Tại sao cầu thủ anh lại đắt

Chu08 thg 5, 2022 06:58+00:00

Ngoại hạng AnhChelseaTottenham HotspurManchester CityArsenal

Cứ khoảng 2 năm một lần, các CLB lớn ở Anh sẽ lại phá kỷ lục chuyển nhượng. Các đội bóng lớn, đặc biệt là BigSix khá chịu chi trong 5 năm trở lại đây và không ngại bỏ ra hàng chục triệu bảng để chiêu mộ các tài năng khắp châu Âu.

Trong khi nhiều cầu thủ thăng hoa và trở thành ngôi sao của CLB, thì một vài người phải vật lộn để thi đấu đúng với kỳ vọng và danh tiếng của mình.

Cùng nhìn lại những bản hợp đồng đắt giá nhất của các CLB thuộc BigSix Ngoại hạng Anh thể hiện ra sao.

  • Ndombele gia nhập Tottenham vào năm 2019 với mức giá 55 triệu bảng và trở thành cầu thủ đắt giá nhất lịch sử Spurs. Trong hơn 2 năm qua, có 4 vị HLV đã dẫn dắt đội bóng Bắc London, nhưng vẫn chưa ai tìm ra cách để sử dụng bản hợp đồng kỷ lục này.

    Chấn thương và phong độ không ổn định khiến anh không có nhiều cơ hội để thể hiện, nhưng Ndombele vẫn đang nhận lương ngang với Harry Kane [200.000 bảng/tuần].

    Ndombele là một chữ ký thảm họa của Spurs và nhiều khả năng anh sẽ sớm bị tống khứ khỏi CLB khi không được lòng cả HLV Antonio Conte lẫn các CĐV. Hiện tại, anh đang khoác áo Lyon theo dạng cho mượn.

  • Pepe chuyển đến Arsenal từ Lille với mức giá khổng lồ 72 triệu bảng. Con số này không chỉ biến anh trở thành bản hợp đồng giá trị nhất lịch sử Pháo thủ, mà còn là cầu thủ đắt giá nhất châu Phi.

    Các CĐV Arsenal kỳ vọng rằng Pepe có thể nối bước Eden Hazard của Chelsea để trở thành ngôi sao tiếp theo đến từ Lille tỏa sáng ở Premier Leauge, nhưng đến nay màn trình diễn của anh vẫn chưa xứng đáng với số tiền mà CLB chủ quản đã bỏ ra.

    Tuy nhiên, cầu thủ người Bờ Biển Ngà xứng đáng nhận được những lời động viên khi anh là chân sút ghi bàn nhiều thứ nhì cho Arsenal mùa 2020/21 [16 bàn].

  • Jack Grealish cập bến Man City vào mùa hè 2021 với mức giá gây sốc 100 triệu bảng. Tiền vệ này trở thành cầu thủ đắt giá nhất lịch sử Man City và cả nước Anh. Dẫu vậy, chứng kiến những gì diễn ra với Grealish ở mùa giải 2021/22, có lẽ nhiều người đã cho rằng đây là một bước đi điên rồ của The Citizens.

    Ít ai ngờ khi thi đấu giữa một đội hình hoàn hảo của nhà ĐKVĐ, Grealish lại lạc lõng đến thế. Chính bản thân cầu thủ này cũng thừa nhận rằng anh đang chật vật để hòa nhập và tìm lại phong độ ở Man City.

    Nhưng đừng quên rằng, các tân binh thường mất ít nhất một mùa giải để quen với các yêu cầu của HLV Pep Guardiola. Mọi thứ về Grealish nên được đánh giá nhiều hơn ở mùa giải thứ hai ở Etihad.

  • Paul Pogba chuyển đến khoác áo MU với mức giá 94,5 triệu bảng từ Juventus và trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới vào năm 2016. Tuy nhiên, đây được xem như là một quyết định có phần hấp tấp từ BLĐ của Quỷ đỏ khi cầu thủ này gần như đánh mất mình ở Old Trafford.

    Tiền vệ người Pháp là bản hợp đồng lớn đầu tiên của HLV Jose Mourinho. Mùa giải đầu tiên khá suôn sẻ khi anh cùng toàn đội vô địch Cúp Liên đoàn Anh và Europa League. Tuy nhiên, thời gian sau Pogba thi đấu rất mờ nhạt và thiếu ổn định.

    Hiện tại, Pogba không muốn gia hạn với MU và nhiều khả năng sẽ ra đi dưới dạng chuyển nhượng tự do vào mùa hè.

  • Chelsea chiêu mộ Lukaku với mức giá kỷ lục 97,5 triệu bảng từ Inter Milan vào mùa hè 2021. Tuy nhiên, sau nửa mùa giải, những đóng góp của anh vào thành tích của The Blues là rất hạn chế.

    Không chỉ thế, tiền đạo người Bỉ còn làm nội bộ đội bóng xáo trộn sau những phát ngôn không hay về chiến thuật của HLV Thomas Tuchel, đồng thời bày tỏ mong muốn được quay lại Inter Milan. Dù những khúc mắc đã được tháo gỡ, nhưng nó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần của toàn đội.

    Lukaku sẽ cần phải chứng tỏ nhiều hơn trong thời gian tới nếu không muốn trở thành nạn nhân tiếp theo của "lời nguyền số 9" ở Chelsea.

  • Có lẽ trong 6 bản hợp đồng đắt giá nhất của các đội thuộc BigSix, Van Dijk là cái tên đáng đồng tiền bát gạo nhất. 75 triệu bảng chưa bao giờ rẻ đến thế cho một cầu thủ quá chất lượng như hậu vệ người Hà Lan.

    Trong 4 năm thi đấu cho Liverpool, Van Dijk đã vô địch Premier League, Champions League, UEFA Super Cup và FIFA Club World Cup. Số danh hiệu này còn nhiều hơn cả tổng số cúp Liverpool giành được trong 12 năm trước khi Van Dijk xuất hiện.

    Cầu thủ người Hà Lan đã có 2 lần được xướng tên trong Đội hình xuất sắc nhất năm của PFA và 3 lần lọt vào Đội hình tiêu biểu Champions League trong 4 năm qua. Một Liverpool chật vật ở nửa sau của mùa giải 2020/21 khi vắng Van Dijk là đủ để minh chứng cho tầm ảnh hưởng to lớn của cầu thủ này tại Anfield.

[BongDa.com.vn] – Với việc Sterling chính thức trở thành cầu thủ Anh đắt nhất lịch sử khi chỉ mới ở tuổi 20, người ta buộc phải tự đặt ra một câu hỏi nhức nhối: Tại sao các cầu thủ xứ sở sương mù lại có giá đắt đỏ đến như vậy?

Sterling chính thức trở thành cầu thủ Anh đắt nhất lịch sử. Ảnh: Internet. 49 triệu bảng là cái giá mà Man City đã phải chi cho Liverpool để có được Sterling. Tiền vệ này thậm chí còn chưa cán mốc 100 trận tại Premier League. Trong quá khứ, các đội bóng ở Anh vẫn luôn có “truyền thống” làm vậy. Và với nhiều người, đó có thể là một sự điên rồ đến phi lý.

Năm 2011, Man City từng trả 37 triệu bảng cho Sergio Aguero  – người đến Premier League khi đã 23 tuổi, và khẳng định được khả năng ở Atletico Madrid. Sau 120 trận tại Anh, Aguero ghi được 78 bàn. Để so sánh, cũng vào năm đó, Liverpool mua Andy Carroll 35 triệu bảng từ Newcastle, và tiền đạo Anh thuần chủng này có bốn bàn sau 44 trận thi đấu cho nửa đỏ Meyserside.

Nhưng hãy công bằng, tiền không là giấy, để các câu lạc bộ ở Premier League có thể thoải mái mà đốt.

Luật “home – grown”

Với những thất bại liểng xiểng ở Euro và World Cup, cùng sự khan hiếm những tài năng bản xứ, LĐBĐ Anh [FA] đã quyết định đưa ra quy định “home – grown”. Quy định này bắt buộc các đội bóng thi đấu tại Premier League phải có ít nhất tám cầu thủ trong danh sách 25 cái tên được đăng ký trong đội hình.

Các cầu thủ “home – grown” này đều phải từng được đăng ký và thi đấu tại CLB chủ quản [thuộc Anh hoặc xứ Wales] trong thời gian tối thiểu là ba năm, trước sinh nhật lần thứ 21 của họ.

Điều này có nghĩa là những đội “giàu xổi” như Man City, với vô số tài năng ngoại quốc, không thể nào đáp ứng nổi quy định này, bởi họ không có truyền thống và thói quen đào tạo cầu thủ Anh trong nhiều năm qua.

Để cạnh tranh ở đẳng cấp cao nhất, Man City cần những cầu thủ bản địa xuất sắc nhất. Và tiền thì không phải là vấn đề. Nên nhớ, UEFA đã phải dỡ bỏ những hạn chế của luật Công Bằng Tài Chính [FFP] mà họ đã giành cho Man City và PSG.

Vài năm trước, Man City mua Jack Rodwell từ Everton với giá 12 triệu bảng, James Milner từ Aston Villa với giá 26 triệu và Scott Sinclair từ Swansea với giá 6,5 triệu. Ba cái tên này sau đó được họ thải ra với tổng giá trị chưa tới 5 triệu bảng.

Đầu tư cho tương lai

Hãy thừa nhận một sự thật rằng, các bản hợp đồng cầu thủ Anh đắt đỏ hầu hết rơi vào những cầu thủ trẻ của xứ sở sương mù. Andy Caroll đến Liverpool vào năm 22 tuổi, các bản hợp đồng đã kể trên của Man City, hay việc M.U trả tới 25.6 triệu cho Wayner Rooney khi tiền đạo này chỉ mới 18 tuổi.

Một ví dụ sinh động nhất, Arsenal – vua tính toán trên thị trường chuyển nhượng, sẵn sàng trả cho Southampton 16 triệu bảng vì Calum Chambers. Trong khi Mathieu Debuchy – hậu vệ cánh số 1 của tuyển quốc gia Pháp có giá 12 triệu. Trong quá khứ, cả Oxlade Chamberlain hay Theo Walcott đều ngốn của đội bóng thành London không ít tiền của.

Rooney từng đến M.U cũng với một mức giá kỷ lục. Ảnh: Internet.

Và lý do quan trọng nhất, sự khan hiếm tài năng

Những con số thống kê của FA cho thấy, số cầu thủ Anh thi đấu tại Premier League đang thấp đến mức kỷ lục. Trong vòng một thập niên qua, kể từ sự phát triển vũ bão và hào nhoáng của Premier League, những tài năng bản địa đã xuất hiện quá ít.

Nhiều năm trở lại đây, không nhiều cầu thủ Anh xuất hiện trên TTCN. Các CLB Anh luôn muốn giữ người. Không chỉ bởi chất lượng đội hình, mà còn vì sức hút thương mại, yếu tố tình cảm đến từ CĐV.

Trong một cuộc thống kê vào năm 2010, Manchester United và Liverpool chính là đội được các trọng tài ưu ái nhất vì sở hữu nhiều… cầu thủ Anh trong đội hình. Người Anh luôn bảo thủ, và điều tương tự cũng xuất hiện với các cổ động viên.

Đó là lý do tại sao John Terry, Steven Gerrard hay Wayne Rooney luôn được các CLB lớn giữ lại bằng mọi giá. Bất luận họ có phải trả cho các cầu thủ này mức lương cỡ nào đi chăng nữa.

Premier League có giá bản quyền truyền hình cao nhất thế giới. Có những cổ động viên nhiệt thành và chăm đến sân nhất thế giới. Có nền báo chí sôi động nhất thế giới. Đó đơn giản chỉ là quy luật của thị trường.

Và nếu một người như Arsene Wenger còn chấp nhận, thì hoàn toàn dễ hiểu khi Man City làm mọi thứ để có Sterling.

Nguyễn Thanh - Thể thao Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề