Tại sao nước ăn chân

Mùa mưa lũ, do hệ thống thoát nước của Việt Nam còn kém nên nước thường bị ngập úng trong một khoảng thời gian dài. Điều này khiến nước bị nhiễm khuẩn, nhất là những nơi có cống rãnh, bùn lầy…

Sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, lội bì bõm suốt ngày trong nước bẩn…..khiến con người mắc bệnh. Căn bệnh đặc trưng do nước bẩn gây nên là nấm kẽ chân [dân gian thường gọi là bệnh nước ăn chân].

Bệnh này cũng xảy ra ở những người làm các công việc tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, tất bít kín như: công nhân trong các xí nghiệp chế biến hải sản, công nhân rửa chai, lọ….

Những ai đã từng một lần bị nước ăn chân thì mới hiểu hết nỗi khổ bởi sự phiền toái do ngứa ngáy gây nên.

Nước ăn chân – căn bệnh đặc trưng trong mùa mưa lũ [Ảnh minh họa]

Cần làm gì để tránh căn bệnh này? Khi bị bệnh thì chữa trị ra sao? Benh.vn sẽ giải đáp cho chúng ta những thắc mắc này.

Bệnh nước ăn chân là gì

Bệnh nước ăn chân [còn gọi là nấm kẽ chân] là bệnh nhiễm khuẩn nấm trên da dẫn đến ngứa ngáy, bong da và đau rát vùng da bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây bệnh

– Lây truyền ở những khu vực ẩm ướt do đi chân trần.

– Do nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây nên.

-Có trường hợp do Epidermophyton Floccosum gây nên.

Triệu chứng bệnh

– Tróc vảy khô, ngứa ngáy, khó chịu ở chân.

– Lên mụn nước hoặc viêm các kẽ ngón.

– Vị trí thường gặp ở kẽ của ngón chân giữa, ngón chân áp út.

– Lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới da đỏ ướt.

– Lòng bàn chân và các cạnh ngoài của bàn chân có mụn nước hoặc da màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn, nhưng cũng có thể tạo một mảng lớn trùm cả bàn chân.

– Trường hợp bị bội nhiễm chân sưng tấy đỏ, có mủ,  gây sốt và nổi hạch ở bẹn.

                        Bệnh nước ăn chân [Ảnh minh họa] 

Cách phòng bệnh

– Sử dụng ủng bảo hộ khi bị ngập nước.

– Giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón vì chân thường rất ẩm và bẩn, thuận lợi cho vi trùng phát triển.

– Sau khi lội nước bẩn, cần rửa chân kỹ bằng nước sạch, sau đó lau khô bằng khăn, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân.

– Khi thấy các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ, không gãi vì móng tay sắc và bẩn có thể làm sây sát chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn.

– Không đi tất, giày, dép chung với người bệnh.

– Nếu gia đình có người bị “nước ăn chân” cần phải cách ly không để lây nấm sang người khác.

– Chọn tất có chất liệu thấm hút tốt, và nên thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày.

– Nên giặt tất với nước nóng và phơi giày dưới ánh mặt trời để “tiêu diệt” vi khuẩn.

– Không nên đi giày nhiều vì gây bí khiến chân ẩm ướt.

Điều trị theo phương pháp dân gian

Lá trầu không 

Lá trầu  không có chất kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm. Người ta thường dùng nước lá trầu làm thuốc sát khuẩn rửa vết thương, chữa bỏng và lở loét.

Dùng lá trầu không rửa sạch, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc vắt lấy nước ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh.

Lá trầu không chữa bệnh nước ăn chân [Ảnh minh họa] 

Phèn chua

Phèn chua rang nóng tán thành bột, hoàng đằng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch,  kín. Khi bị “nước ăn chân”,  lấy bột này rắc vào các kẽ ngón sẽ giảm  ngứa, loét và khỏi dần.

Gừng

Gừng là một “vị thuốc” hữu hiệu trong việc điều trị chứng nước ăn chân. Sau khi đun sôi một nồi nước, đập nhỏ một nhánh gừng cho vào nồi nước sôi, đun tiếp 20 phút nữa. Sau khi  nước nguội, dùng để ngâm chân 2 lần/ngày bệnh sẽ nhanh chóng biến mất.

Dấm  

Trong thành phần của dấm có những chất có thể “trị” được những loại nấm gây nên chứng bệnh nước ăn chân.

Trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ. Sau đó, dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 – 15 phút. Điều trị trong khoảng từ 3 đến 5 ngày bệnh sẽ khỏi.

Điều trị theo phương pháp y học

Khi bị nước ăn chân, người bệnh có thể bôi một trong số các thuốc sau :

–  BSI 2%.

–  ASA.

–  Castellami.

–  Nizoral.

–  Calorem.

Sử dụng thuốc đặc trị bệnh nấm kẽ chân [Ảnh minh họa]

– Sử dụng các dung dịch màu như : xanh Methylen, màu tím Gentian, màu đỏ Fuschin để sát khuẩn và khô mủ.

– Khi bị tổn thương nặng : kết hợp với thuốc chống nấm như Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal .

– Nếu có mủ, đau nhức thì phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm.

Lưu ý :

Khi bị nước ăn chân cần duy trì ngâm vùng da bị bệnh vào dung dịch thuốc tím được pha loãng từ 2 – 3 lần, hoặc nước muối 9% và giữ gìn chân thông thoáng, sạch sẽ. Nếu thấy bệnh không khỏi, cần đến các trung tâm da liễu để khám và điều trị.

Benh.vn  

Nấm kẽ chân hay còn được gọi là bệnh nước ăn chân là một trong số những căn bệnh thường xảy ra vào mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc phải.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu tất tần tật thông tin liên quan đến bệnh nấm kẽ chân mà nhiều người gặp phải trong bài viết bên dưới.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm kẽ chân

Tình trạng nấm kẽ chân có thể do một số loại nấm như Epidermophyton Floccosum, Trichophyton Mentagrophytes hay Trichophyton Rubrum… gây ra. Những loại nấm này tồn tại vô hại trên da người khi da khô và sạch sẽ nhưng trong điều kiện ấm và ẩm ướt, chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng.

Sau đây là một số nguyên nhân xúc tác quá trình sinh sôi các loại nấm:

  • Nhiễm trùng da khi bị thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào các khe hở hoặc vết thương nhỏ.
  • Lan truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh như đạp phải mảnh da nhiễm trùng trong phòng tắm hoặc tiếp xúc với quần áo, tất, giày của người bệnh.
  • Giày hoặc vớ ẩm là môi trường hoàn hảo để các nấm kẽ chân sinh sôi và lây lan do nấm cần độ ẩm và hơi ấm để làm việc đó.
  • Ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài cũng có nguy cơ bị nấm kẽ chân, đó là lý do mà bệnh còn tên gọi khác là nước ăn chân.

Triệu chứng khi bị nước ăn chân

Tình trạng nấm kẽ chân sẽ xuất phát từ các kẽ giữa của ngón chân, thường là ngón thứ ba và thứ tư. Vùng da bị nấm sẽ đỏ lên và có những biểu hiện như:

  • Ngứa
  • Châm chích hoặc bỏng rát
  • Khô và đóng vảy
  • Bong tróc
  • Nứt

Nếu tình trạng không được điều trị sẽ có thể bị mụn nước, đóng mủ, sưng tấy và lây lan ra nhiều vùng khác của bàn chân như lòng bàn chân hay mặt bên của bàn chân, thậm chí là lan rộng ra tay, gây ra nấm kẽ tay. Nghiêm trọng nhất là gây ra các vết loét hở trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh trên da, ảnh hưởng chung đến sức khỏe.

Hầu hết các trường hợp nấm kẽ chân nhẹ thì có thể điều trị tại nhà và không cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Sau đây là một số phương pháp điều trị tại nhà có thể áp dụng:

1. Sử dụng thuốc bôi không kê đơn

Một số loại thuốc chống nấm thoa trực tiếp lên da có thể tham khảo như:

  • Clotrimazole
  • Econazole
  • Ketoconazole
  • Miconazole
  • Terbinafine
  • Sulconazole

2. Điều trị nấm kẽ chân bằng tỏi

Tỏi là loại thuốc bôi trị nấm da chân hiệu quả. Một vài nghiên cứu phát hiện ra rằng dẫn xuất của tỏi có thể chữa khỏi bệnh chỉ sau vài ngày. Hãy nghiền nát 4-5 tép tỏi và chà xát lên khu vực bị nấm để điều trị bệnh nấm kẽ chân. Với công thức này, bạn nên làm 2 lần mỗi ngày.

3. Tắm muối biển

Muối biển là một phương pháp điều trị tự nhiên dành cho bệnh nấm kẽ chân. Bởi vì muối biển có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có thể ức chế sự phát triển và lây lan của của nấm kẽ chân.

4. Dầu cây tràm trà

Dầu tràm trà có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn nên thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do nấm. Hãy pha trộn dầu dừa và dầu cây trà với nồng độ dầu cây trà từ 25 đến 50%, sau đó thoa lên vùng da kẽ chân bị nấm 2 lần/ngày.

5. Giữ chân khô ráo và sạch sẽ

Nếu bị nấm kẽ chân, ngoài việc áp dụng các cách chữa nấm kẽ chân kể trên, bạn hãy:

  • Thường xuyên rửa chân bằng xà phòng và nước
  • Ngâm chân trong nước muối hoặc giấm pha loãng để làm sạch mụn nước
  • Đảm bảo chân khô hoàn toàn sau khi rửa, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân
  • Mang vớ cotton sạch và thay mỗi ngày
  • Sử dụng những đôi giày thông thoáng, cho chân thở để giúp giải quyết bệnh nấm kẽ chân nhanh chóng hơn.

Bị nước ăn chân: Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?

Nếu như việc tự điều trị ở nhà bằng các phương pháp tự nhiên mà tình trạng nấm kẽ chân không thuyên giảm trong vòng 2 tuần và có dấu hiệu lây lan, hãy đến thăm khám và tư vấn bác sĩ.

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bị nấm kẽ chân vì sẽ rất dễ xảy ra các nhiễm trùng như mẩn đỏ quá mức, sưng tấy, tiết dịch hoặc sốt gây nguy hiểm.

Phòng ngừa nấm kẽ chân

Bí quyết để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh nấm kẽ chân là luôn giữ cho bàn chân, giày, vớ sạch và khô. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng để phòng ngừa bệnh nấm kẽ chân, bạn có thể thử một vài biện pháp sau:

  • Rửa chân 2 lần/ngày bằng nước và xà phòng nhằm đảm bảo giữa các kẽ chân luôn sạch sẽ
  • Lau khô chân sau khi rửa và giữ chân khô ráo
  • Cởi giày và vớ ngay sau khi tập thể dục xong để chân không bị ẩm
  • Đảm bảo chân khô trước khi sử dụng bất kỳ loại vớ nào
  • Hãy sử dụng các loại vớ có chất liệu hút ẩm tốt
  • Khi đi dạo quanh các hồ bơi công cộng, phòng thay đồ và khu vực tắm chung, hãy mang dép để giúp hạn chế nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh
  • Không dùng chung giày dép
  • Giặt khăn trải giường và khăn tắm thường xuyên.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về bệnh nấm kẽ chân và các khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề