời sống nhân viên, sự công bằng và rõ ràng trong công việc, đó là những điều tôi thấy mình nên lựa chọn công ty. Mọi sự phù hợp trong công việc cùng với sự hướng dẫn tận tình của đồng nghiệp chắc chắn sẽ là cơ hội tốt cho tôi phát triển bản thân.
  • Danh tiếng của công ty chắc chắn là một nhân tố quan trọng. Tôi sẽ rất tự hào được làm việc cho công ty có lịch sử lâu đời ở vị trí dẫn đầu trong ngành. Ngoài ra, một người quen của nhà tôi đã làm việc tại bộ phận Tài chính doanh nghiệp của công ty khoảng hai năm trước và anh ấy đã nói với tôi rằng công ty hỗ trợ học hỏi, phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.
  • Tôi đã xem một bài viết trên báo X về CEO A của công ty, tôi rất ngưỡng mộ anh ấy, ngoài ra tôi còn biết trong thời gian tới công ty sẽ tập trung vào đổi mới công nghệ. Tôi tự thấy bản thân là một người yêu thích sáng tạo và tôi muốn làm việc cho công ty sẽ dẫn đầu ngành trong tương lai.
  • Tôi rất thán phục sản phẩm phần mềm của công ty và muốn nắm bắt cơ hội được làm việc với công ty tốt nhất trong ngành. Đồng thời, tôi có một người bạn trong ngành đã nói về sự tôn trọng của công ty với nhân viên và môi trường làm việc tuyệt vời khuyến khích sự cải tiến. Tôi nghĩ tác phong làm việc chủ động của tôi sẽ phù hợp để làm việc ở công ty nhất là ở vị trí này.
  • "Tôi đã đọc được rất nhiều thông tin về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng quốc tế do công ty sản xuất. Với kinh nghiệm làm việc 5 năm trong vị trí marketing sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, tôi mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cạnh tranh và cam kết sẽ đóng góp thật nhiều vào sự phát triển của toàn bộ công ty. Được trở thành một nhân viên trong tập thể xuất sắc như ở đây là ước mơ và niềm tự hào của tôi".
  • "Tôi đã tìm hiểu về công ty qua người quen từng làm việc tại bộ phận chăm sóc khách hàng, đồng thời đọc thêm thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội. Được biết công ty có định hướng phát triển với cam kết vì cộng đồng, tôi tha thiết muốn được sử dụng kinh nghiệm làm việc 10 năm của mình để đóng góp nhiều hơn cho công ty và xã hội.
  • "Công ty không chỉ được biết đến như một doanh nghiệp đầu ngành, có nguồn tài chính mạnh mẽ, mô hình kinh doanh tuyệt vời mà khi tôi tìm hiểu trên Facebook còn thấy phản ứng của khách hàng rất tích cực, uy tín rất tốt. Trên thực tế, tôi cũng là một trong những người dùng sản phẩm của công ty mình và mong muốn trở thành một phần trong quá trình phát triển và phân phối".
  • "Một trong những lý do hàng đầu khiến tôi muốn làm việc tại công ty là vì danh tiếng tích cực và môi trường tốt. Tôi đã nghe những người đồng nghiệp từng làm việc tại đây nói lại rằng họ đánh giá cao các chính sách phát triển, đào tạo của công ty, luôn sẵn sàng cho các thử thách mới và tạo điều kiện cho những ý tưởng sáng tạo".
  • "Tôi biết rằng công ty hiện đang có định hướng mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu suốt 5 năm qua, tôi chắn rằng bản thân có thể đóng góp để công ty này đạt được mục tiêu".

Tham khảo cách trả lời câu hỏi về lý do ứng tuyển để ứng phó với nhà tuyển dụng tốt nhất

IV. Tuyệt đối không nhắc đến các chủ đề sau khi nói về lý do ứng tuyển

Khi được hỏi về lý do ứng tuyển, bạn có thể liệt kê ra rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan - do mong muốn của bạn, do giá trị và danh tiếng của công ty,... Tuy nhiên, có một số chủ đề bạn không bao giờ nên đề cập tới khi nói về lý do ứng tuyển của mình. Việc nói về các chủ đề nhạy cảm, không phù hợp sẽ khiến bạn để lại ấn tượng tiêu cực với nhà tuyển dụng.
  • Tiền bạc: Cho dù bạn ứng tuyển vào vị trí nào, thu nhập vẫn là một mối quan tâm hàng đầu, nhưng cũng không vì vậy mà bạn nói với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn làm việc tại công ty vì tiền lương. Người phỏng vấn bạn có thể đặt ra câu hỏi rằng, liệu khi có bên khác cung cấp cho bạn đãi ngộ tốt hơn, liệu bạn có rời đi ngay lập tức?
  • Tôn giáo: Ở Việt Nam, đa phần mọi người đều không theo tôn giáo nào. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên nhắc tới chủ đề này khi nói về lý do ứng tuyển. Những câu trả lời kiểu như: "Tôi được biết công ty mình có nhiều người theo Đạo..." sẽ vô cùng phản cảm và không phù hợp.
  • Chính trị, vùng miền: Dù bạn là người bản xứ hay từ nơi khác đến tìm việc, tuyệt đối không đề cập đến các vấn đề chính trị hoặc vùng miền khi được hỏi về lý do ứng tuyển. Đó là những yếu tố hàng đầu gây chia rẽ và xung đột.
  • Đời sống tình cảm của bạn: Một số ứng viên muốn giải thích lý do xin vào công ty theo cách vui vẻ, thoải mái, nhưng đôi khi họ lại phạm phải sai lầm không đáng có. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều sẽ bị sốc nên bạn bất ngờ nói rằng: "Tôi muốn được làm việc tại đây vì nghe nói công ty có rất nhiều trai xinh gái đẹp. Tôi hy vọng có thể tìm được bạn trai/bạn gái tại công ty". Hãy nhớ, bạn đang xin việc và nếu vượt qua bạn sẽ đi làm. Công ty không phải nơi để bạn giải trí hoặc tìm kiếm đối tượng. Không phải lời trêu đùa nào cũng được chấp nhận, nhất là khi bạn đang ở trong một cuộc phỏng vấn nghiêm túc.
  • Khát vọng sự nghiệp của bạn: Không có gì sai khi xem công việc hiện tại mà bạn đang ứng tuyển là bước đệm cho những dự định lớn hơn trong tương lai. Tuy vậy, những suy nghĩ như vậy bạn chỉ nên giữ cho chính mình, ít nhất đó không phải chủ đề phù hợp để thảo luận với nhà tuyển dụng. Nói về khát vọng sự nghiệp của bạn có thể khiến công ty đặt câu hỏi về lòng trung thành của bạn.

Những chủ đề tránh đề cập trong buổi phỏng vấn

Việc chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn sẽ không bao giờ là thừa. Nếu như bạn quá chủ quan không có sự chuẩn bị nào cả thì chắc chắn đó sẽ là câu trả lời cho câu hỏi vì sao phỏng vấn đâu trượt đấy. Nhà tuyển dụng không đánh giá cao năng lực của bạn và do đó bạn sẽ phải đi kiếm một việc làm khác.
Những chia sẻ về bí quyết phỏng vấn ở trên của JOBOKO dành cho bạn đọc, hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin kiến thức bổ ích về kỹ năng phỏng vấn, đồng thời có nhiều hơn cơ hội việc làm mà mình mong muốn. Dù bạn đang ứng tuyển vào bất kỳ ngành nghề nào từ nhân viên lễ tân, lái xe, trợ lý, hay nhân viên thu ngân thì cũng cần có kỹ năng phỏng vấn tốt, có như vậy cơ hội việc làm đến với chúng ta mới rộng mở.

MỤC LỤC:
I. Tại sao nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về lý do ứng tuyển?
II. Bí quyết trả lời câu hỏi "Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?"
III. Mẫu câu trả lời câu hỏi "Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?" hay nhất
IV. Tuyệt đối không nhắc đến các chủ đề sau khi nói về lý do ứng tuyển

Đọc thêm: Mẹo trả lời câu hỏi "Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?" khi phỏng vấn

Đọc thêm: Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ, mẹo trả lời khiến nhà tuyển dụng tâm phục, khẩu phục

Video liên quan

Chủ Đề