Tại sao lại đỏ mặt

Rosacea [còn gọi là chứng đỏ mặt] là một tình trạng ửng đỏ của da. Vì Rosacea liên quan tới thẩm mĩ nên nó có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, giao tiếp và công việc của bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu về Rosacea qua bài viết dưới đây.

Rosacea là một tình trạng ửng đỏ da, chủ yếu ảnh hưởng tới da vùng mặt. Rosacea là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất ở những phụ nữ trung niên với làn da sáng màu. Cho tới hiện nay chưa có hiểu biết thật sự rõ ràng về Rosacea.

Rosacea gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ của người bệnh, do đó có thể gây tác động tiêu cực về tâm lí trong cuộc sống. Kiên trì điều trị có thể giúp kiểm soát Rosacea ở một mức độ nhất định.

Da ửng đỏ do đâu?

Cho tới hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng da ửng đỏ hai bên má vẫn chưa được tìm ra, nhưng có một số các yếu tố nguy cơ nhất định. Rất có thể sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ là khởi nguồn xuất hiện Rosacea, tuy nhiên chưa có bằng chứng chắc chắn cho điều này. Vệ sinh không tốt không dẫn tới Rosacea.

Các yếu tố nguy cơ của hiện tượng da ửng đỏ bao gồm:

Nhiều chuyên gia tin rằng sự bất thường của mạch máu vùng mặt là yếu tố chính gây ra Rosacea. Điều này có thể giải thích các triệu chứng như nóng bừng, nổi ửng đỏ trên da và nổi mạch máu kéo dài. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra bất thường mạch máu lại không rõ.

Nghiên cứu gần đây cho thấy những yếu tố khởi phát từ bên ngoài như tia cực tím, đồ ăn cay, rượu [đặc biệt là rượu vang đỏ], tập luyện, căng thẳng, nóng và lạnh có thể kích hoạt một số phân tử trong da được gọi là các peptide. Nồng độ các peptide tăng lên có thể tác động lên hệ miễn dịch hoặc hệ thần kinh - mạch máu của da. Sự hoạt hóa các hệ này gây ra các hiện tượng giãn mạch, da ửng đỏ và viêm.

Các loài vi mạt [mạt có kích thước rất nhỏ] có tên demodex folliculorum thường sống trên da người và vô hại, nhưng với người mắc Rosacea số lượng vi mạt tồn tại đặc biệt lớn, và rất có thể điều này là một trong các yếu tố gây nên đỏ mặt. Hiện nay người ta chưa chắc chắn vi mạt là nguyên nhân hay là hậu quả của da ửng đỏ, nhưng có một số giả thuyết về việc các triệu chứng của bệnh là do các phản ứng của da với vi khuẩn có trong phân của mạt.

Rosacea dường như có tính chất gia đình, mặc dù vẫn chưa rõ yếu tố di truyền nào có liên quan hoặc di truyền giữa các thế hệ như thế nào.

Hiện tượng da ửng đỏ có một số yếu tố gây khởi phát. Các yếu tố này không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra Rosacea, nhưng nó làm cho các triệu chứng xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng hơn, bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời;
  • Căng thẳng;
  • Thời tiết nóng hoặc lạnh;
  • Gió mạnh;
  • Luyện tập gắng sức;
  • Đồ uống có cồn;
  • Tắm nước nóng;
  • Đồ ăn cay;
  • Thức uống nóng;
  • Không khí ẩm;
  • Caffeine;
  • Mãn kinh;
  • Sản phẩm từ sữa;
  • Các bệnh lí và thuốc điều trị bệnh nhất định.

Đa số người mắc Rosacea biểu hiện các triệu chứng theo đợt, nghĩa là có một thời gian các triệu chứng nặng lên, sau đó là một thời gian các biểu hiện nhẹ đi. Triệu chứng của da ửng đỏ có thể xuất hiện khác nhau tùy từng người, bao gồm:

  • Ửng đỏ: Là hiện tượng da trở nên đỏ trong một thời gian ngắn, thường là vài phút. Ửng đỏ chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt, đôi khi có thể lan xuống cổ và ngực. Một số trường hợp đỏ mặt xuất hiện kèm cảm giác nóng bừng.
  • Hồng ban kéo dài: Hồng ban xuất hiện dưới dạng như một vùng cháy nắng tồn tại kéo dài, và trong nhiều trường hợp khiến bệnh nhân bị người khác tưởng nhầm là người lạm dụng rượu. Hồng ban thường ở vị trí má, mũi và cằm, nhưng cũng có thể ở trán, cổ và ngực.
  • Giãn mạch máu: Theo thời gian các mạch máu ở da trở nên giãn vĩnh viễn và có thể nhìn thấy rõ.
  • Nốt sần và mụn mủ.
  • Da dày lên: Những người bị Rosacea mức độ nặng có thể gặp tình trạng da dày lên, thường là khu vực quanh mũi, khiến mũi có hình dáng bất thường [mũi phì đại]. Mũi phì đại không thường gặp, là triệu chứng nặng, xuất hiện sau nhiều năm bị bệnh, và thường chỉ gặp trên bệnh nhân nam giới.

Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm:

  • Da nhạy cảm: Cảm giác nóng bỏng, ngứa, và đau.
  • Da khô ráp.
  • Sưng mặt [phù bạch mạch].

Rosacea gần như không bao giờ xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn [tổn thương sẹo hóa].

Hiện tượng da ửng đỏ có một dạng ảnh hưởng tới mắt, với các triệu chứng biểu hiện là:

  • Cảm giác có vật gì đó trong mắt.
  • Khô mắt.
  • Cảm giác kích thích, xuất hiện vằn đỏ ở mắt.
  • Viêm mi mắt.

Rosacea đôi khi khiến giác mạc bị viêm và tổn thương, và các biểu hiện nghiêm trọng có thể xuất hiện là:

  • Đau mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Suy giảm thị lực.

Suy giảm thị lực là biểu hiện nghiêm trọng của Rosacea

Nếu các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên xuất hiện kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường về mắt, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, bởi viêm giác mạc không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Hiện nay không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán Rosacea. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử, bệnh sử và thăm khám lâm sàng, đồng thời có thể chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lí khác.

Điều trị Rosacea nhằm mục đích kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, bởi vậy điều trị càng sớm thì càng hạn chế được sự tăng nặng của bệnh. Thời gian điều trị Rosacea tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vào mức độ nặng của bệnh nhân. Một điểm cần lưu ý trong điều trị là Rosacea hay tái phát.

6.1 Thuốc điều trị

Loại thuốc điều trị mà bác sĩ chỉ định sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể phải sử dụng phối hợp thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Thuốc tại chỗ: Các loại thuốc tại chỗ được sử dụng dưới dạng kem hoặc gel bôi lên vùng da biểu hiện bệnh. Các loại thuốc thường dùng là brimonidine [Mirvaso], oxymetazoline [Rhofade], azelaic acid [Azelex, Finacea], metronidazole [Metrogel, Noritate,...], và một loại thuốc rất mới là ivermectin [Soolantra].
  • Kháng sinh đường uống: Sử dụng với trường hợp da ửng đỏ mức độ trung bình và nặng có xuất hiện mụn mủ.
  • Thuốc trị trứng cá đường uống: Nếu bệnh nhân bị da ửng đỏ mức độ nặng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị trứng cá đường uống là isotretinoin [Amnesteem, Claravis,...] để điều trị các tổn thương giống như trứng cá của Rosacea.

6.2 Các liệu pháp

Liệu pháp laser và các liệu pháp ánh sáng khác có thể giúp làm giảm sự ửng đỏ do mạch máu bị giãn.

6.3 Tránh các yếu tố gây khởi phát bệnh

Hãy cố gắng tránh các yếu tố gây khởi phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng da ửng đỏ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ có 10 năm làm việc trong lĩnh vực nhãn khoa.

Mắt bị đỏ xảy ra do các mạch máu trong mắt sưng to và dãn ra, nó biểu hiện của tình trạng bệnh lý nhãn khoa hay hệ thống. Tình trạng này có thể lành tính hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm như giảm thị lực, đau nhức mắt, cộm chói mắt,...

Tình trạng mắt bị đỏ là hiện tượng do sự giãn nở của các mạch máu nhỏ nằm giữa màng cứng và kết mạc trong mắt. Đỏ mắt có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, lành tính hoặc nghiêm trọng phụ thuộc và những triệu chứng đi kèm. Một số nguyên nhân do môi trường gây đỏ mắt như:

  • Ô nhiễm không khí
  • Khói
  • Khí hậu khô
  • Bụi bặm
  • Khí trong không khí: xăng, dung môi,...
  • Tiếp xúc với hóa chất như clo bể bơi,...
  • Phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm chống tia cực tím.

Xem thêm: Cách điều trị đau mắt đỏ

Đỏ mắt có thể là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tính chất cấp cứu phụ thuộc vào các dấu hiệu kèm theo như: tiền sử bệnh, đau nhức, giảm thị lực,... Một số bệnh phổ biến gây ra triệu chứng đỏ mắt bao gồm:

2.1 Viêm mí mắt

Viêm mí mắt cũng có thể gây ra triệu chứng đỏ mắt. Hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm mí mắt. Thông thường bệnh sẽ hồi phục khi bệnh nhân giữ vệ sinh mắt và chườm ấm.

2.2 Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là bệnh có dấu hiệu đỏ mắt, tuy nhiên loại mắt bị đỏ ít phổ biến hơn là chấm có màu đỏ như máu trong mắt. Có thể trông giống như một vết bầm tím nhỏ trên da xuất hiện sau một va chạm nhẹ, sau ho hoặc hắt hơi. Huyết áp cao hoặc sử dụng các thuốc chống đông có thể gây xuất huyết.

Thông thường xuất huyết dưới kết mạc sẽ tự hết sau 2 tuần mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, nếu cảm thấy sự khó chịu kéo dài dai dẳng hoặc đau mắt thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Hình ảnh xuất huyết dưới kết mạc

2.3 Xuất huyết dưới mắt

Xuất huyết dưới mắt xảy ra khi một mạch máu dưới bề mặt mắt bị vỡ, và máu tụ lại hình thành một mảng đỏ trên nền trắng của mắt. Đây là tổn thương thông thường, mặc dù trông có vẻ nghiêm trọng, nhưng nó không tác động lên thực lực, gây đau đớn, rò rỉ hoặc sưng lên.

Xuất huyết dưới mắt có thể diễn ra khi làm việc quá sức, ví dụng như: đi tập gym hay nâng thứ gì đó quá nặng, hay chỉ là do hắt xì hoặc ho quá mạnh,... Kể cả việc nôn cũng có thể gây xuất huyết, vì nó gây chấn thương trực tiếp cho mắt. Mảng đỏ do xuất huyết dưới mắt sẽ dần mờ đi sau vài tuần.

Xem thêm: Đau mắt đỏ cần kiêng gì? Những điều cần lưu ý

2.4 Bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là một chuỗi các bệnh gây tổn thưởng lên dây thần kinh thị giác kết nối võng mạc mắt với não bộ. Tăng nhãn áp thường xảy ra khi mắt chịu quá nhiều áp lực do chất lỏng tích tụ. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của một loại tăng nhãn áp, được gọi là tăng nhãn áp đóng góc nhọn, là mắt bị đỏ. Một số dấu hiệu khác bao gồm: thị lực mờ dần, nhìn thấy các vòng tròn trong ánh sáng, đau mắt,...

Tăng nhãn áp có thể gây ra mù lòa, vì vậy cần phải gặp chuyên gia nhãn khoa để kiểm tra toàn diện nếu có nghi ngờ đang mắc phải triệu chứng này. Tăng nhãn áp thông thường sẽ diễn ra chậm chạp, nhưng nếu mắt biến đỏ và các vấn đề thị lực xảy một cách bất ngờ, và kèm theo những triệu chứng như đau đầu và buồn nôn, thì tức là đã chuyển sang giai đoạn cấp tính. Mặc dù tăng nhãn áp thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, nhưng không loại trừ khả năng người trẻ tuổi cũng mắc căn bệnh này. Kiểm tra mắt định kỳ là biện pháp để phát hiện kịp sớm và làm chậm lại quá trình mất thị lực với sự trợ giúp của bác sĩ.

Ngoài ra, mắt bị đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác về mắt như:

  • Khô mắt
  • Dị ứng mắt
  • Sử dụng kính áp tròng
  • Mỏi mắt kỹ thuật số
  • Chấn thương mắt
  • Mới phẫu thuật mắt: LASIK, phẫu thuật thẩm mỹ mắt,...
  • Viêm màng bồ đào
  • Loét giác mạc

Sử dụng kính áp tròng có thể làm mắt bị đỏ

Các yếu tố về lối sống cũng góp phần vào nguy cơ khiến mắt bạn bị đỏ. Ví dụ như khóc nhiều, hút thuốc thuốc lá hoặc cần sa, hoặc uống nhiều đồ uống có cồn. Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, kỹ thuật số và ngủ không đủ cũng là những nguyên nhân gây ra mắt đỏ.

Xem thêm: Bị đau mắt đỏ nhỏ thuốc mỡ chlorocina-H có khỏi được không?

Một số biện pháp khắc phục tình trạng mắt đỏ do những yếu tố môi trường gây ra như:

  • Chườm ấm: Nhúng một chiếc khăn sạch hoặc 1 miếng gạc sạch vào nước ấm và vắt. Khu vực xung quanh mắt rất nhạy cảm nên bạn cần duy trì nhiệt độ hợp lý. Đặt khăn ấm trên mắt khoảng 10 phút. Nhiệt độ có thể làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng, nó cũng có thể làm tăng sản xuất chất nhờn ở mi mắt. Nó khiến mắt của bạn hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý dùng riêng khăn hoặc gạc cho mỗi bên mắt.
  • Chườm lạnh: Nếu chườm ấm không hiệu quả, có thể chườm lạnh. Nhúng khăn hoặc gạc sạch vào nước lạnh và vắt đi có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng đỏ mắt. Nó giúp giảm sưng và ngứa do kích thích. Cần chú ý tránh nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng ở khu vực xung quanh mắt có thể làm cho tình trạng trở nên tệ hơn.
  • Nước mắt nhân tạo: Nước mắt giúp làm sạch mắt và làm cho mắt hoạt động trơn tru hơn. Khô mắt ngắn hạn hay kéo dài đều có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để mắt được khỏe mạnh.
  • Dừng sử dụng kính áp tròng: Kính áp tròng có thể gây ra tình trạng đỏ mắt thường xuyên. Các chất liệu của kính áp tròng làm tăng khả năng nhiễm trùng và kích thích ở mắt. Do vậy, nếu mắt thường xuyên bị đỏ cần ngưng sử dụng kính áp tròng.
  • Chế độ ăn: Uống đủ nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước trong cơ thể. Ngoài ra, ăn quá nhiều những thức ăn có khả năng gây viêm cũng dẫn đến đỏ mắt. Những thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa, đồ ăn nhanh đều có thể gây viêm nếu bạn ăn quá nhiều. Hạn chế số lượng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng chống viêm vào chế độ ăn uống của mình. Các sản phẩm giàu omega-3 có khả năng giảm viêm, và thường được tìm thấy trong cá. Vì vậy, để mắt tốt hơn có thể bổ sung thực phẩm giàu omega-3 ví dụ như: cá hồi, và các loại hạt,...
  • Chú ý tới môi trường xung quanh: Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc khói thuốc, thì đó cũng có thể là nguồn gốc của đỏ mắt. Không khí khô, ẩm ướt và gió cũng có thể gây đỏ mắt.

Khi mắt xuất hiện bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám

Tóm lại, đỏ mắt là sự giãn nở của các mạch máu nhỏ nằm giữa màng cứng và kết mạc trong mắt. Đỏ mắt là một triệu chứng thường gặp và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau và là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý như viêm mí mắt, xuất huyết dưới kết mạc, xuất huyết dưới mắt, và bệnh nhãn áp,... Do đó, nếu áp dụng những biện pháp thông thường như chườm nóng, chườm lạnh,... mà tình trạng đỏ mắt vẫn không thuyên giảm, hơn nữa có đi kèm theo một số triệu chứng khác như đau nhức, chảy nước mắt nhiều, giảm thị lực,... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa: Đỏ mắt có thể do rất nhiều bệnh lý khác nhau gây nên trong đó có những bệnh lý nghiêm trọng, cấp tính như: Glocom góc đóng, viêm loét giác mạc...nếu không được xử trí kịp thời có thể gây mù lòa. Bởi vậy người bệnh khi có biểu hiện đỏ mắt nên đến khám sớm để được điều trị kịp thời.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về thị lực thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị sớm nhất. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói dịch vụ liên quan đến thị lực như:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề