Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá như thế nào

Tỷ giá hối đoái chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của quốc gia, là thước đo về năng lực cạnh tranh thương mại với các nước khác trên thế giới. Vậy bạn đã biết các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái gồm những gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Finhay  tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.  

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền nước này so với đồng tiền của nước khác. Đối với các trader khi tham gia mua bán các cặp tiền tệ tại sàn IC Markets hay bất cứ sàn giao dịch nào khác trên thị trường forex đều  rất quan tâm đến tỷ giá hối đoái.

Vậy tỷ giá hối đoái ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Coi tiền tệ như một loại hàng hóa thông thường thì nó cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng của cung – cầu thị trường. Trong trường hợp cung về ngoại tệ lớn hơn cầu, tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Ngược lại, khi mà cầu lớn hơn cung sẽ làm cho giá đồng ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ bị mất giá và là nguyên nhân khiến cho tỷ giá hối đoái tăng lên.

  • Cán cân thanh toán quốc tế

Nguyên nhân tiếp theo ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái đó chính là cán cân thanh toán quốc tế. Khi mà cán cân thanh toán có dấu hiệu bội chi tức là nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng lên, sẽ làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, nhu cầu về đồng nội tệ tăng lên, đồng ngoại tệ giảm xuống. Điều này khiến cho tỷ giá hối đoái bị giảm.

Như chúng ta đã biết, theo nguyên tắc thì bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đồng tiền của nước mình có giá trị tương đương với đồng tiền của nước khác. Để làm được điều này thì đất nước đó cần phải giữ tỷ lệ lạm phát ở mức độ vừa phải.

Khi mà các yếu tố khác trong nền kinh tế không thay đổi, lạm phát càng cao thì tỷ giá hối đoái càng giảm, đồng nội tệ càng bị mất giá và ngược lại.

Tương tự như lạm phát thì lãi suất và tỷ giá hối đoái cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo lý thuyết, nguồn vốn sẽ di chuyển từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao. Vì vậy, khi mà lãi suất trong nước tăng lên sẽ thu hút các nguồn tư bản từ nước ngoài vào và làm tăng nguồn ngoại tệ. Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ giảm xuống.

Nợ công là nguyên nhân làm thâm hụt ngân sách quốc gia. Khi gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách, các quốc gia sẽ có xu hướng huy động nguồn tài trợ từ nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống.

Mặt khác, khi mà đất nước phải gánh chịu một khoản nợ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình lạm phát tăng cao. Và trong trường hợp tồi tệ nhất, đất nước phải in tiền để trả nợ thì nguồn tiền này cũng là nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng cao. Lạm phát lại ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. 

Bên cạnh đó thì khi đất nước huy động nguồn ngoại tệ để trả nợ lãi, đến một giai đoạn nào đó, nợ đã được trả hết, giá trị của đồng ngoại tệ giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng theo đó giảm theo.

Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá hối đoái. 

Khi mà thu nhập của quốc gia tăng lên tức là người dân sẽ có xu hướng thích tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu về ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.

Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên tức là mức sống tăng lên, người dân chi tiêu nhiều hơn. Điều này làm cho tỷ lệ lạm phát giảm và làm tăng tỷ giá hối đoái. 

  • Thâm hụt tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại của một quốc gia so với đối tác thương mại của quốc gia đó. Việc thâm hụt tài khoản vãng lai chứng tỏ rằng, quốc gia đang cần nhiều ngoại tệ hơn so với những gì họ xuất khẩu được, đồng thời họ cung cấp cho nước ngoài một lượng nội tệ nhiều hơn so với nhu cầu mua hàng hóa thực tế. Điều này làm cho nhu cầu ngoại tệ bị dư thừa, trở thành nguyên nhân dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.

  • Tỷ lệ trao đổi thương mại

Tỷ lệ trao đổi thương mại chính là tỷ lệ so sánh giữa giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi này lại liên quan trực tiếp đến cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai. Đây là hai yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Chính vì vậy mà tỷ lệ trao đổi thương mại cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Bạn biết đấy, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng muốn đầu tư vào những quốc gia có tình hình chính trị ổn định. Bởi một nền chính trị ổn định, không có chiến tranh, bạo loạn sẽ giúp họ yên tâm sản xuất kinh doanh, người dân cũng tiêu dùng nhiều hơn. Mặt khác, đối với những quốc gia ổn định về chính trị thì họ cũng sẽ có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế, quan tâm đến các nhà đầu tư…

Và khi các nhà đầu tư nước ngoài vào họ cũng chuyển sang một lượng lớn đồng ngoại tệ, làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

Bên cạnh chính trị thì tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng đến quyết định rót vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Khi mà nền kinh tế của một đất nước càng phát triển, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rót vốn vào với mục đích mở rộng thị trường, làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi theo.

Kết luận

Ở trên Finhay đã tổng hợp và cung cấp cho bạn về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Với hầu hết các lĩnh vực đầu tư thì tỷ giá hối đoái đều có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thực tế của các công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, khi đưa ra quyết định về một khoản đầu tư nào, bạn đừng quên bỏ qua tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái nhé. Chúc bạn may mắn và thành công với quyết định đầu tư của mình.

Theo Tradervn

Theo các chuyên gia, nguồn cung USD tích cực nhưng cũng chỉ giúp “ghìm cương” tỷ giá USD/VND trong một khoảng thời gian ngắn, chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn ...

Phiên đầu tuần [30/5], giá vàng thế giới giảm xuống 1.850,6 USD/ounce. Trong nước, giá vàng giao dịch quanh 69,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua và bán khoảng 1 ...

Kết thúc phiên cuối tuần [28/5], giá vàng thế giới neo ở mức 1.854,1 USD/ounce. Trong nước, giá vàng tiếp tục được điều chỉnh tăng, giao dịch vượt xa ngưỡng ...

Tỷ giá hối đoái và lãi suất là 2 công cụ khác nhau nhưng lại có quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau với nhau, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô của đất nước.

Trước khi đi xem xét xem hai công cụ này có mối quan hệ như thế nào với nhau, chúng ta cùng tìm hiểu xem chúng thực chất là gì.

Tỷ giá hối đoái 

Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex… Đây là sự so sánh mối tương quan về giá trị giữa hai đồng tiền với nhau. Nó thể hiện giá một đồng tiền này sẽ được quy đổi sang số lượng của một đồng tiền khác.

Xem thêm: Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế?

Lãi suất

Lãi suất là cụm từ quá quen thuộc trên thị trường tiền tệ, tài chính – Ngân hàng. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định tạo ra từ các giao dịch cho vay hoặc gửi tiền giữa các bên. 

Lãi suất là cái giá mà người đi vay phải chi trả khi sử dụng số tiền không thuộc quyền sở hữu của mình và là khoản lợi tức mà người cho vay được hưởng đối với việc trì hoãn chi tiêu của họ.

Hình 1: Tỷ giá hối đoái và lãi suất là gì

Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất

Dù là hai khái niệm khác nhau, các yếu tố cấu thành nên hai công cụ này cũng khác nhau hoàn toàn nhưng chúng lại có mối quan hệ rất khăng khít với nhau và có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế vĩ mô. 

Sự tác động từ lãi suất tới tỷ giá hối đoái hay độ nhạy cảm của tỷ giá trao đổi ngoại tệ với lãi suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Cơ chế tỷ giá, mức độ di chuyển vốn của mỗi quốc gia, chính sách ngoại thương, tình hình chính trị trong nước và quốc tế…

Trong ngắn hạn

Trong thời gian ngắn hạn, hai công cụ này sẽ ảnh hưởng theo thuyết ngang giá lãi suất. Tức là khi có sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia sẽ được bù đắp lại bằng sự chênh lệch giữa tỷ giá của 2 loại đồng tiền của hai quốc gia này.

Ví dụ: Giữa hai đồng tiền VND và USD coi các yếu tố khác trong ngắn hạn không thay đổi. Nếu lãi suất của VND cao hơn lãi suất của đồng USD thì xu hướng giữ tiền chuyển sang nắm giữ tiền VND thay cho USD. Điều này làm cho nhu cầu đồng tiền Việt tăng lên, đồng đô la giảm đi. Việc này sẽ làm cho giá USD giảm đi so với VND. Do đó, thị trường mới về cung cầu VND – USD lại trở lại trạng thái cân bằng. Tương tự, khi lãi suất của đồng Việt giảm hơn đồng USD thì giá đồng USD lại tăng lên so với tiền Việt.

Sự ảnh hưởng ngược lại của tỷ giá đến lãi suất như sau: Khi giá đồng đô la tăng, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối, ngân hàng trung ương sẽ chủ động tăng lãi suất của đồng nội tệ. Và ngược lại, khi đồng USD giảm giá thì mức lãi suất tiền Việt sẽ được điều chỉnh giảm xuống.

Xem thêm: Cách xem tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng chính xác nhất

Trong dài hạn

Trong thời gian dài hạn, tỷ giá hối đoái tuân theo 3 nguyên lý:

  • Quy luật một giá: Tức là nếu sản xuất cùng một loại hàng hóa, sản phẩm thì giá của mặt hàng này sẽ giống nhau trên toàn thế giới, không chịu sự chi phối do quốc gia nào sản xuất ra.
  • Thuyết ngang bằng sức mua: Nguyên lý này được hiểu rằng nếu mức giá của một quốc gia tăng lên so với nước khác thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ bị thụt giảm, đồng tiền nước khác tăng giá.
  • Điều kiện ngang bằng lãi suất: Theo nguyên lý này biểu thị rằng lãi suất nội địa sẽ bằng lãi suất nước ngoài cộng thêm với khoản tăng giá dự tính của đồng tiền nước ngoài. Hoặc lấy lãi suất nước ngoài trừ đi dự tính tăng giá của đồng nội tệ sẽ được lãi suất nội địa.

Do đó, về dài hạn, tỷ giá hối đoái sẽ tự động cân bằng theo nhu cầu của thị trường, ít chịu tác động từ thay đổi lãi suất.

Hình 2: Mối quan hệ tỷ giá hối đoái và lãi suất

Một số lưu ý cần nắm về lãi suất và tỷ giá

  • Lãi suất và tỷ giá chỉ có mỗi quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả
  • Nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất [lên cao chẳng hạn] không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo [giảm xuống chẳng hạn]
  • Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều

Tỷ giá hối đoái và lãi suất có mối quan hệ là thế nhưng lại không phải là mối quan hệ trực tiếp – Nhân quả mà chỉ là mối quan hệ gián tiếp. Lãi suất chịu biến động từ tác động của quan hệ cung cầu vốn vay còn tỷ giá hối đoái lại chịu chi phối bởi quan hệ cung cầu về ngoại hối, cán cân thanh toán quyết định. Do đó, thành công hay thất bại trong việc sử dụng hai công cụ này đều tùy thuộc vào sự khôn ngoan trong việc sử dụng, vận hành chúng trong thực tế.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Video liên quan

Chủ Đề