Tại sao chảy máu cam

Chảy máu cam có thể do một số yếu tố như môi trường có độ ẩm thấp, lạm dụng thuốc xịt mũi, kích ứng với các sản phẩm hóa học hoặc ngoáy mũi gây tổn thương bên trong, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Nếu bị chảy máu cam trên 20 phút hoặc máu chảy quá nhiều thì cần phải được chăm sóc y tế ngay

Chảy máu cam là tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các thống kê cho thấy khoảng 60% dân số sẽ bị chảy máu cam vào một thời điểm nào đó trong đời. Trong đó, trẻ từ 3 đến 10 tuổi đặc biệt dễ bị chảy máu cam vì các bé thường ngoáy mũi.

Bên trong mũi là lớp niêm mạch chứa đầy các mạch máu nhỏ. Ngoáy mũi có thể làm tổn thương các mạch máu này, gây chảy máu cam. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam có thể hết mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.

Chảy máu cam ở mũi trước thường sẽ nhẹ và dễ kiểm soát. Thế nhưng, chảy máu cam ở mũi sau là do tổn thương các mạch máu ở sau mũi và cổ họng. Trường hợp này có thể cần phải được chăm sóc y tế ngay.

Dấu hiệu nhận biết chảy máu cam cần phải được chăm sóc y tế là máu chảy liên tục hơn 20 phút hoặc lượng máu chảy ra quá nhiều. Trong khi đó, nếu người bị chảy máu cam xuất hiện triệu chứng nôn mửa, khó thở, chảy máu tai hoặc trực tràng thì cần phải đưa đến bệnh viện ngay.

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp chảy máu cam không cần can thiệp y tế khẩn cấp nhưng vẫn cần được bác sĩ kiểm tra. Chẳng hạn, đó là những trường hợp chảy máu cam do tác dụng phụ của thuốc. Trẻ dưới 2 tuổi hoặc người lớn bị chảy máu cam thường xuyên kèm theo các triệu chứng của thiếu máu, da dễ bị bầm tím cũng cần đi bác sĩ khám.

Nếu máu chảy mức độ nhẹ, các chuyên gia khuyến cáo người mắc nên ngồi thẳng dậy chứ không nên nằm. Ngoài ra, sử dụng miếng gạc lạnh để cầm máu. Nhiệt độ lạnh của miếng gạch sẽ giúp các mạch máu co lại và cầm máu.

Hãy hỉ mũi nhẹ nhàng để tống các chất dịch tích tụ bên trong ra ngoài. Kẹp chặt bên mũi bị chảy máu trong khoảng 5 đến 15 phút, sau đó dùng khăn để lau sạch mũi, theo Healthline.

Tin liên quan

Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu.

1. Viêm mũi dị ứng : Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu . Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.

2. Khí hậu khô : Điều này thường gặp ở những bệnh nhân lệch vách ngăn vì luồng không khí khi “đi” qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn, gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.

3. Thường xuyên hắt hơi : Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn [phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi] và điều này dễ gây chảy máu.

4. Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.

5. Nhiễm khuẩn xoang hoặc có khối u : Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu thẫm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm khuẩn xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.

6. Tăng huyết áp : Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên gây chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, xuất huyết đáy...

7. Thay đổi sinh lý : Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là người bị tăng huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần khám bác sĩ sản khoa để được theo dõi và điều trị tích cực.

8. Bệnh về máu [như giảm tiểu cầu...] : Chảy máu mũi là biểu hiện thường gặp, cần khám xét nghiệm máu và điều trị tại chuyên khoa huyết học.

Dù là nguyên nhân gì thì chảy máu cam thường xuyên là một triệu chứng rất nguy hiểm. Do vậy nếu hay bị chảy máu cam cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.

Theo: Báo SKĐS

Bất kỳ ai cũng có thể đã từng bị chảy máu mũi [chảy máu cam] ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tình trạng này đang cảnh báo điều gì cũng như bị chảy máu cam phải làm sao để cầm máu.

Tìm hiểu chung

Chảy máu mũi là gì?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương.

Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần bị chảy máu cam trong đời. Đa số các trường hợp, máu sẽ ngưng chảy khi bạn đè lên mũi, nhưng một số người có thể phải cần đến sự chăm sóc y tế.

Những ai thường bị chảy máu cam?

Hiện tượng chảy máu mũi tương đối phổ biến. Theo thống kê, chảy máu cam ở trẻ em nhiều gấp hai lần so với người lớn. Trong đó, tình trạng bà bầu bị chảy máu mũi cũng thường xảy ra. Trẻ có thể chảy máu cam trong khi ngủ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng chảy máu cam là gì?

Các triệu chứng bao gồm chảy máu từ một hoặc hai bên mũi, máu cũng có thể chảy xuống thành sau họng gây khạc, ho hoặc nôn ra máu. Sau khi bị chảy một lượng khá nhiếu máu từ mũi, khi đi ngoài bạn có thể thấy phân màu đen hoặc màu hắc ín, điều đó có nghĩa là bạn đã nuốt vào một lượng lớn máu.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn sẽ cần gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Thấy máu phun mạnh ra từ mũi của bạn hay bạn nôn ra máu nhiều lần
  • Đang bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý huyết học [ưa chảy máu, bệnh bạch cầu] có thể gây ra hiện tượng chảy máu mũi
  • Đang dùng thuốc chống đông [warfarin]
  • Bạn bị sốt cao hơn 38,9°C, đặc biệt khi mũi bạn đã được nhét gòn hoặc đốt cầm máu
  • Bị khó thở
  • Chảy máu không ngừng sau 30 phút kể cả khi đã đè mũi cầm máu
  • Máu chảy từ mũi sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi

Nguyên nhân

Đâu là nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em và người lớn?

Vỡ mao mạch trong mũi bởi bất kỳ yếu tố gì, chẳng hạn như chấn thương [bị đánh vào mũi] đều có thể gây chảy máu cam. Các nguyên nhân khác khiến người trưởng thành và trẻ bị chảy máu mũi còn có thể kể đến như:

Mũi có rất nhiều mạch máu nhỏ bên trong nên dễ bị chảy máu mũi nếu mũi bị khô, hoặc thường xuyên ngoáy mũi. Tuy nhiên chảy máu cam không đáng lo ngại và có thể ngăn chặn và phòng ngừa bằng các cách sau đây. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Chảy máu mũi đột ngột hoặc không thường xuyên hiếm khi nghiêm trọng. Nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên, bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.

Không khí khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu cam. Sống trong khí hậu khô và sử dụng hệ thống sưởi trung tâm có thể làm khô màng mũi – là các mô bên trong mũi.

Tình trạng khô này gây ra đóng vảy bên trong mũi. Đóng vảy có thể ngứa hoặc bị kích ứng. 

Dùng thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi để điều trị dị ứng , cảm lạnh hoặc các vấn đề về xoang cũng có thể làm khô màng mũi và gây chảy máu cam. Xì mũi thường xuyên là một nguyên nhân khác gây chảy máu cam.

Các nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam bao gồm:

  • Dị vật mắc kẹt trong mũi
  • Chất kích ứng hóa học
  • Dị ứng
  • Chấn thương mũi
  • Hắt hơi nhiều lần
  • Ngoáy mũi
  • Không khí lạnh
  • Suy hô hấp cấp
  • Liều lượng lớn aspirin

Các nguyên nhân khác của chảy máu cam bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Rối loạn chảy máu
  • Rối loạn đông máu
  • Ung thư

Hầu hết chảy máu cam không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện nếu chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút hoặc xảy ra chảy máu sau một chấn thương. Đây có thể là dấu hiệu chảy máu mũi sau, tình trạng này nghiêm trọng hơn.

  • Ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước

Nhiều lời khuyên cho rằng khi bị chảy máu cam nên ngả người ra sau để máu không chảy xuống mặt tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Cách tốt nhất là hơi nghiêng người về phía trước để ngăn máu chảy xuống cổ họng làm nghẹt thở hoặc nôn mửa ra máu. Tập trung thở bằng miệng thay vì bằng mũi và cố gắng giữ bình tĩnh. 

Một số người sẽ dán bông hoặc dùng khăn giấy nhét mũi để cầm máu, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu vì kích thích các mạch máu quá mạnh. Thay vào đó hãy dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu một cách nhẹ nhàng khi máu chảy ra từ mũi.

  • Xịt thuốc thông mũi vào mũi

Thuốc xịt thông mũi có chứa thuốc làm thắt chặt mạch máu trong mũi. Điều này không chỉ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn mà còn có thể cầm máu

Bóp nhẹ phần thịt mềm của mũi dưới xương mũi trong khoảng 10 phút có thể giúp nén các mạch máu và cầm máu. Lưu ý không bóp mũi quá 10 phút vì có thể gây tái phát chảy máu. 

Khi máu đã bớt chảy, vẫn nên chăm sóc mũi để ngăn ngừa chảy máu cam tái phát.

Ngoáy mũi thường xuyên có thể gây kích ứng màng mũi vì bạn vừa bị chảy máu cam.

Bạn có thể xì mũi để loại bỏ phần gỉ mũi do vết máu mũi đã khô. Tuy nhiên không nên xì mũi trong vòng 24 giờ sau khi chảy máu cam vì có thể làm cho mũi chảy máu lại. 

  • Không cúi đầu xuống quá lâu

Không cúi đầu xuống quá lâu vì có thể gây áp lực lên mũi đồng thời chỉ nên làm việc nhẹ nhàng từ 24 đến 48 giờ sau khi chảy máu cam.

Chườm túi đá bằng vải lên mũi có thể giúp thắt chặt các mạch máu đồng thời làm giảm viêm nếu bạn gặp chấn thương. Lưu ý không để túi đá quá 10 phút để tránh làm tổn thương da. 

Màng nhầy của mũi khô do hít phải không khí khô hoặc các nguyên nhân khác có thể gây kích ứng mũi hơn nữa và dẫn đến chảy máu cam. Nên giữ ẩm cho mũi bằng cách xịt nước mũi sinh lý khoảng 2 đến 3 giờ một lần.

Móng tay dài và sắc nhọn sẽ là kẻ thù số một đối với mũi, vô tình ngoáy mũi khi đang ngủ có khả năng cao sẽ dẫn đến chảy máu mũi. Vì vậy cần cắt gọn móng tay nhất có thể để tránh làm tổn thương mũi.

Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí giúp mũi không bị khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ để ngăn ngừa chảy máu cam. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề