Bật máy lạnh bao lâu mới lạnh

Một số máy lạnh có chế độ làm lạnh nhanh, thường gọi là "Powerful Mode", "Powerful", "Hi Power" hoặc một chữ gì đó tương tự. Nếu máy lạnh của bạn hỗ trợ chế độ này, có thể bật nó lên để phòng lạnh nhanh hơn.


Kéo rèm nếu phòng đang bị chiếu nắng

Một căn phòng đang bị nắng chiếu vào, ví dụ như căn hộ chung cư hướng về phía Tây [như nhà mình], sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm lạnh. Vẫn sẽ lạnh đấy nhưng lâu, vậy nên bạn hãy kéo rèm lại để trợ giúp cho máy lạnh nhé. Nắng chiều là cái kinh khủng nhất với máy lạnh chứ nắng sáng sớm thì không sao, có thể để rèm mở thoải mái cũng được.

Tắt quạt

Mình để ý là khi phòng bật quạt, đặc biệt là quạt trần, thì sẽ lâu lạnh hơn dù máy lạnh đã mở hết công suất. Có vẻ như không khí chuyển động hay bị trao đổi thế nào đó mà luồng hơi lạnh không phát huy được tác dụng của mình. Này chỉ là kinh nghiệm của mình, mời anh em chia sẻ thêm, anh em nào biết lý do thì giải thích giúp mình với nhé.


Bản thân bạn cũng nên từ từ

Thật ra nhiều khi do bạn nóng vội quá, vượt cả công suất làm lạnh của máy lạnh chứ không gì cả :D cứ bình tĩnh đợi một tí để máy lạnh nó hoạt động và rồi sẽ mát thôi. Bản thân bạn nóng quá thì sẽ cảm thấy thời gian như dài ra và mình như đang nóng hơn.


Mở máy lạnh khi ngủ có tốt không? Sleep mode là gì, sử dụng sleep mode có tốt không?

Khác với mức nhiệt độ nêu trên, để có một giấc ngủ ngon các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 19 đến dưới 24 độ. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Nhiệt độ ở Việt Nam dao động khá lớn với nhiệt độ trung bình 27,5 độ nên để có được nhiệt độ nói trên chúng ta cần dùng tới điều hòa.


Hiện nay, rất nhiều loại điều hòa có trang bị sleep mode. Sleep mode là chức năng mà máy lạnh sẽ tự động điều chỉnh tăng một độ mỗi giờ khi chúng ta ngủ. Lý do là khi ngủ, thân nhiệt sẽ giảm dần do cơ thể đang trong giai đoạn hồi phục và tái tạo, ít có nhu cầu tỏa nhiệt hơn khi hoạt động ban ngày, và với sự tăng dần của nhiệt độ từ từ cho đến sáng là một cách thông báo với cơ thể rằng buổi sáng sắp đến và khi thức dậy bạn sẽ không bị “choáng” với nhiệt độ bên ngoài phòng ngủ. Dùng sleep mode khi ngủ, chúng ta sẽ có một giấc ngủ ngon hơn khi nhiệt độ phòng được điều chỉnh theo nhiệt độ của cơ thể. Và do nhiệt độ được điều chỉnh tăng dần nên với chế độ này, tiền điện sẽ giảm được một ít mỗi tháng. Vừa khỏe, vừa rẻ! 😁

Tuy nhiên, với những người nhạy cảm với nhiệt độ, nếu bạn bị giật mình bởi sự thay đổi nhiệt độ khi đang ngủ thì đáng tiếc rằng chế độ này không dành cho bạn. Cá nhân mình thử sử dụng sleep mode khi ngủ thì giấc ngủ sâu hơn và không còn giật mình dậy để đi tăng nhiệt độ vì cảm giác “lạnh thấu xương” giữa đêm nữa. Ngoài ra khi ngủ với máy lạnh, cần phải đảm bảo cơ thể đủ nước khi đi ngủ vì điều hòa làm không khí trong phòng trở nên khô hơn rất nhiều. Nếu bạn cảm thấy khô họng khi ngủ thì đó là do không khí quá khô, dịch trong cơ thể bị rút ra ngoài. Để tránh tình trạng này, để một xô nước hoặc một ly nước trong phòng hoặc không dùng máy lạnh vào những ngày mát mẻ sẽ đỡ hơn. 🆒

Những điều có thể làm giúp gia tăng tuổi thọ của máy điều hòa

Một trong những thói quen xấu đã nêu phía trên đó là chỉnh điều hòa ở mức rất thấp khi mới vào phòng, điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến “sức khỏe”máy điều hòa vì khoảng thay đổi nhiệt độ quá lớn. Ngoài ra thói quen này còn làm tăng số tiền điện mỗi tháng của bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng những tính năng có sẵn như Hi-power để tăng công suất hay chế độ Dry để giảm độ ẩm trong phòng [không khí càng khô, càng cảm thấy lạnh],…


Thời tiết oi nóng việc bật điều hòa để làm mát là điều kiện lý tưởng để có những giấc ngủ, giây phút thư giãn tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, nắng nóng kéo dài thì nhiều gia đình băn khoăn không biết có nên bật điều hòa 24/24 giờ không, bật 1 ngày tối đa bao nhiêu tiếng để tiết kiệm điện năng, bảo vệ máy mà vẫn có không gian mát mẻ. Cùng META tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!

Nên duy trì nhiệt độ bao nhiêu để bảo vệ sức khỏe?

Nhiều người có thói quen để nhiệt độ lạnh ngay từ ban đầu và để nguyên cài đặt trong suốt thời gian dài. Việc này có thể giúp nhiệt độ giảm sâu tuy nhiên duy trì trong thời gian dài có thể gây lạnh hoặc tiêu hao nhiều điện năng gây lãng phí.

Theo nhiều khuyến cáo thì với khí hậu như Việt Nam, các hộ gia đình nên để điều hòa ở 26 - 28 độ C, hoặc thậm chí là 29 độ C vào ban đêm sẽ giúp tiết kiệm tối đa tiền điện mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Cần lưu ý rằng trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nếu bật nhiệt độ phòng quá thấp mà thường xuyên phải đi ra, đi vào sẽ khiến xảy ra tình trạng mất căn bằng nhiệt, gây cảm lạnh hoặc thậm chí là sốc nhiệt.

Có nên bật quạt khi dùng điều hòa?

Nhiều người truyền tai nhau việc bật quạt khi đang dùng điều hòa để không khí được mát và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc này có thực sự hiệu quả không hay vô tình làm tiêu tốn thêm điện năng? Theo kinh nghiệm và đánh giá của nhiều chuyên gia điện lạnh thì việc bật quạt khi sử dụng máy lạnh hay không còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện căn phòng, ví dụ như phòng của bạn có bị ánh nắng chiếu vào trực tiếp không, có nằm áp mái không, diện tích rộng không, và có nhiều đồ vật gây cản không khí lưu thông hay không...

Tuy nhiên, nhìn chung, việc bật quạt khi sử dụng điều hòa là hợp lý và không gây tốn điện hơn. Lý do là vì quạt sẽ giúp lưu thông khí mát trong phòng được tốt hơn, giúp cho những nơi có không khí nóng được làm mát sẽ giảm tải công việc cho chiếc điều hòa.

Nếu bạn để ý sẽ thấy dù điều hòa có cánh tản và quạt gió giúp đẩy khí mát đi trên diện rộng, tuy nhiên sức gió và tầm hoạt động của điều hòa không thể hiệu quả bằng quạt điện, đặc biệt là quạt trần. Do vậy, nên sử dụng kết hợp điều hòa và quạt gió trong mọi thời điểm để tối ưu hóa khả năng của cả hai.

 Xem thêm

Nên dùng điều hòa bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Việc sử dụng điều hòa 1 ngày mấy tiếng là thích hợp thì còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thói quen sinh hoạt của gia đình. Trong những ngày oi bức, nhiệt độ lên tới 39, 40 độ C như đợt nắng nóng đỉnh điểm, bạn có thể phải bật điều hòa từ 15 - 20 tiếng mỗi ngày.

Vào những ngày mát, tần suất sử dụng điều hòa có thể giảm xuống 8 - 10 tiếng/ngày và nên thay thế điều hòa bằng các quạt hoặc máy làm mát, mục đích để giảm lượng điện năng tiêu thụ, chi phí sinh hoạt của gia đình bạn cũng như tránh khô da, khô mũi, giảm mệt mỏi do ngồi điều hòa quá lâu.

>> Xem chi tiết: Làm gì nếu cảm thấy mệt mỏi khi sử dụng điều hòa nhiệt độ?

Trở lại với vấn đề có nên bật điều hòa 24/24 giờ không? Thì theo chuyên gia trong lĩnh vực điện lạnh cho biết "Cần phân biệt giữa máy điều hòa biến tần và máy điều hòa kiểu cũ, không biến tần."

Với máy điều hòa biến tần có thể chạy liên tục từ khi mở máy cho đến khi tắt máy. Máy điều hòa kiểu cũ, không biến tần thì khi chạy, khi nghỉ [tức là chế độ chạy liên tục nhưng có thời gian ngắt nghỉ]. Trong những ngày quá nóng máy điều hòa không biến tần có thể làm việc liên tục 24/24 giờ. Tuy nhiên, khi chạy liên tục, tuổi thọ của máy sẽ giảm so với việc được nghỉ ngơi.

Nếu gia đình bạn đang sử dụng điều hòa kiểu cũ không biến tần mà sử dụng liên tục thì khả năng phải sửa chữa trong thời điểm nắng nóng là rất cao. Do vậy chúng ta nên tranh thủ những thời điểm không khí dịu mát như sáng sớm, hay những lúc có mưa dông để tắt điều hòa cho máy nghỉ ngơi.

Lưu ý rằng việc sử dụng điều hòa quá lâu với cả người lớn và trẻ em đều không tốt, không nên bật điều hòa và ngủ quá 8 tiếng vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có nên tắt điều hòa mỗi khi rời khỏi phòng?

Nhiều người cho rằng việc để điều hòa chạy liên tục khi không có người trong phòng sẽ gây lãng phí điện năng. Liệu điều này có đúng không? Thực tế, khi ra khỏi phòng trong thời gian dài thì bạn nên tắt để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Nhưng trong trường hợp bạn chỉ rời phòng trong ít phút thì việc tắt điều hòa lại không phải là giải pháp tối ưu.

Bởi vì giai đoạn khởi động bắt đầu làm mát là thời điểm tiêu tốn nhiều điện năng nhất, nên bạn có thể cân nhắc không tắt khi rời phòng trong thời gian ngắn mà nhiệt độ ngoài trời cao. Dù chỉ 5 - 10 phút tắt điều hòa cũng khiến mức nhiệt trong phòng thay đổi đáng kể, lúc bật lại thì điều hòa phải làm mát từ đầu với công suất cao nhất.

Lưu ý khi sử dụng điều hòa cho bà bầu, trẻ sơ sinh

Khi sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh thì các mẹ cũng nên lưu ý khi cài đặt nhiệt độ để hạn chế viêm phổi, các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Nhiệt độ lý tưởng là khoảng 28 - 30 độ C. Trẻ lớn hơn thì nhiệt độ có thể thấp hơn.

Với phụ nữ đang mang thai cũng nên lưu ý nhiệt độ điều hòa vì không nên bật nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo nhiều chuyên gia điện lạnh thì chúng ta nên bật thêm quạt thông gió để không khí lưu thông. Hoặc bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng, phơi một khăn ướt thấm nước hoặc dùng máy tạo độ ẩm để điều hòa không khí, không gây khô da.

 Xem thêm

Trên đây là những thông tin tham khảo để sử dụng điều hòa đạt hiệu quả tốt nhất, đảm bảo phục vụ nhu cầu cuộc sống thoải mái, tiết kiệm điện năng cũng như bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Nếu còn băn khoăn gì thì bạn hãy để lại thông tin META.vn sẽ giải đáp giúp bạn!

>> Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề