Tại sao những người cao tuổi hay bị huyết áp

Người cao tuổi bị cao huyết áp đã và đang trở thành căn bệnh khá phổ biến. Nhưng tại sao người cao tuổi hay bị cao huyết áp? thì các chuyên gia vẫn chưa xác định được.

Như các bạn đã biết, tuổi càng cao thì sức khỏe càng giảm sút nếu chúng ta không biết cách chăm sóc đúng cách. Đặc biệt là bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi. Bởi đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đột quỵ, đau tim,...

Vậy tại sao người cao tuổi bị cao huyết áp hơn so với những lứa tuổi khác? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết ngắn dưới đây, bạn hãy tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh mãn tính này.

1. Tại sao người cao tuổi bị cao huyết áp?

Một trong những hiện tượng bất thường thường gặp ở người cao tuổi chính là đột ngột bị mờ một bên mắt. Đây chính là hiện tượng nguy hiểm đối với người cao tuổi, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi.

Tại sao người cao tuổi bị cao huyết áp [Ảnh: Internet]

Nhưng tại sao người cao tuổi bị cao huyết áp? Người cao tuổi bị cao huyết áp do các nguyên nhân sau:

Thành động mạch đã mất đi tính đàn hồi, bị lão hóa và gặp phải tình trạng xơ cứng. Điều này khiến mỡ tích tụ và bám thành từng mảnh tạo nên xơ vữa động mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra cao huyết áp chính.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này như: Môi trường sống [khói bụi, ô nhiễm không khí,...] Do sức khỏe tinh thần của con người.

Cao huyết áp ở người cao tuổi còn có thể xảy ra do người cao tuổi đang mắc phải một số bệnh lý như gout hay bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác,...

2. Cao huyết áp ở người già nguy hiểm ra sao?

Bệnh cao huyết áp được nhận định là “kẻ giết người thầm lặng” nếu không được phát hiện sớm. Được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Cụ thể:

Người cao tuổi bị cao huyết áp nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm [Ảnh: Internet]

- Suy tim: Khi huyết áp tăng cao sẽ khiến cho tim và các mạch máu phải làm việc quá sức, lâu dần dẫn đến suy tim.

- Mệt mỏi, choáng váng, dễ ngất xỉu, và khó thở.

- Làm tổn thương các mạch máu nuôi não, thậm chí làm tổn thương đến các thành mạch của các mạch máu.

-Gây tổn thương các mạch máu não, thân, mắt...dẫn đến các biến chứng như: tai biến mạch máu não, suy thận, giảm thị giác…

- Nặng hơn còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Đến đây chắc hẳn bạn đã biết được những biến chứng do bệnh cao huyết áp gây ra. Từ đó có những biện pháp khắc phục, chữa trị kịp thời.

Vì cao huyết áp ở người cao tuổi vô cùng nguy hiểm. Đọc thêm Gợi ý biện pháp điều trị cao huyết áp ở người cao tuổi hiệu quả nhất.

3. Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi

Chắc chắn đến đây bạn đã có thể nắm hiểu được phần nào lý do tại sao người cao tuổi hay bị cao huyết áp? Cũng như những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Vậy phải làm thế nào để có thể điều trị được căn bệnh này? Mặc dù chưa xác định chính xác nguyên nhân vì sao người cao tuổi bị cao huyết áp? Nhưng cách điều trị hiệu quả nhất bạn cần làm như sau:

Bạn cần phải chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn để ổn định huyết áp hàng ngày [Ảnh: Internet]

- Cần thăm khám bác sĩ thường xuyên chuyên khoa, và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

- Điều trị bằng thuốc: Nếu như những căn bệnh khác, người bị cao huyết áp sẽ phải dùng thuốc cả đời. Thế nhưng không phải vì thế mà người bệnh tự ý đi mua thuốc thay vào đó hãy sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Và trong quá trình sử dụng thuốc có bất kỳ điều gì bất thường bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương án điều chỉnh kịp thời.

- Tái khám định kỳ trong suốt quá trình điều trị.

- Thay đổi lối sống: Ví dụ như ăn nhạt, hạn chế chất béo, bỏ rượu bia, thuốc lá. Hay các chất kích thích độc hại khác, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc,…

- Tăng cường vận động hàng ngày: Hàng ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 đến 45 phút để tập thể dục.

- Giảm cân, duy trì cân nặng ở mức hợp lý nhất.

- Giữ cân bằng trạng thái, không nên quá căng thẳng- stress. Duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần.

- Trong trường hợp bạn bị cao huyết áp, thì cần phải thường xuyên đo kiểm tra huyết áp hàng ngày.

Với những thông tin được chia sẻ trên, bạn đọc đã phần nào tìm được câu trả lời cho câu hỏi. Tại sao người cao tuổi bị cao huyết áp? rồi đúng không. Hãy ghé thăm chúng tôi thường xuyên để có thêm những thông tin hữu ích, để chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình mình.

Chúng ta vẫn thường có nhiều lầm tưởng về triệu chứng và nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi, dẫn đến tình trạng cao huyết áp đã diễn ra từ lâu nhưng không được quan tâm. Cao huyết áp ở người lớn tuổi không được chữa trị và kiểm soát đã tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Càng lớn tuổi, chúng ta càng bận tâm đến các vấn đề về sức khỏe của bản thân. Bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi như: “Tôi có nên lo lắng về tăng huyết áp?”, “Làm thế nào để tự chẩn đoán tăng huyết áp?”, “Tôi có nguy cơ bị đột quỵ không? Còn đau tim thì sao?”, “Có bao nhiêu nguyên nhân tăng huyết áp?” hay thậm chí là “Thực tế thì tăng huyết áp là gì?”.

Lối sống và tính di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những mối lo lắng này. Chúng cũng hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp mà bạn hoặc người thân có thể đang phải đối mặt.

Ngoài ra, thường xuyên theo dõi huyết áp có khả năng giúp phát hiện và kiểm soát bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi ngay từ đầu cũng như các biến chứng nghiêm trọng về sau. Do đó, chúng ta cần bắt đầu tập thói quen này càng sớm càng tốt.

Bạn có thể muốn biết: Bạn đã điều trị tăng huyết áp đúng cách

Nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi

Có rất ít bằng chứng cụ thể về nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi. Một nghiên cứu được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi vẫn chưa được xác định rõ. Một giả thuyết cho rằng tăng huyết áp là hệ quả từ việc các động mạch hẹp lại do tuổi già gây ra. các mao mạch cứng sẽ gây cản trở máu lưu thông, dẫn đến áp suất do tim tạo ra để hỗ trợ máu di chuyển khắp cơ thể ngày một tăng.

Vì cao huyết áp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với người già, nên việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là cần thiết.

Theo các chuyên gia, chỉ số từ 130/80mmHg trở lên được xem là huyết áp cao. Đặc biệt, tử số [huyết áp tâm thu] lớn hơn 180 là mức cao báo động, thể hiện bạn đang trong tình trạng nguy hiểm.

Vậy, câu hỏi được đặt ra: nguyên nhân tăng huyết áp tâm thu ở người cao tuổi là gì? Một lần nữa, đáp án vẫn còn rất mơ hồ. Mặc dù theo Viện Y tế Quốc gia, huyết áp tâm thu cao là loại tăng huyết áp phổ biến nhất ở người già, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra một kết luận chắc chắn. Có đến 65% người trên 60 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp chỉ có chỉ số tâm thu cao. Điều này có nghĩa là dù huyết áp tâm trương cao hay không, chỉ cần huyết áp tâm thu cao là đủ để kết luận bạn đang trong tình trạng cao huyết áp.

Tương tự như nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi, triệu chứng tăng huyết áp cũng rất khó để xác định đúng. Trên thực tế, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ [AHA] đã đưa ra một số dẫn chứng từ thực tế để đính chính lại những quan niệm sai lầm mà mọi người hay truyền tai nhau về các triệu chứng tăng huyết áp.

Cao huyết áp không gây đau đầu

Một nghiên cứu về thần kinh học cho thấy những người bị huyết áp tâm thu cao ít bị đau đầu. Trong khi các nhà nghiên cứu y khoa chưa đi đến một kết luận dứt khoát, họ vẫn tin vào giả thiết cao huyết áp biểu hiện cho việc mạch máu xơ cứng. Khi ấy, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ rất khó khăn, dẫn đến tình trạng các đầu dây thần kinh sẽ không hoạt động đúng chức năng hoặc kém nhạy bén hơn. Do đó, con người sẽ ít cảm thấy đau.

Chảy máu cam không phải là triệu chứng cao huyết áp

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ lưu ý rằng chảy máu cam có khả năng là sự trùng hợp ngẫu nhiên ở những người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, chảy máu cam có thể là tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như ibuprofen hoặc warfarin.

Chóng mặt không thuộc danh sách triệu chứng huyết áp cao

Thực tế, chóng mặt có khả năng là tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cảnh báo rằng chóng mặt đột ngột và mất cân bằng cùng lúc có nguy cơ là dấu hiệu đột quỵ và cần được lưu ý ngay lập tức.

Mặc dù thực tế triệu chứng cao huyết áp khá mơ hồ, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vẫn có thể chỉ ra một số dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp ác tính. Tình trạng này xảy ra khi chỉ số tâm thu cao hơn 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương đạt từ 110mmHg trở lên. Một số triệu chứng của tăng huyết áp ác tính bao gồm đau đầu dữ dội, lo lắng, khó thở và đôi khi là chảy máu cam.

Ảnh hưởng của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Hậu quả của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi khá phức tạp và nghiêm trọng. Nó có nguy cơ gây vỡ mạch máu trong não hay mắt dẫn đến đột quỵ hoặc suy giảm thị lực. Các động mạch xơ cứng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hoạt động của tim và thận. Tệ nhất, đột tử hay suy tim cũng có khả năng xảy ra.

Phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp đơn giản dành cho những người nghi ngờ bản thân đang phải đối mặt với bệnh lý này.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Mách bạn vài cách điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.

Giảm hàm lượng hấp thụ natri [muối]

Theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe Quốc gia, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng tối đa một muỗng cà phê muối.

Theo dõi cân nặng

Thừa cân là một trong số các nguyên nhân tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn là tiền đề cho bệnh đái tháo đường và cholesterol cao. Sự chênh lệch vài kilogram cũng có thể tạo nên sự khác biệt.

Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn

Rượu được hấp thụ có kèm theo một lượng calo nhất định tác động đến trọng lượng cơ thể. Đàn ông chỉ nên uống hai ly mỗi ngày, trong khi với phụ nữ chỉ nên một ly.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá gây tổn hại đến các mạch máu, đồng thời khiến chúng xơ vữa.

Tập thể dục

Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể chất sẽ hỗ trợ việc cải thiện sức khỏe rất nhiều. Bạn có thể thực hiện những bài tập như đạp xe, đi bộ…

Với triệu chứng và nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi chưa được xác định rõ ràng, điều cần thiết là người cao tuổi duy trì lối sinh hoạt lành mạnh và thường xuyên kiểm tra huyết áp cơ thể bằng máy đo.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề