Ý nghĩa của câu chuyện Mồ Côi xử kiện là gì

Trang chủ » Lớp 3 » VNEN tiếng việt 3

2. Quan sát tranh, dựa vào câu chuyện Mồ Côi xử kiện, thảo luận về nội dung từng đoạn theo gợi ý dưới đây:

  • Trong tranh có những người nào?
  • Họ đang làm gì? hoặc nói gì?

Bài làm:

  • Tranh 1: Trong khi Mồ Côi đang uống trà thì người chủ quán dẫn bác nông dân đến công đường, nhờ Mồ Côi xử tội bác nông dân đã đến quán hít hết mùi thơm của thức ăn.
  • Tranh 2: Bác nông dân đưa hai đồng cho Mồ Côi với vẻ ấm ức và ngạc nhiên.
  • Tranh 3: Mồ Côi yêu cầu bác nông dân bỏ hai đồng vào bát và xóc đủ mười lần trong sự ngạc nhiên của ông chủ quán.
  • Tranh 4: Sau khi nghe đủ hai mươi tiếng bạc, đành ra về trong sự thẹn thùng. Còn bác nông dân thì cảm ơn và vô cùng thán phục Mồ Côi. 

Lời giải các câu khác trong bài

1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.

Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường.

Chủ quán thưa :

– Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ Ngài xét cho.

2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:

– Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.

Mồ Côi bảo :

– Nhưng bốc có hít hương thơm thức ăn trong quán không ?

Bác nông dân đáp :

– Thưa có.

Mồ Côi nói :

– Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu ?

– Thưa Ngài, hai mươi đồng.

– Bác hãy đưa hai mươi đồng đây, tôi phân xử cho !

Nghe nói, bác nông dân giãy nảy :

– Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.

– Bác cứ đưa tiền đây. 

3. Bác nông dân ấm ức :

– Nhưng tôi chỉ có hai đồng.

– Cũng được – Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:

– Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe.

Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo, Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán :

– Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.

Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử.

Truyện cổ tích Nùng

Cách đọc

Đọc đúng các kiểu câu, chú ý phân biệt được lời dẫn truyện và lời nhân vật [chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi]. Giọng chủ quán vu vạ, thiếu thật thà. Giọng bác nông dân phân trần, thật thà, ngạc nhiên. Giọng Mồ Côi nhẹ nhàng, thản nhiên, khi nghiêm nghị, khi giấu nụ cười hóm hỉnh. Đọc bài với giọng đọc vừa phải, đọc chậm rãi. Biết ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ thái độ của các nhân vật.

Gợi ý cảm thụ

Mồ Côi xử kiện là truyện cổ thể hiện tài trí dân gian, nói lên ước mơ của nhân dân được sống trong một xã hội công bằng.

Trước hết, ta hãy nói về nhân vật chính trong truyện với cái tên rất đặc biệt: Mồ Côi. Mồ Côi là người bị mất cha, hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ khi còn bé. Chàng trai trong truyện bị mất cả cha lẫn mẹ nên được đặt tên là Mồ Côi. Tên này thành tên riêng của chàng nên được viết hoa. Theo lời dẫn truyện, chàng được dân làng tin cậy giao cho việc xử kiện. Còn tại sao chàng được tin cậy thì người kể chuyện không nói rõ. Đó là cách để lôi cuốn người đọc vào câu chuyện. Mồ Côi đã xử kiện như thế nào để được dân tin cậy giao cho việc quan trọng như vậy ?

Nhân vật thứ hai là chủ quán. Chủ quán kiện bác nông dân về tội bác vào quán hít mùi thức ăn : mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.

Vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục.

Lí lẽ của bác nông dân rất đơn giản : bác chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn cơm nắm, và không mua gì. Bác nhận là bác có hít mùi thơm của thức ăn trong quán.

Mồ Côi đã xử như sau : Trước hết, bác nông dân phải bồi thường 20 đồng để quan toà phân xử. Bác nông dân giãy nảy lên vì bác không hề đụng chạm vào thức ăn, sao lại phải trả tiền. Mâu thuẫn trở nên căng thẳng hơn. Mồ Côi yêu cầu bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần để đủ số tiền 20 đồng. Cuối cùng, chàng tuyên bố : Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “hít mùi thịt”, một hên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.

Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc là rất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm. Lời phán của chàng dõng dạc, rõ ràng và giấu một nụ cười hóm hỉnh. Cách lập lí của chàng thực sự thông minh, nhanh trí khiến tên chủ quán đành chịu thua. Truyện kết thúc có hậu mang lại tiếng cười sảng khoái và niềm hân hoan vui sướng của tất cả mọi người. Bác nông dân vô tội chiến thắng, kẻ tham lam bị vạch mặt, thật đúng là “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Bác nông dân thật thà được thấy chàng Mồ Côi phán xử hay như thế nào. Tình huống của câu chuyện này có thể xác nhận một châm ngôn sống : “Thật thà là cha quỷ quái”.

Các em có thể đặt một số nhan đề khác cho truyện như : “Vị quan toà thông minh”, “Phiên xử thú vị”, “Bẽ mặt kẻ tham lam”, “Ăn “hơi” trả tiếng”,…

XEM THÊM BÀI BA ĐIỀU ƯỚC TẠI ĐÂY

Related

Nội dung bài Tập đọc Mồ Côi xử kiện

Mồ Côi xử kiện

1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.

Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:

– Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho.

2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:

– Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.

Mồ Côi bảo:

– Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không?

Bác nông dân đáp:

– Thưa có.

Mồ Côi nói:

– Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?

– Thưa Ngài, hai mươi đồng.

– Bác hãy đưa hai mươi đồng ra đây, tôi phân xử cho!

Nghe nói, bác nông dân giãy nảy:

– Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?

– Bác cứ đưa tiền đây.

3. Bác nông dân ấm ức:

– Nhưng tôi chỉ có hai đồng.

– Cũng được – Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:

– Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe.

Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:

– Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.

Nói xong Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử.

TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG

– Công đường: nơi làm việc của các quan.

– Bồi thường: đền bù bằng tiền của cho người bị hại.

Hướng dẫn giải bài Tập đọc Mồ Côi xử kiện

Câu 1

Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện, chú ý lời của chú quán.

Trả lời:

Chủ quán kiện bác nông dân về việc bác ta đã vào quán hít hết mùi thơm của các món ăn như: lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.

Câu 2

Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện, chú ý lời giãi bày của bác nông dân.

Trả lời:

Câu sau đây nêu rõ lí lẽ của bác nông dân: “Tôi vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.”

Câu 3

Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện và làm phép tính: 2 đồng bạc nhân với 10 lần xóc.

Trả lời:

Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần để cho chủ quán nghe đủ tiếng kêu của số tiền 20 đồng mà ông ta đòi bồi thường.

Câu 4

Em hãy thử đặt một tên khác cho truyện:

Gợi ý:

– Một vụ kiện lạ.

– Sự công bằng.

Nội dung: Với cách xử kiện thông minh, tài trí và công bằng, Mồ Côi đã bảo vệ bác nông dân thật thà thoát khỏi sự lừa bịp, dối trá của tên chủ quán.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Mồ Côi xử kiện

Chọn đáp án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luônTrắc nghiệm bài Mồ Côi xử kiện trực tuyến.

1. Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào?

a. Dân tộc Chăm

b. Dân tộc Kinh

c. Dân tộc Nùng

2. Vì sao Mồ Côi lại được giao cho việc xử kiện?

a. Vì Mồ Côi tài giỏi.

b. Vì Mồ Côi được nhân dân tin cậy.

c. Vì vùng đó không có người làm quan.

3. Người chủ quán đã kiện bác nông dân vì chuyện gì?

a. Bác nông dân ăn thức ăn trong quán mà không trả tiền.

b. Bác nông dân vào quán mà không mua gì.

c. Bác nông dân hít mùi thơm của thức ăn trong quán mà không trả tiền.

4. Người chủ quán muốn bồi thường như thế nào?

a. Hai mươi đồng

b. Một con vịt

c. Trả tiền cho một bữa ăn

5. Bác nông dân dùng lí lẽ gì để đáp lại lời buộc tội của người chủ quán?

a. Người nông dân nói rằng mình không có tiền để trả.

b. Bác nói chỉ ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm mà không mua gì cả.

c. Bác hoảng hốt không nói được gì trước lời buộc tội của chủ quán.

6. Mồ Côi đã làm gì với hai đồng tiền của bác nông dân?

a. Đưa thẳng cho người chủ quán.

b. Xem như đó là tiền công xử kiện của mình.

c. Cho tiền vào bát, úp lại và đưa cho bác nông dân xóc.

7. Mồ Côi bảo bác nông dân xóc đồng bạc đủ mười lần để làm gì?

a. Để chủ quán nghe tiếng xóc tiền.

b. Để Mồ Côi được nghe thấy tiếng xóc tiền.

c. Để nhân số tiền hai đồng thành hai mươi đồng.

d. Để cả hai bên được đền bù giống nhau, thay vào đó bác nông dân không bị mất tiền.

8. Con hãy nối tên và tính cách của mỗi nhân vật thích hợp trong truyện:

Mồ Côi

thật thà, ngay thẳng, hiền lành

Chủ quán

cương trực, thông minh, biết lẽ phải.

Bác nông dân

gian ác, xảo quyệt và mưu mô.

9. Dòng nào giải thích đúng ý nghĩa của từ “ công đường”?

a. Là nơi ở của quan.

b. Là nơi làm việc của quan.

c. Là nơi gặp gỡ của dân chúng.

10. Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện này là gì?

a. Ca ngợi sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.

b. Phê phán tên chủ quán tham lam, gian xảo.

c. Ca ngợi bác nông dân hiền lành, thật thà.

Video liên quan

Chủ Đề